Học TậpLớp 6

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết) (26 mẫu)

Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết) bao gồm hướng dẫn viết cùng 26 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)

Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)
Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)

Mục lục

Dàn ý Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)

1. Mở đoạn: giới thiệu hình ảnh so sánh.

Bạn đang xem: Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết) (26 mẫu)

2. Thân đoạn:

* Phân tích ý nghĩa hình ảnh so sánh:

– Khắc họa rõ nét cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô.

– Cho thấy ngòi bút tài hoa, trí tưởng tượng độc đáo của nhà văn.

* Liên hệ với câu thơ “Mặt trời đội biển nhô màu mới” (“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận).

3. Kết đoạn: khẳng định nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Tuân.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 1

Trong văn bản “Cô Tô”, tác giả Nguyễn Tuân đã sử dụng rất thành công nhiều hình ảnh so sánh để khắc họa mặt trời lúc bình binh. Mặt trời được so sánh như “quả trừng thiên nhiên đầy đặn”. Đó là một hình ảnh so sánh hết sức tinh tế làm ta cảm thấy thiên nhiên vừa gần gũi, phúc hậu, vừa thiêng liêng. Một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, rực rỡ và tráng lệ. một không gian rộng lớn, bao la, trong trẻo và tinh khôi mở ra trước mắt người đọc. Nhờ biện pháp tu từ so sánh mà thiên nhiên trở nên gần gũi với con người hơn.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 2

Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc. So sánh mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm… Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 3

Trong văn bản “Cô Tô”, hình ảnh mặt trời thiên nhiên đã được tác giả miêu tả vô cùng chân thực, sinh động và là hình ảnh đặc sắc nhất trong văn bản. Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh đặc sắc để so sánh mặt trời trên đảo sau cơn bão với lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn tròn trĩnh, phúc hậu. Hình ảnh mặt trời huy hoàng rực rỡ ấy hiện lên trên làn mây màu bạc và nước biểu màu hồng tựa như một mâm lễ phẩm. Nhờ có hình ảnh so sánh đặc sắc và cách so sánh tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân ấy, hình ảnh mặt trời hiện lên thực sự chân thực, biểu cảm, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Người đọc có thể hình dung được hình ảnh của một vầng thái dương không chỉ huy hoàng rực rỡ mà còn tượng trưng cho cuộc sống ấm no, bình dị trên đảo Cô Tô thân thương. Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, hình ảnh mặt trời trên biển “Mặt trời đội biển nhô màu mới” cũng thể hiện được sự huy hoàng của bình minh trên biển. Tóm lại, nhờ có hình ảnh so sánh mà hình ảnh mặt trời lúc bình minh trên đảo Cô Tô hiện lên thực sự sinh động, gấy ấn tượng với bạn đọc.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 4

Trong đoạn trích Cô Tô, tác giả Nguyễn Tuân đã vô cùng tinh tế và sáng tạo khi so sánh hình ảnh mặt trời lúc bình minh với một quả trứng đầy đặn. Hình ảnh so sánh ấy được bắt nguồn từ sự tương đồng về hình dáng và màu sắc của mặt trời và lòng đỏ trứng gà. Sự tròn trĩnh và đỏ rực rỡ ấy khiến người chiêm ngưỡng phải xuyến xao. Cách ví von ấy của tác giả, khiến một khung cảnh thiên nhiên vốn bình thường đến hiển nhiên bởi ngày nào cũng diễn ra, phút chốc trở nên diễm lệ, hấp dẫn. Hình ảnh mặt trời đỏ ửng nhô lên trên mặt biển khiến người đọc thích thú, say mê mà tưởng tượng. Không chỉ vậy, cách so sánh ấy còn khiến cho câu văn thêm phần sinh động và hấp dẫn, giàu tính gợi hình, gợi cảm hơn bao giờ hết. Chi tiết ví mặt trời thuở bình minh với lòng đỏ quả trứng thiên nhiên thực sự là một chi tiết so sánh đắt giá của tác phẩm Cô Tô.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 5

Đoạn trích Cô Tô là một văn bản mà trong đó tác giả Nguyễn Tuân đặc biệt ưu ái cho biện pháp tu từ so sánh. Trong đó, nổi bật nhất là cách ví mặt trời lúc bình minh như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Mặt trời mỗi ngày mọc một lần, không có gì kì lạ hay mới mẻ cả, bởi cái gì thấy nhiều quá thì dễ trở nên bình thường. Ấy thế mà trong mắt Nguyễn Tuân, hình ảnh ấy lại rực rỡ, tươi mới và hấp dẫn đến lạ kì. Sự tròn trĩnh, đỏ tươi, bề thế và đồ sộ của một lòng trứng được ấp ủ bởi mẹ thiên nhiên khiến ông phải ngây ngất, mê say. Cảm xúc ấy được tác giả khéo léo lồng ghép vào hình ảnh so sánh, giúp người đọc được cảm nhận một khung cảnh thiên nhiên kì vĩ bằng một góc nhìn mới mẻ khác. Đồng thời, hình ảnh ví von ấy còn làm cho câu văn trở nên mượt mà hơn, hấp dẫn hơn và đậm chất trữ tình hơn. Đây thực sự là một hình ảnh so sánh thành công và mang tính biểu tượng cho hình ảnh mặt trời mọc sau này trong làng văn chương.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 6

