Mời các em theo dõi nội dung bài học về Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm?
- Số nước sạch không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra.
- Số lượng nước sạch được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày ngày càng tăng do nhu cầu của con người và dân số tăng.
- Ý thức sử dụng của con người còn phung phí nước sạch, chưa khai thác hợp lí.
- Con người không thể sinh sống mà thiếu đi nước.
Hậu quả của kham hiếm nước sạch
Đối với con người
Cơ thể con người chiếm 70% là nước, để duy trì trạng thái cân bằng trong cơ thể, nước đóng một vị trí rất vô cùng quan trọng.. Với việc khai thác các nguồn tài nguyên thường xuyên như hiện nay, con người đang gián tiếp gây sự ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Việc thiếu nước sạch và ô nhiễm sẽ gây những hậu quả ô nhiễm nguồn nước nặng nề mà chúng ta không thể ngờ tới. Đặc biệt khi tiếp xúc với những nguồn nước chưa qua xử lý, các chất như Asen, Flo, phèn sẽ gây các bệnh về thần kinh, tim mạch, đường tiêu hoá, sắc tố da, thâm chí là dẫn đến ung thư.
Bạn đang xem: Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm?
Đối với các loại kim loại nặng khi bị phơi nhiễm vào các ao hồ, sông suối gần đó, sẽ gây hại tới các vi sinh vật biển, động vật có vỏ,… Khi các sinh vật này được khai thác và được sử dụng trong chế biến, chắc chắn sẽ gây hại rất lớn đến sức khoẻ con người.
Theo những nghiên cứu hiện nay, trẻ em khi tiếp xúc lâu dài với nguồn nước bị nhiễm Flo sẽ có chỉ số IQ thấp hơn với những trẻ em các vùng khác.
Dưới đây là những số liệu thống kê xác thực về tình trạng hậu quả ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam:
- Hiện nay mỗi năm trung bình khoảng 9000 người tử vong do sử dụng nguồn nước kém vệ sinh ( Thống kê đến từ Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường)
- Với số lượng khoảng 20.000 người đang mắc ung thư mới phát hiện thông cáo là phần lý do là đang sử dụng nguồn nước ô nhiễm (Thống kê đến từ Bộ Y tế và Bộ Tài Nguyên và Môi Trường)
- Theo WHO, có đến 44% trẻ em nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi đang trong tình trạng suy dưỡng do vệ sinh kém và thiếu nước sạch tại Việt Nam.
- Hiện đang có khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen (báo cáo của bộ tài nguyên và môi trường)
- Mỗi ngày đang có 19.000 tấn rác thải nhựa đang thải ra mỗi ngày, trong số đó mỗi ca nhân chúng ta đang thải ra 1,2kg/rác trên ngày (Theo Thạc Sĩ – Quách Thị Xuân – Giám đốc Trung Tâm tư vấn và Phát Triển và Môi Trường – Đà Nẵng)
- Bất chấp những báo động đấy, hiện nay vẫn có đến 40% dân số chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch.
Đây là những số là những số liệu cực kỳ đáng báo động, nếu không có những biện pháp xử lý hậu quả ô nhiễm nguồn nước nhanh chóng chắc chắn sẽ gây đến những tác hại khôn lường trong thời gian dài.
Tác động đến môi trường tự nhiên
Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người là điều không thể tránh khỏi, nếu nguồn nước bị ô nhiễm còn quyết định đến sự sống trên trái đất trong đó có thực vật, động vật,… ngay cả đến địa lý môi trường.
Hiếm khi nguồn nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trên trái đất nhưng gián tiếp ảnh hưởng thì là điều chắc chắn. Thực thì bị đột biến, khô héo, động vật thì nhiễm độc lâu dài,… Điều đặc biệt sẽ gây nguy hại nhất là tới môi trường sống của các loài vi sinh vật dưới sông, biển.
Đối với kinh tế – xã hội
Hậu quả ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế – xã hội:
- Tốn kém trong việc bỏ số vốn đầu tư cho xây dựng các hệ thống xử lý nước thải và ngăn ngừa ô nhiễm.
