Mời các em theo dõi nội dung bài học về Thơ Đường luật là gì do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Thơ Đường luật là gì?
Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ Đường bên cạnh thơ cổ đại (cổ thể thi), từ, thơ Đường luật đã phát triển mạnh mẽ tại chính quê hương của nó và lan tỏa ra nhiều quốc gia lân bang với tư cách thể loại tiêu biểu nhất của thơ Đường nói riêng và tinh hoa thi ca Trung Hoa nói chung. Thơ Đường luật còn được gọi với tên thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể vốn không theo cách luật ấy.
Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng “thất ngôn bát cú” (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: “thất ngôn tứ tuyệt” (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), “ngũ ngôn tứ tuyệt” (bốn câu, mỗi câu năm chữ), “ngũ ngôn bát cú” (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn theo các quy tắc này.
Bạn đang xem: Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm của thơ Đường luật
Nguồn gốc của thơ Đường luật
Thơ Đường luật là một trong những thể loại văn chương xuất hiện từ rất sớm trong văn học Trung Quốc, đây cũng là một thể loại thơ phổ biến trong văn hoá thơ ca khu vực Đông Á thời trung đại. Thể thơ thất ngôn bát cú là cổ thi, xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường mới được các nhà thơ đặt ra quy định cụ thể, rõ rằng kéo dài trong chế độ phong kiến. Thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài và rất phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu là được các cây bút quyd tộc sử dụng.
Thể thơ có luật rất chặt chẽ, tuy nhiên trong quá trình sáng tác, nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình các tác giả đã làm giamr bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.
Đặc điểm của thơ Đường luật
Thơ Đường luật có các đặc điểm như sau:
– Thơ Đường luật là một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục
– Về hình thức: thơ Đường luật có dạng thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn
– Các dạng biến thể: thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), ngũ ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác, người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn theo các quy tắc này.
– Luật Đối âm (luật bằng trắc)
- Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, dùng các chữ thứ 2 – 4 – 6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm những chữ không có dấu hoặc dấu huyền, thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng
- Những bài có luật bằng là bài sử dụng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu tiên; ngược lại, nếu chữ thứ hai trong câu đầu tiên mà sử dụng thanh trắc thì được gọi là luật trắc. Chữ thứ hai và chữ thứ sáu trong cùng một câu phải giống nhau về thanh điệu và đồng thời chữ thứ tư không được có thanh điệu giống với hai chữ kia.
– Luật Đối ý
- Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại Đường luật chính là ý nghĩa của câu thứ ba, thứ tư phải đối nhau và cả hai câu thứ năm, thứ sáu cũng phải đối nhau
- Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh động đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới
- Nếu trong một bài thơ Đường luật mà các câu ba, bốn không đối nhau hoặc những câu năm, sáu không đối nhau thì được gọi là thất đối.
Bố cục của thơ Đường luật
Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống được chia thành bốn phần: đề, thực, luận, kết. Đề gồm hai câu đầu, trong đó câu đầu tiên gọi là câu phá đề, câu thứ hai gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau. Thực gồm hai câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài. Luận gồm hai câu tiếp sau nữa, bình luận hai câu thực. Kết là hai câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số 7 là câu thúc và câu cuối là câu hợp. Thơ thấy ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm nhất, nhưng chính điều này lại được người xưa ưa thích, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, xướng hoạ… và trong tất cả các kì thi xưa đều dùng để chọn người tài.
Một quan niệm khác áp dụng cấu trúc 2 – 4 – 2 cho bài thơ thất ngôn bát cú, Theo đó, quan niệm này dứng ở góc độ không gian – thời gian nghệ thuật để khảo sát toàn bài dựa theo logic hai câu đầu và hai câu cuối của bài thơ Đường luật thì thường yếu tố thời gian sẽ chiếm vị trí chủ đạo, bốn câu giữa trật tự không gian là chủ đạo và tác giả dường như dừng lại để quan sát sự vật.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu có xu hướng không cố tìm quy luật chung về bố cụ để áp dụng trong hàng loạt bài thơ mà áp dụng quan điểm nghiên cứu bám sát và tuân thủ theo cách phân chia bố cục của từng bài thơ theo mạch cảm xúc của thi nhân biển hiện trong bài. Một ví dụ đó là bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hoàn toàn có thể được tách theo bố cục 1/7, hoặc Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có thể tác bố cục 7/1 hoặc 1/6/1.
