Học TậpLớp 6

Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên ngắn gọn, hay nhất (7 Mẫu)

Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên lớp 6 ngắn gọn bao gồm dàn ý chi tiết cùng 7 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo để từ đó hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình

Đề bài: Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên

Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên
Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên

Dàn ý Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên lớp 6

Dàn ý Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên – Số 1

I. Mở bài

Bạn đang xem: Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên ngắn gọn, hay nhất (7 Mẫu)

Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên.

II. Thân bài

1. Hình ảnh đôi bàn tay của mẹ

– Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời: “chắn mưa sa”, “chặn bão qua mùa màng”.

– Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con: “bàn tay mẹ dịu dàng”, con giống như “cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời bé con”.

– Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi sinh vì con: “thức một đời”, “mai sau bể cạn non mòn vẫn còn hát ru”, “chắt chiu từ những dãi dầu”.

=> Người mẹ vất vả nuôi lớn, chăm sóc và hy sinh cho con suốt cả một đời.

2. Lời ru của người mẹ

– Từ “À ơi” là từ mở đầu quen thuộc trong các bài hát ru. Tác giả mở đầu bằng từ “À ơi” khiến cho bài thơ mang giai điệu của lời hát ru.

– Lời ru ngọt ngào đó đã cho con giấc ngủ êm đềm, đã tác động đến vạn vật trong cuộc sống: mềm ngọn gió thu, tan đám sương mù lá cây, cái khuyết tròn đầy, Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau, sóng lặng bãi bồi, đời nín cái đau

=> Tình yêu thương, sự hy sinh cao cả của người mẹ.

III. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ À ơi tay mẹ.

Dàn ý Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên – Số 2

I. Mở bài

Giới thiệu khái quát về bài thơ “À ơi tay mẹ” của nhà thơ Bình Nguyên

II. Thân bài

1. Hình ảnh đôi bàn tay mẹ

* Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời

+ “chắn mưa sa”.

+ “chặn bão qua mùa màng”.

→ Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho con được hạnh phúc, bình yên.

→ Sức mạnh phi thường, bản năng của người làm mẹ.

– Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con

+ “bàn tay mẹ dịu dàng”.

+ gọi con là cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời bé con.

→ Trái ngược với vẻ cứng rắn khi đối mặt với cuộc đời, mẹ luôn dịu dàng, yêu thương con.

* Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi sinh vì con

+ “thức một đời”.

+ “mai sau bể cạn non mòn” vẫn còn hát ru.

+ “chắt chiu từ những dãi dầu”.

→ Người mẹ vất vả, chắt chiu…nuôi nấng con. Mẹ nuôi con suốt một đời dù cho bất cứ điều gì xảy ra.

* Nghệ thuật

+ Điệp từ, điệp cấu trúc “Bàn tay mẹ”, “À ơi này cái”.

+ Ẩn dụ:

  • Bàn tay mẹ – người mẹ.
  • Cái trăng, cái Mặt Trời – người con.

+ Lối thơ, nhịp thơ như lời hát ru.

→ Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Thể hiện tình cảm của mẹ đối với đứa con nhỏ của mình.

2. Lời ru của người mẹ hiền

* Mẹ lo nghĩ cho tất cả mọi người

+ Nghĩ cho đứa con yếu ớt, nhớ nhung mẹ:

  • “mềm ngọn gió thu”, “tan đám sương mù lá cây” → xua tan đi cái rét mướt, lạnh lẽo của thời tiết. → Sự ấm áp đến từ lời ru, từ trái tim người mẹ.
  • “cái khuyết tròn đầy”, “cái thương cái nhớ” → thương cho đứa con còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, thương con khi phải xa mẹ.

+ Nghĩ cho mẹ, cho bà: “sóng lặng bãi bồi”, “mưa không dột chỗ bà ngồi khâu”.

+ Nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: “cho đời nín đau”.

* Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình “À ơi…Mẹ chẳng một câu ru mình”.

→ Đức hi sinh cao cả, thiêng liêng  của người mẹ.

* Nghệ thuật

– Nhịp thơ như lời hát, uyển chuyển, sâu lắng.

