Toán 6 Bài 9 Cánh diều: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 | Giải SGK Toán lớp 6 Cánh diều
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Toán 6 Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Trả lời câu hỏi giữa bài
Bạn đang xem: Toán 6 Bài 9 Cánh diều: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 | Giải SGK Toán lớp 6 Cánh diều
Giải Toán 6 trang 38 Tập 1
Toán lớp 6 trang 38 Câu hỏi khởi động: Trong giờ học Lịch sử, cô Hạnh nêu một năm của thế kỉ XX đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử đất nước ta. Năm đó là số được viết từ các chữ số lẻ khác nhau. Số đó còn chia hết cho 5 và chia cho 9 dư 4.
Hỏi năm đó là năm nào?
Lời giải:
Ta giải quyết bài tập này sau khi học xong bài “Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9”.
Theo đề bài ta thấy năm cần tìm thuộc thế kỉ XX, mà thế kỷ XX là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1901 đến hết năm 2000 (bằng 100 năm).
Mà năm cần tìm được viết từ các chữ số lẻ khác nhau nên nó có dạng (với * là các số tự nhiên lẻ từ 3 đến 7)
Ta có: chia hết cho 5 nên nó phải có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5, nhưng số đó được viết từ các chữ số lẻ khác nhau nên chữ số tận cùng của phải là 5.
Khi đó số cần tìm có dạng
Các chữ số lẻ còn lại thỏa mãn * là 3, 7
TH1. * = 3 khi đó ta có số 1935 với 1 + 9 + 3 + 5 = 18 chia hết cho 9. Hay 1935 chia hết cho 9 (không thỏa mãn)
TH2. * = 7 khi đó ta có số 1975 với 1 + 9 + 7 + 5 = 22 không chia hết cho 9, mà 22 chia 9 dư 4 nên 1975 chia cho 9 dư 4.
Vậy năm cần tìm là năm 1975.
Toán lớp 6 trang 38 Hoạt động 1:
a) Thực hiện phép tính 123 : 3 và nêu quan hệ chia hết của 123 với 3.
b) Tìm tổng S các chữ số của 123 và nêu quan hệ chia hết của S với 3.
Lời giải:
a) Ta có: 123 : 3 = 41
Do đó số 123 là số chia hết cho 3.
b) Tổng các chữ số của số 123 là: S = 1 + 2 + 3 = 6.
Ta có: 6 : 3 = 2
Do đó số 6 chia hết cho 3 hay S chia hết cho 3.
Toán lớp 6 trang 38 Luyện tập 1: Viết một số có hai chữ số sao cho:
a) Số đó chia hết cho 3 và 5;
b) Số đó chia hết cho cả ba số 2, 3, 5.
Lời giải:
a) Số chia hết cho 5 là số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.
Số chia hết cho 3 là số có tổng các chữ số chia hết cho 3.
Do đó số chia hết cho 3 và 5 là số có tổng các chữ số chia hết cho 3 và có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.
Vậy một số có hai chữ số thỏa mãn số đó chia hết cho 3 và 5 là: 15 (hoặc các em có thể chọn một trong các số 30; 45; 60; 75; 90).
b) Số chia hết cho cả 2 và 5 là số có chữ số tận cùng là 0.
Số chia hết cho 3 là số có tổng các chữ số chia hết cho 3.
Do đó số chia hết cho cả ba số 2; 3; 5 là các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 và có chữ số tận cùng là 0.
Vậy một số có hai chữ số thỏa mãn số đó chia hết cho cả ba số 2; 3 và 5 là: 30 (hoặc các em có thể chọn số 60 hoặc 90).
Giải Toán 6 trang 39 Tập 1
Toán lớp 6 trang 39 Hoạt động 2:
a) Thực hiện phép tính 135 : 9 và nêu quan hệ chia hết của 135 với 9.
b) Tìm tổng S các chữ số của 135 và nêu quan hệ chia hết của S với 9.
Lời giải:
a) Ta có: 135 : 9 = 15
Do đó số 135 chia hết cho 9.
b) Tổng các chữ số của 135 là: S = 1 + 3 + 5 = 9
Ta có 9 : 9 = 1
Vậy số 9 chia hết cho 9 hay S chia hết cho 9.
Toán lớp 6 trang 39 Luyện tập 2: Viết một số có hai chữ số sao cho:
a) Số đó chia hết cho 2 và 9;
b) Số đó chia hết cho cả ba số 2, 5, 9.
Lời giải:
a) Số chia hết cho 2 là các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8.
Số chia hết cho 9 là các số có tổng các chữ số chia hết cho 9.
