Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Nội dung chính
“Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương” thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước. |
Chuẩn bị đọc
(trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Bạn đang xem: Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn giải:
Tìm hiểu nghĩa của cụm từ và trình bày ý nghĩ của em.
Lời giải:
Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” gợi ra cho em là những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nơi mà mỗi người đã từng sinh ra.
Trải nghiệm cùng VB
(trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc lại bài thơ và trình bày suy nghĩ của em.
Lời giải:
Qua câu ca dao này, em cảm nhận được kinh thành Thăng Long là nơi đông đúc, nhộn nhịp với sự trù phú của cảnh đẹp phố phường.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ lại bài ca dao, chú ý các chi tiết miêu tả kinh thành.
Lời giải:
– Điểm đặc biệt của kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao:
+ Kinh thành Thăng Long hiện lên với đầy đủ tên gọi của 36 phố phường.
+ Các tên phố phường đều gắn với sản vật riêng của nơi đó.
+ Cảnh vật và con người hiện lên đông đúc, náo nhiệt.
– Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã thể hiện niềm tự hào và tình cảm lưu luyến của tác giả.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ bài ca dao chú ý các chi tiết được miêu tả quê hương.
Lời giải:
– Bài ca dao số 2 đã giới thiệu về vẻ đẹp truyền thống giữ nước của dân tộc.
– Qua đó tác giả thể hiện niềm tự hào, yêu mến đối với dân tộc.
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc văn bản này và nêu cảm nhận của em.
Lời giải:
– Bài ca dao 3 đã gợi lên:
+ Vẻ đẹp thiên nhiên của vùng đất Bình Định;
+ Lịch sử đấu tranh anh hùng;
+ Lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ;
+ Vẻ đẹp của những món ăn dân dã đặc trưng nơi đây.
– Tác giả đã sử dụng phép điệp từ “có” trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”
– Tác dụng: góp phần nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể hiện lòng tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Tìm hiểu về thể thơ lục bát, sau đó theo dõi bài thơ và nêu đặc điểm.
Lời giải:
Đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3:
– Có cặp câu lục bát.
– Vần trong các dòng thơ: tiếng thứ 6 của câu lục hiệp với tiếng thứ 6 của câu bát.
– Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Em chú ý vào từ “sẵn” của tác giả và trình bày.
Lời giải:
– Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện sự trù phú về sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho Tháp Mười.
– Qua đó thể hiện niềm tự hào, trân trọng về thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười.
Suy ngẫm và phản hồi 6
Câu 6 (trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc lại 4 bài ca dao và tìm điểm chung của 4 bài.
Lời giải:
– Bốn bài ca dao trên đã thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của mỗi vùng đất.
– Qua đó tác giả thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào về quê hương, đất nước. Dựa vào những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật được các tác giả dân gian thể hiện qua từng bài ca dao để cảm nhận điều đó.
Suy ngẫm và phản hồi 7
Câu 7 (trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Kẻ bảng vào vở, đọc lại các bài ca dao và tìm từ ngữ phù hợp để điền vào.
Lời giải:
Suy ngẫm và phản hồi 8
Câu 8 (trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Lựa chọn dựa trên cảm nhận của em và nêu lí do vì sao em chọn.
Lời giải:
Các em tự chọn bài ca dao mình thích nhất và đưa ra lí do mình lựa chọn.
Ví dụ: Em thích nhất là bài ca dao số 1, bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp phồn hoa đô thị của phố phường Hà Nội xưa.
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)