– Điệp từ, điệp cấu trúc: “Ru cho”

– Ẩn dụ: “cái khuyết tròn đầy” – nói về đứa con nhỏ

– Nhân hóa, ẩn dụ: “đời nín cái đau” – cuộc sống bớt đi những đau thương và ngập tràn hạnh phúc hơn.

→ Tác dụng

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Thể hiện sự hi sinh cao cả và lớn lao  của mẹ không chỉ với con mà là với người thân, với cả cộng đồng.

III. Kết bài

– Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

7 Bài mẫu Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên lớp 6 hay nhất đạt điểm 9, 10

Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên – Mẫu 1

“À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên là một trong những bài thơ hay viết về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.

Hình ảnh trung tâm trong bài thơ là “bàn tay mẹ”. Người mẹ đã che chắn những “bão giông” cho đứa con nhỏ:

“Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng”

Với hình ảnh này, người đọc có thể cảm nhận được sức mạnh phi thường của mẹ.

“Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi…

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru”

Điệp ngữ “à ơi…” khiến cho bài thơ mang âm hưởng của một lời ru ngọt ngào. Từ đó đánh thức tình cảm của người đọc với những kí ức của tuổi thơ. Tiếp đến, người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Những hình ảnh so sánh cho thấy vai trò quan trọng của đứa con với người mẹ. Con đem đến hy vọng, sự sống cho mẹ. Người đọc đã nhận ra sự nâng niu và xem đứa con như vầng trăng tròn trịa, trong sáng, như mặt trời tỏa sáng và ấm áp đến cho cuộc đời mẹ. Và tình yêu thương đó của mẹ dành cho con là mãi mãi, cho dù “biển cạn non mòn”.

Những câu thơ tiếp theo giúp người đọc hiểu được giá trị từ trong lời ru của mẹ:

“Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây”

Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử.

“Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”

Bàn tay của mẹ trở nên chai sần, nhăn nheo vì những năm tháng vất vả. Nhưng bàn tay đó vẫn mang phép nhiệm màu. Bàn tay đã chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:

“Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”

Mẹ vất vả cả đời, lo toan cho con, lo toan cho gia đình, nhưng có lẽ, chưa một lần mẹ dám ru mình vào giấc ngủ. Trong con người mẹ, lúc nào cũng đầy ắp những suy nghĩ, không phút nào an yên.

Đọc bài thơ, người đọc sẽ cảm thấy xúc động về những hy sinh của người mẹ. Từ đó, mỗi người thêm yêu, thêm hiểu hơn về người mẹ của mình.

Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên – Mẫu 2

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Một trong những bài thơ hay viết về tình cảm đó là “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên.

Bài thơ được mở đầu với những phép nhiệm màu từ đôi bàn tay của mẹ. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ – hình ảnh “bàn tay mẹ” để chỉ người mẹ. Người mẹ đã che chắn những “bão giông” cho đứa con nhỏ:

“Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng”

Đó là sức mạnh phi thường của người mẹ. Những câu thơ tiếp theo giống như lời ru của người mẹ:

“Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi…

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru”

Những lời hát ru yêu thương nhẹ nhàng đã đi vào giấc ngủ của đứa con nhỏ. Người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Những hình ảnh so sánh cho thấy vai trò quan trọng của đứa con với người mẹ. Con đem đến hy vọng, sự sống cho mẹ. Ta có thể cảm nhận được tình cảm của người mẹ, nâng niu và xem đứa con như vầng trăng tròn trịa, trong sáng, như mặt trời tỏa sáng và ấm áp đến cho cuộc đời mẹ. Và tình yêu thương đó của mẹ dành cho con là mãi mãi, cho dù “biển cạn non mòn”. Nhưng những lời hát ru của mẹ vẫn theo con trên từng bước chân cuộc đời.

Lời ru của mẹ dường như có một sức mạnh thần kì nào đó, tác động đến vạn vật:

“Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây”

Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử.

“Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”

Theo thời gian, bàn tay của mẹ trở nên chai sần, nhăn nheo. Nhưng chính bàn tay ấy đã làm nên phép nhiệm màu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy phải chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:

“Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”

Mẹ vất vả cả đời, lo toan cho con, lo toan cho gia đình, nhưng có lẽ, chưa một lần mẹ dám ru mình vào giấc ngủ. Trong con người mẹ, lúc nào cũng đầy ắp những suy nghĩ, không phút nào an yên.

Bài thơ “À ơi tay mẹ” đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ dành cho “mặt trời bé con”. Đồng thời, nỗi khổ cực vất vả của người mẹ cũng được nhà thơ khắc họa thật cảm động.

Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên – Mẫu 3

Tình mẫu tử là một trong những đề tài quen thuộc của thơ ca, nghệ thuật. Viết về tình mẫu tử thiêng liêng đã có biết bao áng thơ hay, bài hát đẹp. Tìm đến đề tài đã quá quen thuộc nhưng những sáng tác của tác giả Bình Nguyên vẫn gieo vào lòng người đọc những nỗi rung động đầy chất thơ về tình mẫu tử đơn sơ mà thấm thía, giản dị mà sâu sắc.

Nói đến nhà thơ Bình Nguyên, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình, bạn đọc nhớ ngay đến những câu thơ lục bát hay của ông. Nhà thơ của cố đô Hoa Lư này đã nhận tới hai giải “Thơ lục bát” (Giải A-2003; Giải Ba-2010) trên báo Văn Nghệ. Qua những tập thơ của nhà thơ Bình Nguyên đã xuất bản trong hơn 15 năm qua, bạn đọc khá quen thuộc với sự hồn hậu, dịu dàng và tài hoa của ông. Một trong những bài thơ lục bát viết về tình mẫu tử để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người yêu thơ là bài thơ “À ơi tay mẹ”, đã được nhạc sĩ Trần Viết Tân phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Trước tiên, ba khổ đầu của bài thơ đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của hình ảnh đôi tay mẹ. Đó là đôi bàn tay vừa mạnh mẽ, kiên cường để bao bọc, chở che cho con trước giông bão cuộc đời, vừa vô cùng ấm áp dịu dàng, đầy yêu thương. Hai câu thơ đầu đã tô đậm vẻ đẹp của đôi bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời:

Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng.

Tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ: “Bàn tay mẹ” để chỉ mẹ với bao phẩm chất tốt đẹp, hết lòng hi sinh vì con. Các hình ảnh ẩn dụ” mưa sa”, “ bão qua mùa màng” là những hình ảnh thiên nhiên thường gặp trong cuộc sống thường ngày, song cũng là hình ảnh biểu tượng cho những vất vả, khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Bên cạnh đó, các động từ mạnh: “chắn”, “chặn”đã diễn tả sự mạnh mẽ, kiên cường của mẹ trước bão giông, thử thách của cuộc đời. Như vậy, chỉ với hai câu thơ đầu đã vẽ ra hai thế giới đối lập nhau: thế giới bên ngoài bàn tay mẹ với bao bão gió, mưa sa dữ dội; còn thế giới bên trong bàn tay mẹ là thế giới của bình yên, dịu êm khi có mẹ che chở. Bàn tay mẹ đã chống đỡ lại mọi giông bão cuộc đời để con được bình an trưởng thành: mẹ “chắn mưa sa”; mẹ “chặn bão qua mùa màng”.  Bàn tay mẹ chính là vòm trời bình yên của con. Ở hai câu thơ đầu, người đọc còn thấy sự đối lập giữa bàn tay nhỏ bé của mẹ với bao bão giông, mưa sa dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên, cuộc đời. Mẹ vượt qua tất thảy vì lòng yêu thương con lớn lao, vô bở. Qua hai câu thơ đầu, người đọc thấy hình ảnh mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho con được hạnh phúc, bình yên. Đó chính là sức mạnh phi thường, bản năng của người làm mẹ.