Do đó các số chia hết cho 2 và 9 là các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 và có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8.
Vậy một số có hai chữ số thỏa mãn số đó chia hết cho 2 và 9 là: 18 (hoặc các em có thể chọn một trong các số 36; 54; 72; 90).
b) Số chia hết cho cả 2 và 5 là các số có chữ số tận cùng là 0.
Số chia hết cho 9 là các số có tổng các chữ số chia hết cho 9.
Do đó các số chia hết cho cả ba số 2; 5 và 9 là các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 và có chữ số tận cùng là 0.
Vậy một số có hai chữ số thỏa mãn số đó chia hết cho cả ba số 2; 5; 9 là: 90.
Bài tập
Toán lớp 6 trang 39 Bài 1: Cho các số 104, 627, 3 114, 5 123, 6 831 và 72 102. Trong các số đó:
a) Số nào chia hết cho 3? Vì sao?
b) Số nào không chia hết cho 3? Vì sao?
c) Số nào chia hết cho 9? Vì sao?
d) Số nào chia hết cho 3, nhưng không chia hết cho 9? Vì sao?
Lời giải:
Ta áp dụng dấu hiệu chia hết cho 3 và dấu hiệu chia hết cho 9 để thực hiện bài tập này.
a) Trong các số đã cho ta có:
+ Số 627 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 6 + 2 + 7 = 15 chia hết cho 3.
+ Số 3 114 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 3 + 1 + 1 + 4 = 9 chia hết cho 3.
+ Số 6 831 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 6 + 8 + 3 + 1 = 18 chia hết cho 3.
+ Số 72 102 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 7 + 2 + 1 + 0 + 2 = 12 chia hết cho 3.
b) Ta có:
+ Số 104 không chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 1 + 0 + 4 = 5 không chia hết cho 3.
+ Số 5 123 không chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 5 + 1 + 2 + 3 = 11 không chia hết cho 3.
c) Ta có:
+ Số 3 114 chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 3 + 1 + 1 + 4 = 9 chia hết cho 9.
+ Số 6 831 chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 6 + 8 + 3 + 1 = 18 chia hết cho 9.
d) Ta có:
+ Số 627 chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 6 + 2 + 7 = 15 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
+ Số 72 102 chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 7 + 2 + 1 + 0 + 2 = 12 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
Toán lớp 6 trang 39 Bài 2: Trong các số 2, 3, 5, 9, số nào là ước của n với:
a) n = 4 536;
b) n = 3 240;
c) n = 9 805?
Lời giải:
a) n = 4 536
+ Vì số 4 536 có chữ số tận cùng là 6 nên số này chia hết cho 2 và không chia hết cho 5.
+ Số 4 536 có tổng các chữ số là 4 + 5 + 3 + 6 = 18 vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9 nên 4 536 là số chia hết cho cả 3 và 9.
Do đó trong các số 2; 3; 5; 9, các ước số của số n = 4 536 là 2; 3; 9.
b) n = 3 240
+ Số 3 240 có chữ số tận cùng là 0 nên số này chia hết cho cả 2 và 5.
+ Số 3 240 có tổng các chữ số là 3 + 2 + 4 + 0 = 9 vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9 nên 3 240 là số chia hết cho cả 3 và 9.
Do đó trong các số 2; 3; 5; 9, các ước số của số n = 3 240 là 2; 3; 5; 9.
c) n = 9 805
+ Số 9 805 có chữ số tận cùng là 5 nên số này chia hết cho 5 và không chia hết cho 2.
+ Số 9 805 có tổng các chữ số là 9 + 8 + 0 + 5 = 22 không chia hết cho cả 3 và 9 nên số 9 805 không chia hết cho cả 3 và 9.
Do đó trong các số 2; 3; 5; 9, các ước số của số n = 9 805 là 5.
Toán lớp 6 trang 39 Bài 3: Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số:
a) chia hết cho 3;
b) chia hết cho 9.
Lời giải:
a) Vì * là một chữ số trong số nên * phải là một trong các số: 0; 1; 2; …; 9.
Số chia hết cho 3 nên tổng các chữ số của số là (3 + * + 7) = (10 + *) phải là số chia hết cho 3.
Thử thay * lần lượt bằng các số 0; 1; 2; …; 9, ta thấy các số thỏa mãn là 2; 5; 8.
Vậy các chữ số thích hợp điền vào dấu * để số chia hết cho 3 là: 2; 5; 8.
b) Vì * là một chữ số trong số nên * phải là một trong các số: 0; 1; 2; …; 9.
