Học TậpLớp 3Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức

Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Khởi động

Cùng bạn trao đổi về công dụng của các đồ vật dưới đây: 

Bạn đang xem: Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Hướng dẫn giải:

Em quan sát các đồ vật và trao đổi cùng các bạn.    

Lời giải:

– Máy tính: tìm kiếm thông tin, giải trí,…

– Máy giặt: giặt quần áo.

– Nồi cơm điện: nấu cơm. 

Bài đọc

RÔ-BỐT Ở QUANH TA

Năm 1920, rô-bốt xuất hiện lần đầu tiên trong vai nhân vật của một vở kịch viễn tưởng. Đó là nhân vật người máy, biết làm theo mệnh lệnh của con người. “Tuyệt quá! Nếu giao hết việc nặng nhọc, nguy hiểm cho rô-bốt thì chúng ta nhàn nhã bao nhiêu!”. Ai xem kịch cũng nghĩ thế. Rồi người ta bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật, thường có hình dạng như người, làm việc chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ nguy hiểm. Giờ đây, rô-bốt đã có thể di chuyển vật nặng, có thể chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương,…

Rô-bốt còn được tạo ra để giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng,… Dự báo, không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống.

(Theo Ngọc Thủy)

Từ ngữ: 

– Viễn tưởng: tưởng tượng về những điều có trong tương lai xa xôi.

– Cứu nạn: cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.

– Vũ trụ: khoảng không gian mênh mông chứa các thiên hà.

– Dự báo: báo trước những điều có nhiều khả năng sẽ xảy ra.

Câu 1

Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên khi nào? 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để tìm câu trả lời cho phù hợp. 

Lời giải:

Nhân vật người máy xuất hiện lần đầu tiên trong một vở kịch viễn tưởng năm 1920. 

Câu 2

Sự xuất hiện của rô-bốt trong vở kịch đem đến những thay đổi gì trong suy nghĩ và hành động của con người? 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ văn bản để tìm câu trả lời cho phù hợp. 

Lời giải:

Sự xuất hiện của rô-bốt trong vở kịch khiến con người suy nghĩ rằng: “Tuyệt quá! Nếu giao hết việc nặng nhọc, nguy hiểm cho rô-bốt thì chúng ta nhàn nhã bao nhiêu!”. Rồi người ta bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật

Câu 3

Bài đọc cho biết rô-bốt được con người chế tạo đã có khả năng làm những việc gì? 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

– Rô-bốt đã có thể di chuyển vật nặng, có thể chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương,…

– Rô-bốt còn được tạo ra để giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng,… 

Câu 4

Theo em, vì sao không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống?   

Hướng dẫn giải:

Em dựa vào văn bản và suy nghĩ để trả lời câu hỏi.   

Lời giải:

Không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống vì rô-bốt làm được tất cả những công việc mà con người có thể làm, rô-bốt làm không biết mệt, không sợ nguy hiểm và hiệu suất công việc cao. 

Câu 5

Em mong muốn có một con rô-bốt như thế nào cho riêng mình? 

Hướng dẫn giải:

Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình. 

Lời giải:

– Em mong muốn có một con rô-bốt có thể làm việc nhà phụ giúp bố mẹ em, để bố mẹ đỡ vất vả.

– Em mong muốn có một con rô-bốt thông mình có thể cùng em học tập, vui chơi. 

Nội dung

Bài đọc cho biết những thông tin về sự xuất hiện lần đầu tiên của rô-bốt, vai trò của rô-bốt trong cuộc sống, tương lai của rô-bốt,… 

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 3 – Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button