Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm bao gồm hướng dẫn viết cùng 28 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm
Dàn ý Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm
Để viết đoạn văn 5-7 câu sao cho đúng và đủ ý, các em cần lưu ý các nội dung có thể nêu trong đoạn văn:
Bạn đang xem: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm (28 mẫu)
– Chia sẻ với nhà văn tình cảm xót thương dành cho cô bé bán diêm.
– Nỗi buồn đau trước sự thờ ơ, vô cảm của con người.
– Cùng nhà văn viết một đoạn kết khác cho câu chuyện.
– Kể với nhà văn về một điều tốt đẹp mà câu chuyện mang tới cho em.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 1
Gửi tác giả An-đéc-xen, cháu là một độc giả trung thành của ông. Cháu đã đọc được khá nhiều các tác phẩm của ông. Nhưng có lẽ, Cô bé bán diêm là truyện mà cháu cảm thấy yêu thích nhất. Với tác phẩm này, nhà văn đã khiến cho mỗi độc giả khi đọc đều cảm thấy xót xa, đồng cảm với số phận bất hạnh của cô bé bán diêm. Không chỉ vậy, cháu còn cảm thấy căm ghét một xã hội vô cảm, những con người thờ ơ đã gián tiếp gây ra cái chết của cô bé. Kết thúc của truyện đã để lại ấn tượng mạnh mẽ. Hình ảnh cô bé bán diêm khi chết nhưng không hề đem đến cảm giác sợ hãi. Mà ngược lại giúp người đọc có thêm niềm tin về hạnh phúc của cô bé ở một thế giới khác cùng với người bà nhân hậu của mình. Cảm ơn tác giả đã đóng góp một tác phẩm hay vào nền văn học thế giới.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 2
Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm. Cháu đã đọc rất nhiều tác phẩm của ông, nhưng Cô bé bán diêm là truyện cổ tích mà cháu yêu thích nhất. Bởi truyện đã mang đến một bài học thật nhân văn và giá trị. Vào một đêm giao thừa rét mướt, mọi người trong khu phố đang quây quần bên gia đình, một cô bé phải lang thang trên phố để bán diêm. Hình ảnh cô bé lúc này khiến cháu cảm thấy vô cùng xót xa. Đặc biệt, kết truyện khiến cháu cảm thấy rất ám ảnh. Hình ảnh cô bé chết đi nhưng đôi vẫn má hồng, còn đôi môi đang mỉm cười đã giúp người đọc có thêm hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc ở nơi thiên đường của cô bé. Tác phẩm của ông thật ý nghĩa biết bao.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 3
Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm. Một trong những truyện cổ tích yêu thích nhất của cháu chính Cô bé bán diêm. Dưới ngòi bút nhân văn của tác giả, truyện đã mang đến cho mỗi người đọc bài học ý nghĩa về cuộc sống. Giữa đêm giao thừa rét mướt, khi mọi người trong khu phố ở trong nhà quây quần bên gia đình thì một cô bé phải lang thang để bán diêm. Những người đi ngoài đường không hề đoái hoài đến cô bé đáng thương. Khi đọc đến những đoạn văn miêu tả hình ảnh cô bé, cháu đã cảm thấy thật xót xa. Đặc biệt nhất, trong câu chuyện của mình, nhà văn còn thỏa mãn ước mơ của cô bé bằng những mộng tưởng. Cái kết của truyện khiến cho cháu cảm thấy ám ảnh nhất. Hình ảnh cô bé chết đi nhưng đôi vẫn má hồng, còn đôi môi đang mỉm cười đã giúp người đọc có thêm hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc ở nơi thiên đường của cô bé. Tác phẩm Cô bé bán diêm quả là giàu giá trị nhân văn cao đẹp.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 4
Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng tác phẩm Cô bé bán diêm vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Khi đọc câu chuyện này, mỗi người đều cảm thấy vô cùng xót xa trước hoàn cảnh bất hạnh của cô bé bán diêm. Dù vậy, với tấm lòng nhân đạo cao cả, ông đã để cô bé bán diêm được gặp lại bà và đi đến thế giới của hạnh phúc. Chắc hẳn đó chính là một kết thúc có hậu cho cô bé. Cháu xin được cảm ơn tác giả đã đem đến cho nhân loại một tác phẩm giàu giá trị nhân văn.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 5
Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen. Dù nhiều năm đã trôi qua kể từ khi ông viết tác phẩm này, nhưng những giá trị của Cô bé bán diêm vẫn còn cho đến tận ngày hôm nay. Khi đọc truyện, mỗi người đều cảm thấy vô cùng xót xa trước hoàn cảnh bất hạnh của cô bé bán diêm. Nhưng dưới ngòi bút ngập tràn yêu thương, chứa chan sự đồng cảm, ở đoạn kết truyện, người đọc đã cảm nhận được rằng cô bé bán diêm không chết, mà em thật sự đã gặp lại bà và đi đến thế giới của hạnh phúc. Tác phẩm của ông quả thật đã đem đến những giá trị nhân văn thật sâu sắc. Bởi vậy, cháu tin rằng tác phẩm của ông sẽ còn sống mãi với thời gian, năm tháng.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 6
Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen. Cháu đã đọc khá nhiều tác phẩm của ông. Và “Cô bé bán diêm” chính là tác phẩm mà cháu yêu thích nhất. Đây quả là một câu chuyện cảm động với tính nhân văn sâu sắc. Cháu chắc chắn không thể quên được hình ảnh cô bé trong truyện. Trong đêm giao thừa rét mướt, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói nhưng phải đi bán diêm. Nhưng không một ai đi qua chú ý đến sự tồn tại của cô bé hay động lòng thương mua giúp cô một hộp diêm. Để rồi cô bé bán diêm đã chết rét trong đêm giao thừa lạnh giá. Chắc hẳn với câu chuyện này, nhà văn đã muốn tố thái độ và sự thờ ơ, vô cảm của con người trong xã hội đó. Nhưng với cháu, hình ảnh cô bé chết nhưng vẫn mỉm cười – nụ cười khi được đoàn tụ với bà mới là ấn tượng nhất. Có thể khẳng định rằng, truyện “Cô bé bán diêm” quả là một tác phẩm hấp dẫn, nhân văn.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 7
Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm. Khi đọc tác phẩm của ông, cháu cảm thấy vô cùng xúc động. Chắc hẳn, ai cũng sẽ cảm thấy xót xa, đồng cảm với số phận bất hạnh của cô bé bán diêm. Cùng với đó, cháu cũng cảm thấy căm ghét cái xã hội vô cảm mà ở đó chính những con người thờ ơ đã gián tiếp hại chết cô bé. Điều để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với cháu là kết thúc của truyện. Hình ảnh cô bé bán diêm khi chết nhưng không hề đem đến cảm giác sợ hãi. Mà ngược lại giúp người đọc có thêm niềm tin về hạnh phúc của cô bé ở một thế giới khác cùng với người bà nhân hậu của mình. Cháu rất cảm ơn tác phẩm của ông đã đem đến một bài học thật quý giá về tình yêu thương.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 8
Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm yêu quý! Sau khi được đọc câu chuyện Cô bé bán diêm do ông viết, cháu đã rất xúc động và cảm mến tấm lòng nhân hậu của ông. Kết thúc của câu chuyện dành cho cô bé bán diêm tội nghiệp, đối với cháu thực sự là một cái két vô cùng nhân văn. Ông đã để cho cô bé ấy được đến với thiên đường, cạnh người bà của mình và sống cuộc sống ấm áp, hạnh phúc. Thật chẳng còn gì tuyệt vời hơn cho cô bé ấy, khi không phải chịu đựng cái đói rét và những lời mắng nhiếc từ người cha tàn bạo. Và cái kết ấy, cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người, rằng cần phải yêu thương và quan tâm hơn đến những số phận nhỏ bé ngoài kia. Cháu rất cảm ơn bác, vì đã tạo ra một câu chuyện với kết thúc giàu ý nghĩa và giá trị sâu sắc đến như vậy.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 9
Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”, ngày hôm nay, cháu đã được đọc câu chuyện cổ tích của ông, và rất thích nó. Dưới ngòi bút của ông, cháu cảm nhận và tưởng tượng ra được khung cảnh lạnh lẽo, giá buốt của một đêm giao thừa có tuyết rơi trắng xóa. Trong khung cảnh ấy, người người nhà nhà phấn khởi trong niềm vui đoàn tụ, nhưng cô bé bán diêm tội nghiệp lại phải cô đơn lẻ loi trong đêm. Hình ảnh cô bé co mình trong góc tường lạnh buốt, mơ ước về chiếc lò sưởi, về một bữa cơm no và về một gia đình hạnh phúc, khiến cháu vô cùng thương xót. Và cháu tin rằng ông cũng vậy. Bởi ông đã để cho cô bé được rời xa chốn trần gian lạnh lẽo, để đoàn tụ với người bà yêu dấu của mình trên thiên đường. Kết thúc đầy tính nhân văn ấy đã khiến cho cháu và rất nhiều người khác yêu quý câu chuyện của ông.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 10
Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”, cháu là một độc giả vô cùng yêu thích câu chuyện của ông. Cô bé bán diêm trong đó, thực sự là một cô bé tội nghiệp. Cô phải cô đơn một mình trong đêm đông giá buốt, không được ai quan tâm, giúp đỡ cả. Sự vô tâm, lạnh lùng của người cha, của những người đi đường khiến cháu thực sự phẫn nộ. Chính vì vậy, cháu hiểu được lý do vì sao ông lại để cho cô bé ra đi. Đó là một sự giải thoát, bởi giờ đây cô bé được đến với thiên đường, nơi có người bà yêu quý của mình đang đón đợi. Và những người ở lại, như cháu và ông sẽ cảm nhận được rằng, mình sẽ phải hành động để không có đứa trẻ nào phải chịu cảnh bất hạnh như thế nữa!
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 11
Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”, câu chuyện của bác là truyện cổ tích ấn tượng nhất mà cháu từng được đọc. Hình ảnh cô bé bán diêm tội nghiệp cô đơn, lầm lũi trong đêm giao thừa giá rét, khiến cháu vô cùng thương xót. Mỗi lần cô bé quẹt diêm, được thỏa mãn những ước mơ nhỏ bé của mình trong ảo ảnh, cháu lại càng thương cô bé hơn. Cuối cùng, ông để cho cô bé phải ra đi, nhưng cháu biết, đó cũng là một cách để cô bé được hạnh phúc. Vì giờ đây, cô bé đã rời khỏi thế giới lạnh lẽo, vô cảm này, để đến với người bà dịu dàng của mình trên thiên đường. Thật cảm ơn ông, vì đã viết nên một câu chuyện hay và giàu giá trị nhân văn như thế!
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 12
Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”, người đã viết nên câu chuyện cổ tích cháu yêu thích nhất. Trong đêm đông giá rét, và lòng người lạnh lẽo như những bông tuyết rơi, cô bé bán diêm cô đơn co ro trong góc tường thật tội nghiệp biết bao. Lần lượt những hình ảnh tương phản mãnh liệt được ông đưa ra, khiến càng lúc cháu càng thêm thương xót cho số phận của cô bé. Những điều tưởng chừng như hiển nhiên, là được sưởi ấm, được ăn no, được đoàn tụ cùng người thân nay lại trở nên xa vời với cô bé ấy đến như vậy. Hình ảnh nụ cười trên môi của cô bé khi đã ra đi vĩnh viễn, khiến em thảng thốt tột cùng. Vậy là sinh mệnh bé nhỏ ấy đã được đoàn tụ cùng người mà mình yêu thương, chờ mong nhất. Nhưng có lẽ, đó là kết thúc hợp lí nhất và nhân đạo nhất, để trong thực tại này, sẽ ít đi và biến mất những đứa trẻ phải sống cuộc đời bất hạnh như thế.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 13
Gửi tác giả của câu chuyện cổ tích bất hủ Cô bé bán diêm. Hình ảnh cô bé bán diêm tội nghiệp khiến người đọc như tôi thổn thức mãi. Người đời đối xử tàn nhẫn với em ấy biết bao nhiêu. Trong cái lạnh buốt đó, họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã bảy tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với cô bé đầy bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả cái chết của em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Qua cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ. Nhà văn An-đéc-xen quả thật là một tác giả với trái tim nhân hậu và tấm lòng yêu thương con người.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 14
Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm” An-đéc-xen. Cháu là một độc giả của Việt Nam. Sau khi cháu đọc xong câu chuyện cổ tích Cô bé bán diêm, cháu đã buồn rất nhiều. Câu chuyện thực sự chạm đến trái tim của cháu. Cháu thực sự cảm thấy xúc động và thương xót cho tình cảnh của cô bé bán diêm. Vào đêm giao thừa, cô bé ấy đáng lẽ phải được đoàn tụ với gia đình, được sưởi ấm, ăn no và hưởng tình yêu thương. Thế nhưng, cuộc sống của cô bé ấy lại đáng thương, tội nghiệp đến nhường nào! Nhưng cháu mong rằng, dù cô bé ra đi rồi, nhưng cô bé ấy sẽ được hạnh phúc mãi mãi, không còn khổ đau ở nhân gian này nữa!
