Học TậpLớp 7

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị (15 mẫu)

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị bao gồm hướng dẫn viết cùng 15 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị
Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị

Mục lục

Dàn ý Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị

1. Mở đoạn: giới thiệu văn bản “Ca Huế”.

Bạn đang xem: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị (15 mẫu)

2. Thân đoạn: nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản:

– Hoạt động ca Huế có những quy tắc, luật lệ độc đáo.

– Giá trị của ca Huế: là thể loại âm nhạc đỉnh cao.

-> Trân trọng, yêu mến di sản văn hóa của dân tộc.

3. Kết đoạn: nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 1

Sau khi em đọc văn bản “Ca Huế”, em cảm thấy tự hào, yêu mến đất nước hơn. Tác giả bài viết đã giới thiệu rất chi tiết về nguồn gốc của ca Huế, cả về những quy định, luật lệ của ca Huế và những giá trị mà ca Huế mang lại đối với đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Và chúng ta càng cần phải bảo vệ giữ gìn và phát huy những nét di sản văn hóa của dân tộc như Ca Huế.

Cụm chủ vị: Sau khi em đọc văn bản “Ca Huế”

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 2

Văn bản “Ca Huế” đã cung cấp cho em nhiều thông tin thú vị, bổ ích về hoạt động nghệ thuật này. Trước hết, em nhận thấy ca Huế có nguồn gốc thật đặc biệt “ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa”. Ca Huế còn có những quy tắc, luật lệ độc đáo về không gian, người trình diễn, nhạc cụ,… Theo thời gian, ca Huế ngày càng hấp dẫn người dân cũng như khách du lịch. Khi các nghệ nhân cất lên tiếng ca cùng tiếng đàn, cả không gian chìm trong giai điệu du dương, thiết tha. Mong rằng, trong tương lai không xa, em sẽ có cơ hội xem biểu diễn ca Huế trên sông Hương.

=> Trạng ngữ là cụm chủ vị: Khi các nghệ nhân cất lên tiếng ca cùng tiếng đàn.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 3

Tác phẩm “Ca huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh đã giúp người đọc hiểu hơn về một nét văn hóa độc đáo. Xứ Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình rất đa dạng. Dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca Huế thể hiện nét tao nhã, đầy sức quyến rũ của con người nơi đây. Có thể khẳng định rằng, ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.

Cụm chủ vị: Có thể nói, ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giứ và phát huy.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 4

Văn bản “Ca Huế” đã giúp người đọc hiểu sâu hơn về loại hình nghệ thuật này.Tác giả đã giới thiệu một cách đầy đủ từ nguồn gốc,môi trường diễn xướng, phong cách biểu diễn đến giá trị của ca Huế. Về nguồn gốc, môi trường diễn xướng, phong cách biểu diễn đến giá trị của ca Huế. Về nguồn gốc, ca Huế được khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học. Tiếp đến là môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ tám đến mười người, trong đó số lượng nhạc công từ năm đến sáu người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn bốn hoặc năm nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách gồm biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Cuối cùng, tác giả khẳng định ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam. Khi tôi đọc xong văn bản này, tôi cảm thấy thêm tự hào về nét đẹp văn hóa của đất nước mình.

Cụm chủ vị: Khi tôi đọc xong văn bản này, tôi cảm thấy thêm tự hào về nét đẹp văn hóa của đất nước mình.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 5

Ca Huế là một loại hình âm nhạc truyền thống. Ca Huế thường được biểu diễn trong một không gian hẹp, vào buổi tối vì tính chất của âm nhạc mang tính tâm sự, tâm tình. Số lượng người tham gia ca Huế khoảng từ 8-10 người. Về phong cách biểu diễn ca Huế có 2 kiểu. Thứ nhất là cách biểu diễn truyền thống người biểu diễn và người thường thức có quen biết nhau, vừa thưởng thức nghệ thuật vừa có thể nhận xét đánh giá, góp ý. Thứ hai là biểu diễn cho du khách: Có giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân. Em rất yêu thích thể loại âm nhạc đặc biệt này, em mong ca Huế sẽ mãi được bảo tồn và ngày càng phát huy. Với những phong cách biểu diễn mang dấu ấn riêng biệt, ca Huế xứng đáng là loại hình ca nhạc dân tộc có giá trị lâu bền.