Không chỉ miêu tả vẻ mạnh mẽ, kiên cường của đôi bàn tay mẹ trước , tác giả đã gợi ra vẻ dịu dàng của đôi bàn tay mẹ, luôn vỗ về, yêu thương con :

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi…

Câu thơ thứ 3 của bài sử dụng phó từ “vẫn” cho thấy bàn tay mẹ thật diệu kì. Trước bão giông cuộc đời, bàn tay mẹ mạnh mẽ, quyết liệt “chắn”, “chặn”; vậy mà trước con vẫn bàn tay ấy của mẹ lại dịu dàng biết bao.Từ láy “dịu dàng” diễn tả hành động nhẹ nhàng, có thể gợi ra nhịp đưa nôi khẽ khàng, đem đến cảm giác dễ chịu. Trong vòng tay mẹ, con được vỗ về, yêu thương. Không chỉ vậy, từ láy “à ơi” được lặp lại 3 lần, đứng đầu 3 dòng thơ tạo điệp khúc ngân nga, khiến cho giai điệu lời ru thêm ngọt ngào, thơ thiết, đưa con vào giấc ngủ say nồng. Mẹ gọi con là cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi. Đây là cách gọi đưa con bé bỏng đầy yêu thương, trìu mến, chứa đựng sự trân quý, nâng niu của mẹ. Có con, cuộc đời của mẹ trở nên trọn vẹn, hạnh phúc. Như vậy, trái ngược với vẻ cứng rắn khi đối mặt với cuộc đời, mẹ luôn dịu dàng, yêu thương con.

Bàn tay mẹ còn chất chứa bao tảo tần, hi sinh vì con:

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái mặt trời bé con…

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.

Nếu như ở khổ thơ thứ hai, mẹ gọi con là cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi thì đến khổ thơ này, mẹ gọi con là “cái mặt trời bé con”. Hình ảnh ẩn dụ “cái mặt trời bé con” đã khẳng định một điều con chính là ánh sáng cuộc đời mẹ, là mặt trơi, là nguồn sống của mẹ. Hình ảnh thơ khiến ta nghĩ đến câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” ( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ). Lời thơ thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu thương con bao la của mẹ. Bên cạnh đó, vệc sử dụng thành ngữ “bể cạn non mòn” gợi sự thay đổi lớn lao của thiên nhiên, của cuộc đời, qua đó khẳng định một điều chắc chắn: dù cho vũ trụ có xoay vần, đời người dâu bể thì tình yêu của mẹ với con sẽ mãi luôn đong đầy trời bể, “à ơi tay mẹ vẫn còn hát ru”.

Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu tự những dãi dầu đấy thôi.

Hình ảnh “Bàn tay mang phép nhiệm màu” cho thấy bàn tay mẹ như bàn tay của bà tiên trong cổ tích, đem lại bao điều tốt đẹp cho cuộc đời con. Nhưng bàn tay của mẹ không phải trong cổ tích mà tồn tại ngay giữa đời thường, “chắt chiu từ những dãi dầu” của cuộc đời. Từ láy “chắt chiu” đã diễn tả sự giữ gìn, nâng niu của mẹ. Mẹ nhận hết về mình bao cay đắng, đối mặt với bao mưa sa, bão giông, trải qua bao dãi dầu, nhọc nhằn, “thức một đời” để chắt chiu những gì đẹp đẽ, an lành nhất cho con, bao bọc, vỗ về và chở che cho con.

Tóm lại tác giả Bình Nguyên đã tinh tế lựa chọn hình ảnh “bàn tay mẹ” để khắc hoạ hình ảnh mẹ. Bằng thể thơ lục bát với nhịp thơ tựa như lời hát ru, các biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, hình ảnh đôi bàn tay mẹ hiện lên thật đẹp đẽ,  là nơi hội tụ vẻ đẹp của sự kiên cường, mạnh mẽ vượt qua mọi thử thách, gian lao trong cuộc sống; song cũng vô cùng ấm áp, dịu dàng. Hình ảnh đôi bàn tay tảo tần mạnh mẽ mà ấm áp trở thành biểu tượng cho người mẹ hết lòng vì con, hình ảnh này đã nhiều lần đi vào các tác phẩm văn học, âm nhạc. Người mẹ luôn ẩn chứa sức mạnh phi thường để bảo vệ con trước giông bão cuộc đời.