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 15
Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm” – nhà văn tài hoa An-dec-xen, “Cô bé bán diêm” có thể nói là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút nhân đạo của của ông. Câu chuyện về cái chết của cô bé bán diêm khiến người ta phải tự ngẫm về cuộc sống này. Cô bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của cô bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế cô bé chết trong tình cảnh vô cùng tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc. Em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm đó, ở ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, tác giả còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 16
Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”. Cảm ơn tác giả An-đéc-xen nhà văn người Đan Mạch, đã mang tới cho chúng tôi mộ câu truyện hay, ý nghĩa. Khi đọc, tôi như bị lôi cuốn vào câu truyện, cảm thấy đồng cảm và xót xa với số phận của cô bé. Bài học đáng quý được rút ra từ câu truyện là sự đồng cảm và yêu thương trước những hoàn cảnh khốn khổ. Câu truyện kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm trong đêm giao thừa. Gián tiếp nói lên bộ mặt xã hội của nơi cô bé sống, đó là sự thờ ơ, ích kỉ trước những khó khăn của người khác. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 17
Thân gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm – nhà văn An-đéc-xen. Một trong những truyện cổ tích yêu thích nhất của cháu chính là truyện Cô bé bán diêm do ông sáng tác. Dưới ngòi bút nhân văn của tác giả, truyện đã mang đến cho mỗi người đọc bài học sâu sắc về ý nghĩa về cuộc sống. Giữa đêm giao thừa rét mướt, khi mọi người trong khu phố được ở trong nhà quây quần bên gia đình hạnh phúc thì một cô bé nghèo phải lang thang để bán diêm. Những người đi ngoài đường không hề đoái hoài đến cô bé đáng thương đang run rẩy với chiếc áo rách, đôi chân trần và mái tóc bết lại. Khi đọc đến những đoạn văn miêu tả hình ảnh cô bé, cháu đã cảm thấy thật xót xa. Đặc biệt nhất, trong câu chuyện của mình, nhà văn còn thỏa mãn ước mơ của cô bé bằng những mộng tưởng quá đỗi giản dị. Cái kết của truyện khiến cho cháu cảm thấy ám ảnh nhất. Hình ảnh cô bé chết đi nhưng đôi vẫn má hồng, còn đôi môi đang mỉm cười đã giúp người đọc có thêm hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc ở nơi thiên đường cho cô bé tội nghiệp. Tác phẩm Cô bé bán diêm quả là giàu giá trị nhân văn cao đẹp và mang cho người đọc nhiều cảm xúc đáng quý.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 18
Kính gửi nhà văn An-đéc-xen, tác giả của truyện Cô bé bán diêm. Dù đã rất nhiều năm trôi qua kể từ khi ông viết tác phẩm này, nhưng những giá trị của Cô bé bán diêm cho tới nay vẫn còn hiện hữu. Khi đọc truyện, chúng cháu đều cảm thấy vô cùng xót xa trước hoàn cảnh bất hạnh của cô bé bán diêm. Nhưng dưới ngòi bút ngập tràn yêu thương, chứa chan sự đồng cảm, ở đoạn kết truyện, chúng cháu đã cảm nhận được rằng cô bé bán diêm không chết, mà em thật sự đã gặp lại bà và đi tới một thế giới khác có muôn vàn hạnh phúc. Tác phẩm của ông quả thật đã đem đến những giá trị nhân văn sâu sắc cho văn học và cho xã hội. Bởi vậy, cháu tin rằng tác phẩm của ông sẽ còn sống mãi cùng thời gian, năm tháng.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 19