Cụm chủ vị: Với những phong cách biểu diễn mang dấu ấn riêng biệt, ca Huế xứng đáng là loại hình ca nhạc dân tộc có giá trị lâu bền.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 6

Văn bản “Ca Huế” đã giúp em có thêm hiểu biết về một thể loại nhạc tiêu biểu của xứ Huế mộng mơ. Ở phần mở đầu văn bản, tác giả cung cấp ngắn gọn xuất xứ của hoạt động nghệ thuật này. Tiếp đến, em hiểu thêm về các quy tắc, luật lệ trong một buổi biểu diễn. Trình diễn ca Huế giống như một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa những người hiểu biết sáng tác, âm nhạc và nghệ thuật. Đây chính là điều mà em ấn tượng nhất. Theo dòng chảy nhịp nhàng của thời gian, ca Huế vẫn mãi là thể loại âm nhạc tuyệt đỉnh. Qua đây, để những truyền thống văn hóa luôn tỏa sáng, em thường nhắn nhủ bản thân phải biết trân trọng, giữ gìn các giá trị tốt đẹp ấy.

=> Trạng ngữ là cụm chủ vị: để những truyền thống văn hóa luôn tỏa sáng.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 7

Sau khi đọc xong văn bản “Ca Huế”, em cảm thấy vô cùng thích thú, tò mò về hoạt động biểu diễn nổi tiếng của xứ Huế. Ca Huế được trình diễn trong một không gian môi trường thật đặc biệt “không gian hẹp, số lượng người trình diễn và người nghe hạn chế”. Ngoài ra, quy định về số lượng nhạc cụ cũng tạo nên sự khác biệt cho thể loại âm nhạc này. Khi ca Huế được thể hiện bằng phong cách biểu diễn truyền thống, ta sẽ thấy những cuộc trao đổi, nhận xét, bàn luận giữa người trình diễn và người thưởng thức. Đến với phong cách trình diễn dành cho du khách, quy trình lại diễn ra theo một hướng khác. Có thể nói, ca Huế giống như một bông hoa hương sắc, nở rộ giữa nền âm nhạc truyền thống.

=> Trạng ngữ là cụm chủ vị: Khi ca Huế được thể hiện bằng phong cách biểu diễn truyền thống.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 8

Sau khi đọc văn bản “Ca Huế”, em đã có hình dung rõ nét về một hoạt động biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng của nước ta. Giống như các loại hình biểu diễn khác, ca Huế cũng đề ra các điều lệ, quy tắc phải tuân theo. Đó là yêu cầu về không gian diễn xướng. Hay là quy định về số lượng người trình diễn, nhạc công và nhạc cụ,… Ngoài ra, ca Huế còn có phong cách trình diễn rất riêng biệt, độc đáo. Qua đây, em nhận thấy ca Huế xứng đáng là nét đẹp, niềm tự hào của xứ Huế nói riêng và đất nước nói chung. Hi vọng rằng, vào một đêm nào đó, khi mặt trăng tỏa bóng xuống dòng sông Hương, em sẽ được thưởng thức trình diễn ca Huế cùng những người thân yêu.

=> Trạng ngữ là cụm chủ vị: khi mặt trăng tỏa bóng xuống dòng sông Hương.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 9

Sau khi đọc văn bản “Ca Huế”, em đã có thêm hiểu biết về văn hóa nghệ thuật truyền thống của xứ Huế nên thơ. Ca Huế có nguồn gốc từ cung đình, phủ vua chúa. Đây là điều mà em ấn tượng nhất về hoạt động biểu diễn này. Theo thời gian, ca Huế đã được dân gian hóa để quần chúng nhân dân tiếp xúc nhiều hơn. Ngoài ra, những quy định, luật lệ khi trình diễn cũng giúp em nhận ra nét đặc trưng chỉ có ở ca Huế. Có thể nói, ca Huế vẫn luôn tỏa sáng rực rỡ trong nền âm nhạc truyền thống nước nhà. Qua những thông tin được tác giả cung cấp, em cảm thấy vô cùng thích thú về hoạt động biểu diễn tiêu biểu của xứ Huế.

