Học TậpLớp 6

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ ngắn gọn, hay nhất (5 Mẫu)

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ lớp 6 ngắn gọn bao gồm dàn ý chi tiết cùng 5 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo để từ đó hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình

Đề bài: Phân tích bài thơ Về thăm mẹ

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ
Phân tích bài thơ Về thăm mẹ

Dàn ý Phân tích bài thơ Về thăm mẹ lớp 6

I. Mở bài

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Về thăm mẹ ngắn gọn, hay nhất (5 Mẫu)

Giới thiệu khái quát về tác giả Đinh Nam Khương, bài thơ Về thăm mẹ.

II. Thân bài

1. Hình ảnh người mẹ

– Hình ảnh người mẹ gắn liền với bếp lửa: “Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam.

– Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật bình thường:

  • chum tương đã đậy.
  • áo tơi lủn củn.
  • nón mê ngồi dầm mưa.
  • đàn gà, cái nơm hỏng vành.
  • trái na cuối vụ

=> Những sự vật gần gũi, quen thuộc với nhân vật trong bài thơ, thể hiện sự vất vả, lam lũ và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con.

2. Tình yêu thương của con dành cho mẹ

– Hoàn cảnh: về thăm mẹ vào một chiều đông, nhưng mẹ không có nhà.

– Hành động “mình con thơ thẩn vào ra”: bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về.

– Cảm xúc“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày: xúc động khi biết được nỗi nhọc nhằn, sự hy sinh của mẹ.

=> Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự thấu hiểu của người con với mẹ.

III. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Về thăm mẹ.

5 Bài mẫu Phân tích bài thơ Về thăm mẹ lớp 6 hay nhất đạt điểm 9, 10

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ – Mẫu 1

Tình mẫu tử vốn là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Một trong những tác phẩm viết về đề tài này là bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc gợi nhớ về những kỉ niệm xưa khiến người con thêm thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ:

“Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Người con trong bài thơ trở về thăm mẹ sau một thời gian xa nhà. Chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi nhưng mẹ lại không có nhà. Người mẹ xuất hiện ở đây gắn với hình ảnh “bếp lửa” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Và khi nhìn những đồ vật quen thuộc trong nhà, người con nhớ về mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm

Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật bình thường. Đó là những sự vật gần gũi, quen thuộc với nhân vật trong bài thơ, thể hiện sự vất vả, lam lũ và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con.

Người con một mình ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra” gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về. Hai câu thơ cuối là đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người con lúc này:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Đó là sự xúc động khi biết được nỗi nhọc nhằn, sự hy sinh của mẹ. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày – ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Như vậy, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình yêu thương sâu sắc của người con dành cho mẹ của mình. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng lại chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc.

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ – Mẫu 2

Tình mẹ là tơ lòng ngọt dịu mang lại từ đất hiền, trong suốt như ngọc trai, ấm áp như dòng sữa. Viết về mẹ dấu yêu, thơ ca Việt nam có nhiều bài đặc biệt cảm động. Đó là dinh thự cũ kĩ, nhưng mỗi nhà thơ khi viết về mẹ lại tô vẽ tình mẹ theo một cách riêng, tạo nên sự phong phú riêng biệt. Cùng viết về mẹ, nhà thơ Đinh Nam Khương đã vun đắp hình hài người mẹ trong một bài thơ đặc sắc, đó là bài thơ “Về thăm mẹ”

Bằng thể thơ lục bát truyền thống, với những hình ảnh quen thuộc, lối diễn đạt giản dị, chân thật và sâu lắng, nhà thơ Đinh Nam Khương đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp chân chất, tảo tần của người mẹ nông dân qua bài thơ

“Về thăm mẹ”

“Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

“Chiều đông” đó là thời gian gợi buồn, gợi nhớ, gợi khao khát sum họp, đoàn viên. Người con xa nhà trở về mong được gặp lại mẹ, nhưng “bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà”. Tác giả đã sử dụng hình ảnh thơ giàu ý nghĩa để khắc họa hình ảnh của người mẹ. “Bếp” là hình ảnh gắn liền với người mẹ bởi mẹ là người nội trợ, mẹ mang lại hơi ấp cho căn bếp, mẹ giữ ngọn lửa yêu thương, nồng ấm cho gia đình.