Phần sau bài thơ tác giả tập trung làm nổi bật ý nghĩa lời ru của mẹ:

Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây

Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

Ru cho sóng lặng bãi bồi

Mưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu

Ru cho đời nín  cái đau

À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình.

Lời ru chất chưa bao nỗi niềm của mẹ lo nghĩ cho tất cả mọi người. Các hình ảnh thơ thể hiện nỗi niềm lo nghĩ của mẹ:

Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây

Mẹ muốn xua tan đi cái rét mướt, lạnh lẽo của thời tiết để con được khoẻ mạnh lớn lên. Đó là sự ấm áp đến từ lời ru, từ trái tim người mẹ.

Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau

Lời ru thể hiện tình thương của mẹ cho đứa con còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, thương con khi phải xa mẹ. Lời ru cũng thể hiện mong muốn con ngày một trưởng thành, mẹ con không phải xa cách nhau.

Ru cho sóng lặng bãi bồi

Mưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu

Ru cho đời nín cái đau

À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình.

Lời ru chan chứa niềm canh cánh, niềm yêu thương với bà ngoại: “sóng lặng bãi bồi”, “mưa không dột chỗ bà ngồi khâu  “, mong mỏi ngoại luôn được khoẻ mạnh, bình an. Mẹ không chỉ lo cho con bé bỏng, lo cho người thân mà mẹ còn lo nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: “cho đời nín đau”. Mẹ mong cuộc đời là những tháng ngày bình yên, hạnh phúc. Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình:  “À ơi…Mẹ chẳng một câu ru mình”. Câu thơ cho ta thấy được đức hi sinh cao cả, thiêng liêng của người mẹ.  Điệp cấu trúc: “Ru cho” giúp bài thơ mang âm điệu như lời ru, thể hiện tình cảm chan chứa của mẹ dành cho con.

Tóm lại , với thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con, phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc; ngôn ngữ thơ giản dị; nhịp điệu thơ tha thiết, trìu mến, qua bài thơ À ơi tay mẹ, tác giả Bình Nguyên đã thể hiện sâu sắc  tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh…đến quên mình vì con. Qua bài thơ, người đọc thấy được tình mẫu tử giản dị mà thiêng liêng, bồi đắp cho mỗi chúng ta về ý nghĩa cao cả của tình mẫu tử trong cuộc sống.

Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên – Mẫu 4

Một trong những bài thơ hay viết về tình mẫu tử là “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên. Bài thơ đã đem đến cho em nhiều cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng.

Bình Nguyên đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ với hình ảnh “bàn tay” để chỉ người mẹ. Mở đầu bài thơ là lời khẳng định về sự kì diệu của đôi bàn tay mẹ:

“Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng”

Bàn tay nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh phi thường. Chính mẹ là người đã bảo vệ con qua mọi bão táp mưa sa của cuộc đời. Đôi bàn tay ấy chứa chan biết bao tình yêu thương của mẹ.

“Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi…

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru”

Đọc đến đây, chúng ta bắt gặp một cụm từ quen thuộc – “à ơi”, thường thấy trong lời ru. Việc sử dụng cụm từ này giúp cho bài thơ mang âm hưởng như của một lời ru đấy ngọt ngào và da diết. Và trong lời ru đó, mẹ gọi con là “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Hình ảnh giúp chúng ta cảm nhận được vai trò của đứa con với người mẹ. Con chính là nguồn sống, là niềm tin của mẹ. Và dù thời gian có thay đổi đến đâu, mẹ vẫn dành cho con tình yêu thương vô bờ.

Tiếp đến, Bình Nguyên nói về sức mạnh to lớn của lời ru với những hình ảnh giàu tính biểu tượng. Lời ru của mẹ có thể làm vạn vật trở nên dịu dàng hơn, tươi sáng hơn và tròn đầu hơn.

“Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây

Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”

Bàn tay mẹ chứa đựng phép nhiệm màu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời:

“Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”

Đôi bàn tay chắt chiu những khó khăn, nhọc nhằn của cuộc đời mẹ, dành cho con điều tốt đẹp nhất. Một tình yêu thật vĩ đại đến nhường nào.