Kính gửi tác giả An-đéc-xen, cháu là một độc giả trung thành của ông. Cháu đã đọc được khá nhiều các tác phẩm truyện cổ tích của ông. Nhưng có lẽ, truyện Cô bé bán diêm là truyện mà cháu yêu thích nhất. Với tác phẩm này, ông đã khiến cho mỗi độc giả như cháu khi đọc đều cảm thấy xót xa, thương cảm với số phận quá đỗi bất hạnh của cô bé bán diêm. Không chỉ vậy, cháu còn cảm thấy căm ghét cái xã hội vô cảm, với những con người thờ ơ, đã gián tiếp gây ra cái chết của cô bé nghèo. Kết thúc của truyện đã để lại trong cháu ấn tượng mạnh mẽ nhất. Hình ảnh cô bé bán diêm khi chết nhưng không hề đem đến cảm giác sợ hãi. Mà ngược lại giúp người đọc có thêm niềm tin về hạnh phúc của cô bé, ở một thế giới khác cô bé được ở cùng với người bà nhân hậu của mình. Cảm ơn tác giả đã đóng góp một tác phẩm hay vào nền văn học thế giới, đặc biệt là văn học thiếu nhi cho chúng cháu.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 20
Thân gửi nhà văn An-đéc-xen. Đã hơn một thế kỉ trôi qua kể từ ngày ông viết truyện ngắn “Cô bé bán diêm”, nhưng người đọc trên khắp hành tinh này, nhất là những bạn nhỏ vẫn luôn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tội nghiệp của cô bé. Ước mơ của cô bé trong câu chuyện là được sống mãi bên bà trong tình yêu thương, muốn thoát khỏi cảnh đói rét, đau khổ. Thực tế, cô bé đã chết rét, chết đói trong đêm giao thừa giữa khu phố với những ngôi nhà ngập tràn ánh sáng. Nhưng dưới ngòi bút yêu thương, chứa chan sự đồng cảm của ông, người đọc vẫn cảm giác rằng cô bé tội nghiệp ấy không chết. Em đang đi vào một thế giới khác, hạnh phúc và yêu thương hơn.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 21
Thân gửi nhà văn An-đéc-xen – tác giả câu chuyện Cô bé bán diêm: Đã hơn một thế kỉ trôi qua kể từ ngày ông viết truyện ngắn Cô bé bán diêm, nhưng người đọc trên khắp hành tinh này, nhất là những bạn nhỏ vẫn luôn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tội nghiệp của cô bé. Ước mơ của cô bé trong câu chuyện là được sống mãi bên bà trong tình yêu thương, muốn thoát khỏi cảnh đói rét, đau khổ. Thực tế, cô bé đã chết rét, chết đói trong đêm giao thừa giữa khu phố với những ngôi nhà ngập tràn ánh sáng. Nhưng dưới ngòi bút ngập tràn yêu thương, chứa chan sự đồng cảm của ông, người đọc vẫn cảm giác rằng cô bé tội nghiệp ấy không chết. Em đang đi vào một thế giới khác, hạnh phúc và yêu thương hơn.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 22
Thân gửi nhà văn An-dec-xen – tác giả câu chuyện Cô bé bán diêm. Đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ ngày ông viết truyện Cô bé bán diêm, nhưng người đọc trên khắp hành tinh này, nhất là những bạn nhỏ như chúng cháu vẫn luôn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tội nghiệp của cô bé. Ước mơ của cô bé trong câu chuyện là được sống mãi bên bà trong tình yêu thương, muốn thoát khỏi cảnh đói rét, đau khổ. Nhưng thực tế thì quá phũ phàng, cô bé đã chết rét, chết đói trong đêm giao thừa giữa khu phố với những ngôi nhà ngập tràn ánh sáng. Cảm ơn ông với ngòi bút ngập tràn yêu thương, chứa chan sự đồng cảm, ông đã khiến cho người đọc vẫn cảm giác rằng cô bé tội nghiệp ấy không chết. Em đang đi vào một thế giới khác, thế giới có bà có hạnh phúc và yêu thương dành cho em.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 23