=> Trạng ngữ là cụm chủ vị: Qua những thông tin được tác giả cung cấp.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 10

Khi em đọc văn bản Ca Huế, một nỗi niềm tự hào và yêu mến quê hương đất nước bỗng trào dâng trong lòng. Trong phần đầu văn bản, tác giả giới thiệu về nguồn gốc của ca Huế xuất phát từ phủ chúa cung vua với hình thức biểu diễn mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu. Phần hai, sau khi mô tả về môi trường diễn xướng, tác giả đã cung cấp thông tin thể hiện quy định, luật lệ giúp em có thể hình dung rõ ràng hơn về loại hình văn nghệ dân gian này. Kết bài, em cũng rất đồng ý với quan điểm của người viết, rằng ca Huế chính là một thể loại âm nhạc đỉnh cao cần được bảo tồn và lưu truyền cho con cháu đời sau.

Chú thích:

Phần gạch chân: trạng ngữ là cụm chủ vị.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 11

Sau khi đọc văn bản Ca Huế, em cảm thấy thật thú vị vì được biết thêm về một hình thức âm nhạc truyền thống khai sinh từ mảnh đất cố đô. Để người đọc hình dung ra một buổi diễn xướng ca Huế, tác giả đã mô tả một cách ngắn gọn nhưng cũng không kém phần sinh động về không gian biểu diễn cũng như thành phần ban nhạc và các loại nhạc cụ. Thông qua những dòng văn ấy, em mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về loại hình âm nhạc truyền thống không chỉ đẹp về giai điệu mà còn độc đáo về lối trình diễn này.

Chú thích:

Phần gạch chân: trạng ngữ là cụm chủ vị.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 12

Khi em đọc bài Ca Huế, em cảm thấy tự hào, yêu mến đất nước hơn. Tác giả bài viết đã giới thiệu rất chi tiết về nguồn gốc của ca Huế, cả về những quy định, luật lệ của ca Huế và những giá trị mà ca Huế mang lại đối với đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. Và chúng ta càng cần phải bảo vệ giữ gìn và phát huy những nét di sản văn hóa của dân tộc như Ca Huế.

– Trạng ngữ là cụm chủ vị: Khi em đọc bài ca Huế.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 13

Văn bản “Ca Huế” đã giúp người đọc hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này. Tác giả đã giới thiệu một cách đầy đủ từ nguồn gốc, môi trường diễn xướng, phong cách biểu diễn đến giá trị của ca Huế. Về nguồn gốc, ca Huế được khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học. Tiếp đến là môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ tám đến mười người, trong đó số lượng nhạc công từ năm đến sáu người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn bốn hoặc năm nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách gồm biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Cuối cùng, tác giả khẳng định ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam. Khi tôi đọc xong văn bản này, tôi cảm thấy thêm tự hào về nét đẹp văn hóa của đất nước mình.

Câu văn: Khi tôi/đọc xong văn bản này, tôi cảm thấy thêm tự hào về nét đẹp văn hóa của đất nước mình.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 14

Văn bản “Ca Huế” đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Mở đầu bài viết nói về nguồn gốc của ca Huế, loại hình nghệ thuật được bắt nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, được dành cho giới thượng lưu. Theo thời gian, lối hát thính phòng này đã được dân gian hóa để phù hợp với nhiều tầng lớp công chúng hơn. Tiếp đến, tác giả nói về môi trường diễn xướng của ca Huế cùng với đầy đủ thông tin về số lượng nhạc công, nhạc cụ được sử dụng. Không chỉ vậy, chúng ta còn nắm rõ hai phong cách biểu diễn truyền thống và cho du khách với sự khác biệt. Có thể nói rằng, ca Huế chính là một di sản văn hóa quý giá của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam.

Câu văn: Mở đầu bài viết/ nói về nguồn gốc của ca Huế, loại hình nghệ thuật được bắt nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, được dành cho giới thượng lưu.

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị- Mẫu 15

Đọc văn bản ca Huế ở bài 5, em như cảm nhận được một sự trân trọng, nâng niu đối với một nét đẹp văn hóa dân tộc. Điều đó không chỉ thể hiện qua sự chuẩn bị, những quy tắc, luật lệ mà tác giả nêu ra mà còn thể hiện trong cách diễn đạt trang trọng, cụ thể. Văn bản đã giúp ta hiểu thêm về loại hình nghệ thuật này, biết được giá trị, ý nghĩa văn hóa, lịch sử của nó. Qua đó, ta phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống ấy.

*****

Trên đây là hơn 15 mẫu Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

5/5 - (6 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button