Trở về nhưng mẹ không có nhà đã khiến người con cảm thấy bâng khuâng chỉ biết “thơ thẩn vào ra”. Từ láy “thơ thẩn” đã diễn tả đúng tâm trạng của người con có chút buồn, chút thương. Vắng bóng mẹ tất cả cũng trở nên hư vô. Không thấy bóng dáng thân thương, quen thuộc của mẹ, người con cảm thấy thiếu vắng, trống trải như có bão táp nổi lên, cuộn xoáy ở trong lòng rồi vỡ òa giống như “trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi”

Người con đã nhìn ngắm ngôi nhà của mẹ và nhận ra những sự vật hết sức giản dị, gần gũi và thân thương:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm

Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành”

Các hình ảnh thơ đã làm nổi bật bức tranh ngôi nhà của mẹ với nhiều màu sắc. Có màu nâu trầm của những đồ vật đã cũ: của chum tương đồng, của nón mê rách, của manh áo tơi cũ, của đất đai và của hồn quê. Có màu vàng của đàn gà mới nở, có màu xanh của cây cối trong vườn tược. Tất cả những màu sắc thân thuộc đó hòa quyện tạo nên một khung cảnh giản dị đời thường, bình yên và rất đỗi thân thuộc với làng quê, với ruộng vườn.

Tác giả đã kết hợp tài tình biện pháp ẩn dụ, liệt kê, nhân hóa để khắc họa trọn vẹn hình ảnh của mẹ trong kí ức người con – hình ảnh người mẹ mộc mạc, giản dị, tảo tần, một đời thầm lặng hy sinh vì con. Mẹ vắng nhà nhưng hình ảnh của mẹ hiện hữu trong từng sự vật. Bóng mẹ in trên chiếc nón mê, hóa thân vào chiếc áo tơi, dáng mẹ tảo thân nghiêng trên chum tương. Mỗi phần đất, mỗi sự vật trong ngôi nhà đều mang dáng hình, hơi thở của mẹ.

“Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Chỉ một trái na nhưng thể hiện rõ nét nhất sự yêu thương của mẹ dành cho người con. Trái na đã đến cuối vụ nhưng mẹ vẫn không nỡ hãi mà để dành cho con. Tình yêu thương mẹ giành cho con như trời như biển. Mẹ chịu đựng bao gian nan, vất vả, nhận về mình những thiệt thòi, khó khăn để dành cho con những điều tốt đẹp nhất.

Thấu hiểu những hi sinh thầm lặng của ẹ, từ tận đáy lòng mình, cảm xúc dân tròa mãnh liệt, người con bật khóc:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Dấu ba chấm ở cuối dòng thơ “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…” như kéo dài những niềm đau, nối nhớ của người con, có rất nhiều nghẹn ngào con chẳng nói thành lời, chất chứa trong lòng chẳng thể nói ra.

Người con thấy “nghẹn ngào” và “rưng rưng” bởi người con cảm nhận được tình yêu thương mà mẹ dành cho mình. Đồng thời, người con thấu hiểu được sự tảo tần, vất cả của mẹ. Hiểu ra con đã lớn lên, trưởng thành từ những nhọc nhằn của mẹ. Câu thơ thể hiện lòng biết ơn, trân trọng của người con đối với mẹ.Bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiện hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất cả, sự tảo thần, hi sinh và tình yêu bao la mà mẹ dành cho con.

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ – Mẫu 3

Trong kho tàng văn học có rất nhiều bài thơ viết về người mẹ. Và tác giả Đinh Nam Khương cũng đóng góp vào đó một bài thơ rất giàu cảm xúc là “Về thăm mẹ”.

“Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Vào một buổi chiều đông, người con trở về thăm mẹ sau nhiều ngày xa nhà. Hình ảnh đầu tiên người con nhìn thấy khi trở về nhà là căn bếp vẫn chưa lên khói, lúc này mẹ đang không có ở nhà. Từ xa xưa, căn bếp đã rất quen thuộc, gắn bó với người phụ nữ. Chúng ta từng bắt gặp căn bếp của bà trong “Bếp lửa” của Bằng Việt:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

Còn trong bài thơ “Về thăm mẹ”, căn bếp gắn với người mẹ. Dù là hình ảnh người bà, hay người mẹ, thì khi nhớ đến căn bếp, chúng ta sẽ đều nhớ đến vẻ đẹp đảm đang của người phụ nữ.