- Không hề đơn giản để tìm kiếm các biện pháp để ngăn xử lý nguồn nước, vì cần rất cần có các công nghệ hiện đại, Ví dụ như: bộ lọc sinh học, hóa chất, bộ lọc cát,… chi phí bỏ ra để xây xây dựng các công nghệ lại rất cao.
Báo động khủng hoảng nước trên toàn cầu
Một cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng đang diễn ra trên toàn cầu và có nguy cơ mất kiểm soát. Được biết nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do nhu cầu nước ngày càng gia tăng và ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết việc sử dụng nước đã tăng khoảng 1% mỗi năm trong vòng 40 năm qua.
Cũng theo báo cáo, đến năm 2050, dân số ở các thành phố phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước được dự đoán sẽ tăng gần gấp đôi từ 930 triệu người vào năm 2016 lên tới 2,4 tỷ người. Nhu cầu nước ở đô thị dự kiến sẽ tăng 80% vào năm 2050.
Richard Connor – tác giả chính của báo cáo – cho biết thế giới nếu không hành động để giải quyết vấn đề khan hiếm nước thì chắc chắn sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng nước trên toàn cầu.
Hậu quả nghiêm trọng
Giờ đây, việc tiếp cận nguồn nước sạch được đặt lên hàng đầu. Khoảng 10% dân số toàn cầu đang sống ở các quốc gia có tình trạng báo động về nước cao hoặc nghiêm trọng.
Theo ông Connor, việc phát triển đô thị, công nghiệp và nông nghiệp đã vô tình làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn nước, chỉ riêng nông nghiệp đã sử dụng tới 70% nguồn cung cấp nước của thế giới.
Hiện tình trạng khan hiếm nước theo mùa sẽ tăng mạnh ở những khu vực hiện đang có nhiều nước như: Trung Phi, Đông Á và một số khu vực của Nam Mỹ. Trong khi đó, một số nơi vốn đã khan hiếm nước như Trung Đông và khu vực Sahel ở Châu Phi thì ngày càng tồi tệ hơn.
Những đợt hạn hán gay gắt và kéo dài, xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn do khủng hoảng khí hậu, cũng đang gây áp lực lên các hệ sinh thái, ảnh hưởng nặng nề đến các loài động thực vật – Ông Connor cho biết.
Ông cũng đề cập đến các giải pháp bao gồm hợp tác quốc tế tốt hơn để tránh những xung đột về nước.
Ông cho biết: “Kiểm soát lũ lụt và ô nhiễm, chia sẻ dữ liệu và nỗ lực giảm mức độ ô nhiễm sẽ mở ra cơ hội hợp tác hơn nữa và tăng khả năng tiếp cận các quỹ nước”.
Audrey Azoulay, tổng giám đốc UNESCO, cho biết: “Nhu cầu cấp bách là thiết lập các cơ chế quốc tế để ngăn cuộc khủng hoảng nước toàn cầu vượt khỏi tầm kiểm soát”
Ông nhấn mạnh: “Nước là tương lai chung của chúng ta và điều cần thiết là phải cùng nhau hành động để đảm bảo việc chia sẻ nguồn nước một cách công bằng cũng như quản lý nguồn nước bền vững”.
Giải pháp khắc phục tình trạng kham hiếm nước sạch
Hiện nay, có một số giải pháp được đưa ra nhằm khắc phục được tình trạng thiếu nước. Đó là:
– Nâng cao ý thức của người dân về việc sử dụng nước tiết kiệm cũng như bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng để có thể hạn chế được việc nước bị ô nhiễm, từ đó giữ được nguồn nước ổn định.
– Sử dụng máy lọc nước để có được nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
– Ngoài ra, chính phủ các nước trên thế giới cần phối hợp với nhau và đưa ra những kế hoạch, chiến lược chung để bảo vệ và duy trì nguồn nước.