Các dạng thơ Đường luật
Thất ngôn bát cú
Thơ thất ngôn bát cú chính là một thể loại thơ cổ xuất hiện rất sớm ở Trung Hoa, đến thời Đường đã được các nhà thơ đặt lại quy tắc rõ ràng, cụ thể hơn và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ đó. Đặc điểm của thể loại thơ này chính là mỗi bài thơ sẽ có 8 câu và mỗi câu có 7 chữ, đồng thời tuân theo một quy tắc rất chặt chẽ.
Thất ngôn tứ tuyệt
Thực chất chính là một bài “thất ngôn bát cú” nhưng đem bỏ đi 4 câu đầu hoặc 4 câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần… vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này sẽ trở thành một bài thơ “4 câu 3 vần” mà Nguyễn Du đã sử dụng để viết truyện Kiều.
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Thực chất chính là một bài thất ngôn tứ tuyệt nhưng đem bỏ đi 2 chữ đầu ở mỗi câu; các chữ và luật sử dụng còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.
Ngũ ngôn bát cú
Cũng là biến thể từ bài thất ngôn bát cú nhưng bỏ 2 chữ đầu ở mỗi câu mà thành, vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần ở các chữ còn lại.
Khi làm thơ Đường Luật thì chúng ta phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không tuân theo đúng quy tắc thì dù nội dung bài thơ của bạn có hay đến mấy đi nữa thì cũng không được chấp nhận.
Luật trong thơ đường luật như thế nào?
Đối âm – Luật bằng trắc
Đối với luật thơ đường sẽ căn cứ dựa trên thanh bằng và thanh trắc, sử dụng những chữ thứ 2 – 4 – 6 và 7 trong cùng một câu thơ nhằm để xây dựng luật. Trong thanh bằng sẽ gồm các chữ không có dấu hoặc là dấu huyền. Còn thanh trắc sẽ gồm toàn bộ những dấu còn lại đó là sắc – hỏi – ngã – nặng.
Các bài thơ có luật bằng sẽ là bài dùng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu tiên nếu như chữ thứ 2 trong câu đầu tiên mà dùng thanh sắc, khi đó sẽ được gọi là luật trắc. Chữ thứ 2 và chữ thứ 6 ở trong cùng một câu cần phải giống nhau về thanh điệu, bên cạnh đó chữ thứ 4 sẽ không có thanh điệu giống với 2 chữ còn lại.
Đối ý
Là nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại đường luật chính là ý nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 cần phải đối nhau, cả 2 câu thứ 5 và thứ 6 cũng cần phải đối nhau.
Đối sẽ là mức độ tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc là từ ghép, trong đó sẽ bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả dùng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh sẽ là cảnh đội động đối với cảnh tỉnh, trên sẽ đối với dưới,… Trong trường hợp một bài thơ đường luật mà những câu 3 và 4 không đối nhau hoặc các câu 5 và 6 không đối nhau thì sẽ được gọi là “thất đối”.
Thơ Đường luật trung đại
Thơ đường luật trung đại mang tính ước lệ và tượng trưng trong kỹ thuật miêu tả. Mỗi sự vật, hiện tượng xuất hiện trong thơ đều có hình dáng, kích thước khác với sự tồn tại của chúng trong cuộc sống. Chẳng hạn, tả vẻ đẹp của Thuý Kiều “Sắc thu thuỷ chung xuân sơn / Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, tả Từ Hải “Râu hùm nuốt mày / Vai rộng năm thước, thân cao mười thước”. .
Thứ hai, thơ trung đại có tính chất cổ, trong ngôn ngữ, sử dụng nhiều điển cố và truyền thuyết. Chẳng hạn, trong đoạn Sau cuộc chia ly, hai danh từ Tiêu Tương và Hàm Dương được lặp lại ba lần, mang sức nặng của ngôn từ thể hiện sự chia ly của đôi trai gái. Việc sử dụng từ ngữ Hán, điển cố kinh điển, làm cho thơ văn trở nên uyên bác, từ ngữ ít nhiều có ý nghĩa và do đó cũng đòi hỏi người đọc phải hiểu biết về các tư liệu đó. Phần bài học thông qua bản dịch nên phải có dạng bài so sánh với nguyên tắc để có thể tìm ra nghĩa và cách dùng từ của tác giả.