Quả thật, bài thơ À ơi tay mẹ đã đem đến cho người đọc những cảm xúc chân thực nhất. Từ đó, chúng ta thêm hiểu hơn về tình mẫu tử đẹp đẽ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ nhiều hơn.

Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên – Mẫu 5

Tình mẹ – tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Đã có biết bao lời thơ, câu hát nói về tình cảm đó. Một trong những bài thơ đó là “À ơi tay mẹ” của nhà thơ Bình Nguyên.

Tác giả đã sử dụng hình ảnh “đôi bàn tay” để nhắc về người mẹ. Đôi bàn tay đã tạo ra những phép màu:

“Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng”

Đôi bàn tay của người mẹ thật bình thường, nhưng lại ẩn chứa những điều phi thường. Điều đó xuất phát từ tình yêu sâu sắc mà người mẹ dành cho đứa con của mình. Mẹ đã bảo vệ, che chở con qua “mưa sa”, “bão mùa màng”.

Tiếp đến, tác giả đã đem lời ru của người mẹ vào những câu thơ trong bài:

“Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi…

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru”

Đôi bàn tay của mẹ bế bồng con trong giấc ngủ yên bình.Người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Cách gọi đó cho thấy tình cảm yêu thương của mẹ đối với con. Với mẹ, con chính là ánh trăng hay mặt trời, bất kể là đêm hay ngày đều đem lại nguồn sống cho mẹ. Và dù thời gian có trôi qua, vạn vật có thay đổi, đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Tình yêu của mẹ là không có gì thay đổi.

Lời ru ngọt ngào đó đã cho con giấc ngủ êm đềm, đã tác động đến vạn vật trong cuộc sống:

“Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây”

Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử. Lời ru ngọt ngào biết bao, chan chứa tình yêu sâu nặng:

“Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”

Đôi bàn tay mẹ đã làm nên phép nhiệm màu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy phải chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:

“Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”

Đ ôi bàn tay của người mẹ đã làm lụng vất vả, chăm sóc cho đứa con suốt cả một cuộc đời. Bởi vậy với đứa con thì đó là đôi bàn tay chứa đựng những phép nhiệm màu được chắt chiu từ những khó khăn, vất vả đó. Hai câu thơ rất ngắn gọn, nhưng đã khẳng định được tình mẫu tử cao cả có sức mạnh to lớn, tạo nên những điều kì diệu. Cũng như chúng ta phần nào thấu hiểu hơn được sự khó nhọc của người mẹ.

Bài thơ “À ơi tay mẹ” đem đến những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử. Đó là thứ tình cảm đáng trân quý nhất trong cuộc sống của mỗi người.

Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên – Mẫu 6

Một trong những đề tài quen thuộc của thơ ca là tình mẫu tử. “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên là một trong bài thơ hay viết về đề tài này.

Bài thơ được viết theo thể thơ truyền lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc. Bình Nguyên đã khắc họa hình ảnh người mẹ qua “đôi bàn tay”:

“Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng”

Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Có lẽ nhắc đến hình ảnh người mẹ, đôi bàn tay sẽ đem đến nhiều ấn tượng sâu sắc hơn cả. Bởi đôi bàn tay nhỏ bé đó đã bế bồng khi chúng ta còn nhỏ, chăm sóc và lao động vất vả để nuôi lớn chúng ta trưởng thành. Đôi bàn tay chai sần, nhưng lại vô cùng đẹp đẽ, vì nó lưu giữ lại những nhọc nhằn của cuộc đời và gửi gắm tình yêu thương của người mẹ, bảo vệ mỗi người khỏi những giông bão.

“Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi…

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru”

Những câu thơ bắt đầu bằng từ “à ơi” mang đậm âm hưởng của lời ru ngọt ngào của mẹ. Những hình ảnh được sử dụng rất gần gũi. Đối với người mẹ, con chính là “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Có thể hiểu rằng, đứa con là nguồn sống của người mẹ, đem đến niềm tin và hy vọng cho người mẹ. Và dù thời gian có trôi qua, vạn vật có thay đổi, đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên.