Quy trình xử lý nước, rác thải đúng cách
- Các nhà máy công nghiệp, sản xuất phải thường xuyên cập nhật các quy trình xử lý nước thải tiên tiến, đúng với quy tắc chuẩn hiện hành. Hệ thống xử lý nước thải phải được bảo trì thường xuyên, phát hiện lỗi kịp thời để tiến hành xử lý nước thải bị rò rỉ và bị lỗi
- Bể phốt, bể tự hoại tại các gia đình cần đảm bảo xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường
- Ta không nên xả rác, đưa chất thải xuống ao, hồ, sông suối, biển,… Đặc những nơi gần nguồn nước chăn nuôi thuỷ hải sản, điều này không những sẽ ảnh hưởng đến môi trường mà còn đến nền kinh tế xã hội.
Chuyển hướng đến ngành nông nghiệp xanh
- Các bà con nông dân hãy bắt đầu thực hành quy trình nông nghiệp xanh bằng cách xây dựng quy trình và lập kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng cây trồng, hạn chế tối đa các chất dinh dưỡng dư thừa. Điều này sẽ giúp giảm đi khả năng ô nhiễm nguồn nước ngầm hiệu quả
- Bên cạnh đó, hạn chế hoặc loại bỏ sự xuất hiện của thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ là điều rất cần thiết. Hiện nay rất nhiều khu nông nghiệp áp dụng các kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp theo chuẩn IBM rất hiệu quả, giúp người dân kiểm soát được dịch hại, sâu bệnh, hạn chế hoàn toàn sự phụ thuộc vào các chất hóa học bảo vệ thực vật.
Tiết kiệm nước tối đa
- Ngày nay, nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt dần, thậm chí có những khu vực không có nước sạch để mà sinh hoạt. Hãy trân trọng nguồn nước mà chúng ta đang sử dụng, vì nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá.
- Có thể tiết kiệm nước từ những việc làm rất đỗi đơn giản như sau: tắt vòi nước khi đánh răng, đun nước vừa đủ để sử dụng khi nấu ăn, kiểm tra – bảo dưỡng đường ống nước thường xuyên,…
- Bên cạnh đó, hãy tận dụng triệt để các nguồn nước đến từ tự nhiên như nước mưa, nước thải qua xử lý, sông suối,…. vào việc tưới cây, cọ rửa,… Tránh lãng phí các nguồn nước sạch đang sử dụng.
Ban hành Luật quy định và chính sách chống ô nhiễm nước
Tại Việt Nam các bộ luật liên quan đến ô nhiễm nguồn nước đã được thiết lập quy định và luật pháp rõ ràng, hạn chế tối đa sự gây ô nhiễm đến từ các khu công nghiệp và nhà máy quản lý rác thải. Hiện nay bộ luật vẫn đang được thực thi và cập nhật thường xuyên để bảo vệ tối đa nguồn nước sạch của chúng ta.
Nâng cao dân trí
- Nâng cao ý thức và trách nghiệm đến mỗi cá nhân là điều vô cùng quan trọng. Hiểu được sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ nguồn nước sạch nói chung.
- Rèn luyện tính tự giác, trách nghiệm đối với bản thân với việc bảo vệ môi trường nước, chúng ta sẽ tạo ra một cộng đồng khỏe khoắn và lành mạnh
- Tích cực tham gia và lan truyền các thông điệp qua các chiến dịch, chương trình vận động, giúp tất cả mọi người hiểu rõ được hậu quả ô nhiễm nguồn nước.
***
Trên đây là nội dung bài học Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)
- Bài tham luận trong Hội nghị Cán bộ công chức (8 mẫu)
- GDCD 6 Bài 7 Kết nối tri thức: Ứng phó với tình huống nguy hiểm | Giải bài tập GDCD lớp 6
- Hình tượng người lính trong Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (18 mẫu)
- Lập dàn ý thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia lớp 4 (10 Mẫu)
- Nghị luận về sự trải nghiệm trong cuộc sống (19 mẫu)
- Nghị luận xã hội Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất (12 mẫu)
- Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường (27 mẫu)
- Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7, tập một mà em có ấn tượng và yêu thích (69 mẫu)