Học TậpLớp 6

Vần lưng là gì? Vần chân là gì?

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Vần lưng là gì? Vần chân là gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Vần lưng là gì?

Vần lưng là vần thường được gieo ở giữa dòng thơ. Vần lưng được xem là một hiện tượng đặc biệt của vần luật Việt Nam. Điều đó đã làm giàu thêm nhạc điệu của tiếng Việt và câu thơ Việt Nam.

Vần lưng (còn gọi là yêu vận): vần được gieo vào giữa dòng thơ, thường được phổ biến trong các thể thơ: lục bát, song thất lục bát, thơ tám chữ, thơ tự do. Vần lưng là một hiện tượng đặc biệt của vần luật thơ Việt Nam, tạo nên tính chất giàu nhạc điệu của tiếng Việt và câu thơ Việt Nam. Vần xét theo mức độ hòa âm được chia làm ba loại: Vần chính, vần thông, vần ép.

Bạn đang xem: Vần lưng là gì? Vần chân là gì?

Vần lưng là gì?
Vần lưng là gì?

Ví dụ 1:

“Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa nắng dài bãi cát”

-> Gieo vần lưng: xưa – trưa

Ví dụ 2:

“Tiếng ngọc trong veo

Chim gieo từng chuỗi

Lòng chim vui nhiều

Hát không biết mỏi.”

-> Gieo vần lưng: veo – gieo

Vần chân là gì?

Vần chân là hình thức gieo vần được sử dụng phổ biến nhất trong thơ ca. Vần chân thường được gieo vào cuối dòng thơ và có tác dụng đánh dấu cho sự kết thúc của dòng thơ, từ đó tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các dòng thơ.

Vần chân là gì?
Vần chân là gì?

Ví dụ 1:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

-> Gieo vần chân: ơi – vơi

Ví dụ 2:

“Mây lưng chừng hàng

Về ngang lưng núi

Ngàn cây nghiêm trang

Mơ màng gieo bụi”

(Xuân Diệu)

-> Gieo vần chân: hàng – trang

Bài tập luyện tập vần lưng, vần chân

Câu 1: Hãy chỉ ra các tiếng được gieo vần với nhau trong khổ thơ sau. Vần nào là vần chân? Vần nào là vần lưng?

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cải trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi …

Trả lời:

Vần trong khổ thơ được gieo theo đúng luật của thơ lục bát. Tiếng thứ sáu của dòng sáu tiếng (dòng lục) gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng (dòng bát), tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

– Vần chân là vần được gieo ở vị trí cuối dòng thơ.

– Vẫn lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ.

Trong khổ thơ trên:

– Các tiếng được gieo vần: dàng – vàng; ngon – tròn; tròn – còn. Trong đó: dàng – vàng, tròn – còn là vần lưng; ngon – tròn là vần chân.

Câu 2: Hãy chỉ ra vần chân và vần lưng trong đoạn thơ sau:

Mây lưng chừng hàng

Về ngang lưng núi

Ngàn cây nghiêm trang

Mơ màng gieo bụi

(Xuân Diệu)

Trả lời:

– Vần chân: hàng – trang

– Vần lưng: lưng – lưng, ngang – màng

***

Trên đây là nội dung bài học Vần lưng là gì? Vần chân là gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (24 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button