Số chia hết cho 9 nên tổng các chữ số của số là (2 + 7 + *) = (9 + *) phải là số chia hết cho 9.
Thử thay * lần lượt bằng các số 0; 1; 2; …; 9, ta thấy các số thỏa mãn là 0; 9.
Vậy các chữ số thích hợp điền vào dấu * để số chia hết cho 9 là: 0; 9.
Toán lớp 6 trang 39 Bài 4: Tìm chữ số thích hợp ở dấu * để số:
a) chia hết cho 5 và 9;
b) chia hết cho 2 và 3.
Lời giải:
a) Vì * là một chữ số trong số nên * phải là một trong các số: 0; 1; 2; …; 9.
Số chia hết cho 5 nên phải có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5, hay * phải là 0 hoặc 5.
Số chia hết cho 9 nên tổng các chữ số của số là (1 + 3 + *) = (4 + *) phải là số chia hết cho 9.
Thay * lần lượt bằng các số 0; 5 ta được:
+) 4 + 0 = 4 không chia hết cho 9
+) 4 + 5 = 9 chia hết cho 9
Vậy chữ số thích hợp điền vào dấu * để số chia hết cho cả 5 và 9 là: 5 hay * = 5.
b) Số chia hết cho 2 nên phải có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8, hay * phải là một trong các số: 0; 2; 4; 6; 8.
Số chia hết cho 3 nên tổng các chữ số của số là (6 + 7 + *) = (13 + *) phải là số chia hết cho 3.
Thay * lần lượt bằng các số 0; 2; 4; 6; 8 ta được:
+) 13 + 0 = 13 không chia hết cho 3
+) 13 + 2 = 15 chia hết cho 3
+) 13 + 4 = 17 không chia hết cho 3
+) 13 + 6 = 19 không chia hết cho 3
+) 13 + 8 = 21 chia hết cho 3
Vậy các chữ số thích hợp điền vào dấu * để số chia hết cho cả 2 và 3 là: 2; 8 hay * = 2 hoặc * = 8.
Giải Toán 6 trang 40 Tập 1
Toán lớp 6 trang 40 Bài 5: Các lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E có số học sinh tương ứng là 40, 45, 39, 44, 42. Hỏi:
a) Lớp nào có thể xếp thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau?
b) Lớp nào có thể xếp thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau?
c) Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau được không?
d) Có thể xếp tất cả học sinh của năm lớp đó thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau được không?
Lời giải:
a) Để số học sinh của một lớp có thể xếp thành ba hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau thì tổng số học sinh của lớp đó phải là số chia hết cho 3.
Trong các số 40; 45; 39; 44; 42 thì:
+ Số 45 chia hết cho 3 (vì 45 có tổng các chữ số là 4 + 5 = 9 chia hết cho 3)
+ Số 39 chia hết cho 3 (vì 39 có tổng các chữ số là 3 + 9 = 12 chia hết cho 3)
+ Số 42 chia hết cho 3 (vì 42 có tổng các chữ số là 4 + 2 = 6 chia hết cho 3)
Vậy các lớp 6B, 6C; 6E có thể xếp thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.
b) Để số học sinh của một lớp có thể xếp thành chín hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau thì tổng số học sinh của lớp đó phải là số chia hết cho 9.
Trong các số 40; 45; 39; 44; 42 thì chỉ có số 45 chia hết cho 9 (vì 45 có tổng các chữ số là 4 + 5 = 9 chia hết cho 9).
Vậy chỉ có lớp 6B có thể xếp thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.
c) Tổng số học sinh của cả 5 lớp 6A, 6B, 6C, 6D, 6E là:
40 + 45 + 39 + 44 + 42 = 210 (học sinh)
Ta có số 210 là số chia hết cho 3 (vì tổng các chữ số của số 210 là 2 + 1 + 0 = 3 chia hết cho 3)
Do đó tổng số học sinh của cả 5 lớp là số chia hết cho 3.
Vậy ta có thể xếp tất cả học sinh của 5 lớp đó thành 3 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.
d) Ta có số 210 là số không chia hết cho 9 (vì tổng các chữ số của số 210 là 2 + 1 + 0 = 3 không chia hết cho 9)
Do đó tổng số học sinh của cả 5 lớp là số không chia hết cho 9.
Vậy ta không thể xếp tất cả học sinh của 5 lớp đó thành 9 hàng với số học sinh ở mỗi hàng là như nhau.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số
Bài 11: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Bài 12: Ước chung và ước chung lớn nhất
Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất
Bài tập cuối chương 1
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Toán 6 Cánh Diều
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)