Với thể thơ cổ điển có quy luật chặt chẽ, thơ trung đại có sự hài hòa, cân đối, bố cục chặt chẽ. Mỗi bài thơ 28 chữ hoặc bảy chữ 56 chữ, tất cả nội dung và tâm tư đều được dồn nén trong lời nói nên rất sâu sắc.
Ý nghĩa của việc tìm hiểu hình thức thơ Đường luật: Văn học chính thống, giáo dục và chế độ thi cử thời trung đại đều sử dụng tiếng Hán nên người Việt từ lâu đã làm thơ bằng chữ Hán, trong đó có thơ Đường luật. Nghiên cứu các dòng thơ sẽ thấy được sự khác biệt và độc đáo trong cấu trúc hay ca từ. Tạo không gian mới cho các thể thơ cũ, mở ra một con đường mới cho thơ.
Thơ Đường luật tại một số quốc gia
Việt Nam
Vì văn chương chính thống, giáo dục và hệ thống khoa cử thời trung đại đều sử dụng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đã sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán trong đó có thơ theo luật Đường. Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ khác của dân tộc Việt.
Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỉ XX. Kể từ phong trào thơ mới trở đi, số người còn làm thể thơ này đã bị giảm đi đáng kể.
Nhật Bản
Khoảng vào thế kỷ thứ 5, chữ Hán truyền từ Trung Hoa tới Nhật. Năm 593, thái tử Shotoku (Thượng Đức) nhiếp chính đã ban hiến pháp “Thập thất điều”, gửi nhiều phái đoàn sang nhà Đường du học. Năm 710, nữ hoàng Genmei thiên đô về Nara, đặt tên là Bình Thành Kinh. Năm 794 Thiên hoàng Kammu thiên đô về Heian và lập kinh đô. Đây là thời kỳ người Nhật mô phỏng Trung Hoa thời nhà Đường toàn diện từ kiến trúc đô thành (theo mô hình kinh đô Tràng An nhà Đường và thành Lạc Dương triều Bắc Nguỵ) đến nghi thức, văn hoá và thời kỳ này kéo dài ít nhất tính đến thời điểm Nhật Bản ngừng phái sứ giả sang giao lưu với đại lục năm 894. Thơ văn chữ Hán trở thành văn học của công và đồng nghĩa với sinh hoạt cung đình.
Thành tựu đáng chú ý đầu tiên của người Nhật đối với thể loại thơ Đường luật có thể kể đến Kaifuso (Hoài phong tảo, 751). Thi tập này bao gồm 120 bài thơ chữ Hán, quy tụ các nhà thơ tiêu biểu từ hoàng đế, thành viên của hoàng tộc, quý tộc, tăng lữ cho đến những Hoa kiều nhập quốc tịch Nhật. Sáng tác đa phần được thực hiện từ thế kỷ thứ 7 và 8, hình thức thơ chủ yếu là thơ ngũ ngôn, tứ tuyệt, bát cú.
***
Trên đây là nội dung bài học Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm của thơ Đường luật do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Giải Bài 4.16 trang 65 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 1 trang 37 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo
- Giải Vận dụng trang 30 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào?
- Phân tích nhân vật he ra clet hay nhất (5 mẫu)
- Giải Bài 1.14 trang 19 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- 2011 là năm con gì? Sinh năm 2011 mệnh gì?
- 63 trò chơi dân gian ngày Tết hay nhất dành cho Thiếu nhi
- Abigail Western là ai? Câu chuyện về Abigail Western
- Âm đệm là gì? Các âm đệm gồm những âm nào?
- Armadillo là con gì? Những điều thú vị về Armadillo
- Bae là gì? Ý nghĩa của từ BAE
- Bài dự thi Lá thư gửi đến tương lai 2023
- Bài dự thi Tấm gương nhà giáo Việt Nam (10 mẫu)