Gửi tác giả truyện ” Cô bé bán diêm “. Cảm ơn tác giả An-đéc-xen nhà văn người Đan Mạch , đã mang tới cho chúng tôi mộ câu truyện hay, ý nghĩa. Khi đọc, tôi như bị lôi cuốn vào câu truyện, cảm thấy đồng cảm và xót xa với số phận của cô bé. Bài học đáng quý được rút ra từ câu truyện là : Câu truyện kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm trong đêm giao thừa. Gián tiếp nói lên bộ mặt xã hội của nơi cô bé sống, đó là sự thờ ơ, ích kỉ trước những khó khăn của người khác. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 24
Thân gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”, nhà văn Han Cri-xti-an An-đéc-xen. Đọc tác phẩm của ông, cháu không khỏi xúc động trước tình cảnh đáng thương của cô bé. Trong đêm đông giá rét, hình ảnh em lủi thủi ở trên đường với chiếc hài bị dính vào bánh xe và đôi chân ửng đỏ, “tím bầm lại vì rét” làm cháu cay cay sống mũi. Ông đã thắp lên ước mơ của em qua những lần quẹt diêm xua tan giá lạnh. Lần thứ nhất là “chiếc lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng” tượng trưng cho mong muốn được sưởi ấm trong em. Hình ảnh “bàn ăn đã dọn, khăn trải trắng tinh, trên bàn bày toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay” ở lần thứ hai là khát khao có được bữa ăn đủ đầy. Cây thông Nô-en với “hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ” trong lần thứ ba chính là hi vọng về cuộc sống hạnh phúc. Vào lần quẹt diêm cuối cùng, ông cho em gặp lại người bà đã mất. Cô bé bán diêm cảm thấy như được ủi an và van nài bà xin với Thượng đế chí nhân cho em đi cùng. Đọc đến đó, cháu đã mong rằng ông sẽ cho em gặp lại bà thông qua giấc mơ khi em có cuộc sống tốt đẹp hơn. Hi vọng qua lời đề nghị của cháu, ông sẽ viết một kết thúc viên mãn và có hậu hơn cho câu chuyện này.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 25
Nhà văn Han Cri-xti-an An-đéc-xen thân mến! Bằng tất cả tình yêu thương dành cho tác phẩm “Cô bé bán diêm”, cháu viết thư này xin ông viết một kết truyện khác thay vì để em ra đi với “đôi má hồng và đôi môi mỉm cười”. Dẫu ông đã đáp ứng lời khẩn cầu được về với bà của em, nhưng sao cháu thấy hẫng hụt và man mác buồn đến thế! Rõ ràng kết truyện vẫn có hậu song cháu cảm nhận được chút gì đó bi lụy đằng sau cái chết của em. Ngay từ đầu tác phẩm, em hiện lên với vẻ đáng thương tội nghiệp khi “chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em”. Hình ảnh “một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối”, bàn chân ửng đỏ “rồi tím bầm lại vì rét” khiến cháu thương cảm, xót xa. Trong đêm Giáng sinh, ai cũng vội vã trở về nhà đón lễ với người thân, chỉ mình em trơ trọi, cô độc giữa đêm đông buốt giá. Diêm không thể bán, em đành dùng nó sưởi ấm cho bản thân. Mỗi một que diêm được quẹt là một lần ước mơ trong em được thắp sáng. Vào lần cuối cùng, em cầu xin được trở về với bà. Sự ra đi cuối truyện cũng giống như sự xuất hiện ở đầu văn bản của em: đến và đi đều trong tình cảnh đơn côi, không một ai để ý. Câu nói “chắc nó muốn sưởi ấm” khiến cháu không khỏi xót xa về tình người. Nếu có thể, cháu mong ông hãy để em được sống trong tình yêu thương của mọi người. Mong rằng, qua lời đề nghị của cháu, ông có thể viết một kết thúc có hậu hơn.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 26
Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”, nhà văn Han Cri-xti-an An-đéc-xen. Trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, Kết nối tri thức với cuộc sống, cháu đã được học truyện cổ tích “Cô bé bán diêm”. Khi đọc tác phẩm, cháu thấy được hoàn cảnh vô cùng đáng thương của cô bé. Vào đêm giao thừa lạnh giá, trên đường phố xuất hiện em gái nhỏ “đầu trần, đi chân đất, đang dò dẫm trong đêm tối”. Nhưng trời đông giá rét, “khách qua đường đều đi thật nhanh”, không ai để ý đến cô bé bán diêm trong góc phố. Qua bốn lần quẹt diêm, cô bé đến với những mộng tưởng về cuộc sống hạnh phúc: lò sưởi bằng sắt, bàn ăn gọn gàng, cây thông Noel rực rỡ, người bà yêu quý. Hình ảnh “tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã hết nhẵn” với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười khiến cháu không khỏi xót xa. Cháu ước gì mình có thể hóa thân vào một nhân vật nào đó trong tác phẩm để giúp đỡ cô bé bán diêm. Nếu cháu là một người khách trên đường, cháu sẽ dừng chân bên góc phố để mua hết những hộp diêm của em. Hay khi cháu là một người chủ nhà giàu có, cháu sẵn sàng mở cửa mời em vào nhà. Hoặc cháu có thể đem đến cho cô bé những chiếc áo bông ấm áp, nhiều món ăn ngon. Mong rằng qua lời đề nghị của cháu, ông sẽ viết một kết thúc mới có hậu hơn cho truyện.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 27
Gửi nhà văn Han Cri-xti-an An-đéc-xen – tác giả truyện “Cô bé bán diêm”. Cháu là Ngọc Anh. Hiện nay cháu học lớp 6A, trường Trung học cơ sở Nguyễn Du. Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của ông đã đem đến cho chúng cháu nhiều bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Tuy nhiên, hình ảnh cô bé chết rét giữa đêm giao thừa với “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” đem lại cho cháu nhiều suy nghĩ. Kết truyện buồn khiến cháu không khỏi xót xa. Liệu rằng ông có thể viết một kết thúc khác cho tác phẩm hay không? Ông hãy để cô bé bán diêm hạnh phúc hơn. Kết cục đó có thể viết về cuộc sống đủ đầy của cô bé ở thế giới bên kia. Cháu nghĩ rằng không chỉ có bản thân cháu mà nhiều bạn nhỏ khác đều muốn biết cô bé sẽ sống như thế nào khi ở cùng bà. Chắc hẳn em sẽ được sống trong ngôi nhà xinh đẹp với chiếc lò sưởi ấm cúng và bàn ăn thịnh soạn. Hoặc ông có thể viết một kết thúc rằng cô bé bán diêm không chết. Trong đêm giao thừa giá rét, em sẽ được một vị khách qua đường giúp hoặc người chủ nhà tốt bụng nào đó mở cửa cho em trú tạm. Cháu mong cô bé luôn luôn sống trong yêu thương và bình yên. Người đọc cũng sẽ cảm thấy không còn ám ảnh, đau thương bởi cái chết của cô bé.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm- Mẫu 28
Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm” – Han Cri-xti-an An-đéc-xen. Cháu đã được đọc nhiều tác phẩm của ông như: “Nàng tiên cá”, “Nữ thần băng giá”, “Chú lính chì dũng cảm”, “Bầy chim thiên nga”,… nhưng cháu thích nhất là tác phẩm “Cô bé bán diêm”. Đêm giao thừa giá rét, một cô gái nhỏ “đầu trần, đi chân đất” dò dẫm trên phố. Khách qua đường đều đi thật mau, không ai để ý tới cô bé bán diêm. Hình ảnh em bé chết ở góc phố đã để lại cho cháu nhiều suy ngẫm. Cái chết của em khiến cháu vô cùng xúc động. Cháu ước gì sẽ có một bà tiên xuất hiện trong tác phẩm để thực hiện mộng tưởng của cô gái nhỏ khi quẹt diêm. Bà tiên ấy sẽ làm phép để cô bé sống trong một ngôi nhà ấm áp. Em sẽ được sống với bà và mẹ. Nhờ có sự giúp đỡ của bà tiên, cô bé sống hạnh phúc hơn, tác phẩm sẽ kết thúc có hậu. Cháu nghĩ rằng các bạn nhỏ khác cũng mong muốn điều này. Nếu có thể, cháu rất mong ông thay đổi kết thúc tác phẩm như cháu đề xuất.
*****
Trên đây là hơn 28 mẫu Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện cô bé bán diêm lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.
Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập, lớp 6
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)