Lời ru của mẹ tuy nhẹ nhàng, êm đềm nhưng lại chứa đựng một sức mạnh phi thường đối với con:

“Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây”

Những sự vật tưởng chừng như trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử. Lời ru ngọt ngào biết bao, chan chứa tình yêu sâu nặng:

“Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”

Đôi bàn tay của người mẹ đã làm lụng vất vả, chăm sóc cho đứa con suốt cả một cuộc đời. Bởi vậy với đứa con thì đó là đôi bàn tay chứa đựng những phép nhiệm màu được chắt chiu từ những khó khăn, vất vả đó. Bài thơ đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ độc đáo, hình ảnh giàu tính biểu tượng và giọng thơ nhẹ nhàng mang đậm âm hưởng của lời ru ngọt ngào.

Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên – Mẫu 7

Tác giả Bình Nguyên có một bài thơ lục bát viết về đề tài quen thuộc – tình mẫu tử, đó là bài thơ “À ơi tay mẹ” đạt giải A của Giải thơ lục bát trên báo Văn nghệ năm 2003.

Với thể thơ lục bát nhẹ nhàng như lời ru, và biện pháp tu từ hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể, tác giả Bình Nguyên đã khắc họa hình ảnh người mẹ qua hình ảnh “đôi bàn tay”. Đôi bàn tay nhỏ bé đó đã bế bồng khi chúng ta còn nhỏ, chăm sóc và lao động vất vả để nuôi lớn chúng ta trưởng thành. Đôi bàn tay chai sần, nhưng lại vô cùng đẹp đẽ, vì nó lưu giữ lại những nhọc nhằn của cuộc đời và gửi gắm tình yêu thương của người mẹ, bảo vệ mỗi người khỏi những giông bão.

“Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi…

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru”

Những câu thơ bắt đầu bằng từ “à ơi” mang đậm âm hưởng của lời ru ngọt ngào của mẹ. Những hình ảnh được sử dụng rất gần gũi. Đối với người mẹ, con chính là “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Có thể hiểu rằng, đứa con là nguồn sống của người mẹ, đem đến niềm tin và hy vọng cho người mẹ. Và dù thời gian có trôi qua, vạn vật có thay đổi, đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên.

Lời ru của mẹ tuy nhẹ nhàng, êm đềm nhưng lại chứa đựng một sức mạnh phi thường đối với con:

“Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây”

Những sự vật tưởng chừng như trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử. Lời ru ngọt ngào biết bao, chan chứa tình yêu sâu nặng:

“Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”

Lời ru thể hiện tình thương của mẹ cho đứa con còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, thương con khi phải xa mẹ. Lời ru cũng thể hiện mong muốn con ngày một trưởng thành, mẹ con không phải xa cách nhau.

“Ru cho sóng lặng bãi bồi

Mưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu

Ru cho đời nín cái đau

À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình.”

Không chỉ ru con, mẹ còn nghĩ cho bà, cho tất cả mọi người, những mong cuộc đời “nín cái đau” để mọi người có thể an yên, hạnh phúc nhiều hơn. Mẹ ru con, ru đời mà “chẳng một câu ru mình” để rồi cứ thế lặng lẽ hi sinh vì con. Mẹ chính là đại diện cho những bà mẹ Việt Nam luôn hi sinh cho con, cho gia đình, vất vả, chắt chiu đến quên cả bản thân mình.

Tác giả Bình Nguyên đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ độc đáo trong bài thơ À ơi tay mẹ, lời thơ êm dịu, mang đậm hơi thở của một lời ru ngọt ngào. Bài thơ đã cho người đọc cảm nhận được tấm lòng yêu thương, lo lắng cho con của mẹ. Mẹ dành cả đời mình ru con mà chẳng một câu ru mình.

*****

Trên đây là 7 bài mẫu Phân tích bài À ơi tay mẹ của Bình Nguyên lớp 6 ngắn gọn hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình với điểm số cao nhất.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (25 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button