Soạn bài À ơi tay mẹ SGK Ngữ văn 6 Cánh diều
Nội dung chính
À ơi tay mẹ là bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: tần tảo, chắt chiu, yêu thương, hi sinh…đến quên mình. |
Chuẩn bị 1
Trả lời câu 1 (trang 37 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Bạn đang xem: Soạn bài À ơi tay mẹ SGK Ngữ văn 6 Cánh diều
Hướng dẫn giải:
Đọc lại bài thơ, đêm số chữ và xem cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài.
Lời giải:
– Bài thơ được chia làm 6 khổ:
+ Khổ 1: 2 dòng
+ Khổ 2,3,4: 4 dòng
+ Khổ 5: 2 dòng
+ Khổ 6: 4 dòng
– Cách gieo vần:
+ Ở khổ 2 dòng: chữ thứ 6 của dòng đầu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng sau (sa – qua, mầu – dầu)
+ Ở khổ 4 dòng:
+ Chữ thứ 6 của dòng 6 câu sẽ vẫn với chữ thứ 6 dòng 8 câu (dàng – vàng, tròn – còn, đời – trời – mòn – còn, thu – mù,…)
+ Chữ thứ 8 của dòng 8 câu sẽ vần với chữ thứ 6 dòng 6 câu (ngon – tròn, con – non, cây – đầy,…)
– Cách ngắt nhịp: Các em có thể ngắt theo nhịp 4/2, 4/4
Chuẩn bị 2
Trả lời câu 2 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ bài thơ, xác định nội dung chính.
Lời giải:
Bài thơ về mẹ và về sự hi sinh của mẹ dành cho con.
Chuẩn bị 3
Trả lời câu 3 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học.
Lời giải:
– Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp ngữ: ” bàn tay”, “à ơi này cái”, “ru cho”
+ Biện pháp nhân hóa: “cái trăng vàng ngủ ngon”, “cái trăng tròn nằm nôi”, “
+ Biện pháp ẩn dụ: bàn tay mẹ ẩn dụ cho tình yêu thương bao la,
– Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, chan chứa cảm xúc yêu thương.
=> Tác dụng: Khiến bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng tựa lời hát ru, giàu hình ảnh, mang tính biểu tượng cao, thể hiện tình cảm chứa chan thắm thiết của mẹ dành cho con.
Chuẩn bị 4
Trả lời câu 4 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Chú ý nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Lời giải:
Người mẹ là người đang bày tỏ cảm xúc tình cảm trong bài.
Chuẩn bị 5
Trả lời câu 5 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc chú thích (*) và tìm hiểu trên internet về tác giả.
Lời giải:
– Bình Nguyên: Tên thật là Nguyễn Đăng Hào, sinh ngày 25 tháng 1 năm 1959.
– Quê quán xã Ninh Phúc, Tp Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
– Ông vừa là nhà thơ vừa là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.
– Hiện nay tác giả Bình Nguyên đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình. Nhà thơ của cố đô Hoa Lư này đã nhận tới hai giải “Thơ lục bát” (Giải A – 2003; Giải Ba – 2010) trên báo Văn Nghệ.
Chuẩn bị 6
Trả lời câu 6 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Nhớ lại nhiều năm về trước, khi bà hay mẹ đã ru em từ khi còn bé và chia sẻ cảm xúc của mình.
Lời giải:
– Thời còn nhỏ, em đã được bà ru ngủ bằng lời ru:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
– Khi lớn lên nhớ lại lời bài hát ru em hiểu được ý nghĩa trong đó => thương yêu kính phục những người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác, chịu thương, chịu khó => Tự hào, tự cảm thấy mình may mắn vì được lớn lên trong lời hát ru đậm chất dân tộc của bà, của mẹ.
Đọc hiểu 1
Trả lời câu 1 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Quan sát bức tranh và chú ý nhan đề.
Lời giải:
Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em về tình mẹ. Bức tranh và nhan đề nổi bật với đôi tay dịu dàng, ấm áp đầy yêu thương của mẹ dành cho con.
Đọc hiểu 2
Trả lời câu 2 (trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ và nhớ lại các biện pháp tu từ, vần nhịp của thơ.
Lời giải:
Em xem lại lời giải câu 1 và câu 3 ở phần Chuẩn bị.
Đọc hiểu 3
Trả lời câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ bài thơ, chú ý những hình ảnh tay mẹ.
Lời giải:
Phép nhiệm màu từ tay mẹ chắt chiu từ những dãi dầu, sương gió, vất vả trong cuộc đời mẹ. Cả đời mẹ dành trọn cho con, lam lũ sớm khuya và bảo vệ con trước những khó khăn của cuộc đời, chỉ mong con có cuộc sống hạnh phúc.
Đọc hiểu 4
Trả lời câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Chú ý các từ ngữ lặp lại và tham khảo lại câu 3 phần Chuẩn bị.
Lời giải:
Những từ ngữ được lặp lại nhiều: “bàn tay”, “à ơi này cái”, “ru cho”.
CH cuối bài 1
Trả lời câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc lại bài thơ, chú ý những câu thơ có hình ảnh tay mẹ.
Lời giải:
– Những hình ảnh chi tiết thể hiện phép màu từ tay mẹ:
+ Bàn tay mẹ – chắn mưa
+ Bàn tay mẹ – chặn bão
+ Bàn tay mẹ – thức một đời, dù bể cạn đá mòn vẫn còn hát ru
– Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của mẹ:
Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng
Bàn tay mẹ thức một đời
Mai sau bề cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
Bàn tay mang phép nhiệm màu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi
CH cuối bài 2
Trả lời câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc lại bài thơ, chú ý những câu thơ có hình ảnh em bé.
Lời giải:
Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng, cái mặt trời, cái khuyết.
CH cuối bài 3
Trả lời câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Nhớ lại kiến thức biện pháp điệp từ và chú ý âm điệu của từ ngữ này.
Lời giải:
“À ơi” được lặp lại nhiều lần có tác dụng:
– Tăng tính nhịp điệu cho lời thơ.
– Khiến câu thơ mang âm điệu lời ru, gần gũi với văn học dân gian.
– Thể hiện tình cảm dịu dàng, trìu mến của mẹ dành cho con.
CH cuối bài 4
Trả lời câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đối chiếu câu thơ với mẹ và cuộc đời và đưa ra nhận xét.
Lời giải:
– Em đồng ý với tác giả.
– Bởi cả đời mẹ vất vả vì con, lam lũ nhọc nhằn chịu mọi đắng cay, nguyện hi sinh cả cuộc đời để cho con có cuộc sống tốt đẹp => đôi bàn tay mẹ đã chịu những dãi dầu nắng mưa là đúng.
CH cuối bài 5
Trả lời câu 5 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Suy nghĩ về hình ảnh ẩn dụ này.
Lời giải:
Hình ảnh “bàn tay mẹ”: tượng trưng cho tình yêu thương bao la vô bờ bến của người mẹ dành cho con.
CH cuối bài 6
Trả lời câu 6 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Tự chọn khổ thơ mà em thích nhất và đưa ra lí do.
Lời giải:
– Em thích khổ thơ cuối.
– Khổ thơ này nói về tình cảm bao la của mẹ và cường điệu hóa lời ru. Lời ru tha thiết, xuất phát từ tình yêu thương lại có thể xua tan đi tất cả những bão giông của cuộc đời để cho con một cuộc sống bình yên nhất.
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản À ơi tay mẹ
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn văn 6 Cánh Diều
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)