Những câu thơ tiếp theo, tác giả đã khắc hoạt một loạt những hình ảnh quen thuộc gợi nhớ về những kỉ niệm xưa khiến người con thêm thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm

Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những hình ảnh được nhà thơ sử dụng thật gần gũi, giản dị. Mọi vật trong căn nhà đều có hinh bóng của người mẹ. Những đồ vật như chiếc nón mê, áo mưa hay chum tương gắn bó với công việc hằng ngày của mẹ. Không chỉ vậy, người mẹ còn luôn dành những điều tốt đẹp nhất để lại cho đứa con của mình.

Để rồi từ đó, người con càng thêm yêu thương và thấu hiểu được mẹ nhiều hơn:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Từ láy “nghẹn ngào”, “rưng rưng” cho thấy nỗi xúc động của người con trước nỗi vất vả, sự hy sinh của người mẹ. Tất cả đều bắt nguồn từ những chuyện giản đơn từng ngày chứ chẳng phải là điều gì lớn lao. Tác giả đã sử dụng ngôn từ giản dị, giọng thơ sâu lắng, sử dụng thể thơ lục bát giàu cảm xúc để góp phần diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình.

“Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương là một bài thơ hay viết về tình mẫu tử. Tác phẩm đã có những giá trị về nội dung và nghệ thuật đặc sắc.

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ – Mẫu 4

“Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương là một bài thơ giàu cảm xúc khi viết về tình mẫu tử – một đề tài quen thuộc trong thơ ca.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con, trở về thăm mẹ trong một buổi chiều đông. Khung cảnh quen thuộc khiến cho con thêm nhớ mẹ nhiều người:

“Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Lúc này, mẹ không có ở nhà. Chỉ một mình con thơ thẩn vào ra. Hành động đã cho thấy tâm trạng bồi hồi, mong ngóng của người con. Trời bỗng đổ cơn mưa khiến cho nỗi nhớ thêm bủa vây.

Mọi vật trong căn nhà đều có hình bóng của mẹ, từ chum tương, chiếc nón đến cái áo. Tất cả đều cho thấy nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm”

Không chỉ vậy, mẹ còn dành dụm, chắt chiu những điều tốt đẹp nhất để phần con. Người mẹ không chỉ tần tảo, mà còn giàu đức hy sinh:

“Đàn gà mới nở vàng ươm

Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Đến hai câu thơ cuối, nhân vật người con bộc lộ một cách trực tiếp tình cảm dành cho mẹ:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Từ láy “nghẹn ngào”, “rưng rưng” thể hiện tâm trạng xúc động của con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày – ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình yêu thương sâu sắc của người con dành cho mẹ của mình.

Phân tích bài thơ Về thăm mẹ – Mẫu 5

Viết về tình mẫu tử, có không ít những tác phẩm đã làm nên tiếng vang lớn. Và Đinh Nam Khương cũng đóng góp một phần nhỏ vào đề tài này với bài thơ “Về thăm mẹ”:

Trước hết, bài thơ là lời của người con đã bộc lộ tâm trạng, cảm xúc khi về thăm mẹ. Đó là một buổi chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi. Điều đầu tiên con người con nhìn thấy khi trở về nhà là hình ảnh khói bếp. Hình ảnh gắn bó với người phụ nữ, cho thấy sự tần tảo của những người mẹ, người bà. Hình ảnh này ta đã từng bắt gặp trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

Tiếp đến, tác giả đã khắc hoạt một loạt những hình ảnh quen thuộc gợi nhớ về những kỉ niệm xưa khiến người con thêm thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm

Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Mọi thứ trong căn nhà đều có bàn tay nâng niu, chăm sóc của mẹ. Từ những đồ vật giản dị nhất như nón mê, áo mưa hay chum tương, đàn gà, trái na đều cho thấy sự vất vả nhọc nhằn của mẹ. Đó là những sự vật gần gũi, quen thuộc với nhân vật trong bài thơ, thể hiện sự vất vả, lam lũ và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con. Người mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất để lại cho đứa con của mình.

Hai câu thơ cuối, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho người mẹ thân yêu của mình:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của mẹ, người con nghẹn ngào, xót xa và cảm động biết bao.

Với lời thơ giản dị, giọng thơ sâu lắng, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình mẫu tử thật đáng trân trọng.

*****

Trên đây là 5 bài mẫu Phân tích bài thơ Về thăm mẹ lớp 6 ngắn gọn hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình với điểm số cao nhất.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (19 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button