Khi đọc đoạn trích Cô Tô, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc. Nhà văn đã sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên như một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Với cách so sánh này, hình ảnh mặt trời hiện lên đầy sinh động, tuyệt đẹp. Từ đó, chúng ta thấy được vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên nơi đảo Cô Tô. Đồng thời, người đọc cũng thấy được sự tinh tế, sáng tạo của nhà văn Nguyễn Tuân.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 7

Trong đoạn trích của bài kí Cô Tô, đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc đã đem đến nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng hình ảnh so sánh hết sức độc đáo: “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên như một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Việc sử dụng hình ảnh khiến cho thiên nhiên trở nên rực rỡ, tráng lệ. Đồng thời, người đọc cũng thấy được sự tinh tế, sáng tạo của nhà văn Nguyễn Tuân.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 8

Với đoạn trích “Cô Tô”, Nguyễn Tuân đã có một đoạn văn miêu tả mặt trời mọc hết sức thần tình. Đặc biệt, chúng ta phải nhắc đến hình ảnh so sánh “mặt trời trên đảo sau cơn bão” với “lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn tròn trĩnh, phúc hậu”. Có thể thấy, vẻ đẹp rực rỡ cũng như màu sắc của mặt trời lúc bình minh hiện lên thật sinh động qua cách so sánh thật thú vị. Chúng ta có thể hình dung về hình ảnh của một vầng thái dương không chỉ huy hoàng rực rỡ mà còn tượng trưng cho cuộc sống ấm no, bình dị trên đảo Cô Tô thân thương. Ta có thể so sánh với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, Huy Cận cũng đã có một hình ảnh mặt trời trên biển “Mặt trời đội biển nhô màu mới” đầy ấn tượng. Mặt trời trong câu thơ của Huy Cận gắn với cuộc sống lao động của người dân miền biển. Hình ảnh này thể hiện hy vọng về một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Còn cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới thiên nhiên. Mỗi hình ảnh đều có nét độc đáo riêng, thể hiện được cái tài tình của tác giả.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 9

Tác giả Nguyễn Tuân trong bài kí Cô Tô đã có đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc rất đẹp. Nhà văn đã sử dụng hình ảnh so sánh “mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm…”. Với việc sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, hình ảnh so sánh trên đã cho thấy vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ của thiên nhiên Cô Tô. Khung cảnh thiên nhiên rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 10

Trong đoạn trích bài kí Cô Tô, Nguyễn Tuân có sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh, nhưng ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh so sánh mặt trời mọc. Nhà văn đã khéo léo so sánh mặt trời lúc bình minh: “mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm…”. Qua cách so sánh này, hình ảnh mặt trời trên biển hiện lên huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế của Nguyễn Tuân. Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận cũng miêu tả: “Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Hình ảnh mặt trời mọc ở đây gắn với cuộc sống lao động của người dân miền biển, thể hiện hy vọng về một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Còn cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 11

Đến với bài kí “Cô Tô”, Nguyễn Tuân có sử dụng rất nhiều hình ảnh độc đáo, trong số đó là hình ảnh mặt trời mọc. Nhà văn đã so sánh mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. C ách so sánh gợi tả ra trước mắt người đọc hình ảnh mặt trời trên biển hiện lên huy hoàng, rực rỡ qua tài năng quan sát tinh tế của Nguyễn Tuân. Đến với “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh mặt trời mọc: “Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Nhưng mặt trời ở đây gắn với cuộc sống lao động của người dân miền biển, thể hiện hy vọng về một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Còn cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới thiên nhiên. Cách so sánh độc đáo cũng đã cho thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Tuân.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 12

Trong bài kí “Cô Tô”, Nguyễn Tuân đã có một đoạn văn miêu tả cảnh trời mọc độc đáo. Nhà văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh – “mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”, “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Những hình ảnh trên đã cho thấy được tài năng của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh. Cảnh tượng hiện lên thật hùng vĩ, đường bệ y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 13

Trong đoạn trích bài kí Cô Tô, Nguyễn Tuân có sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh, nhưng ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh so sánh mặt trời mọc với lòng đỏ. Tác giả đã khéo léo so sánh mặt trời lúc bình minh: “mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn…”. Qua cách so sánh này, hình ảnh mặt trời trên biển hiện lên huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế của Nguyễn Tuân. Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận cũng miêu tả: “Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Hình ảnh mặt trời mọc ở đây gắn với cuộc sống lao động của người dân miền biển, thể hiện hy vọng về một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Còn cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 14

Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc. So sánh mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm… Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 15

Trong văn bản “Cô Tô”, hình ảnh mặt trời thiên nhiên đã được nhà văn miêu tả vô cùng chân thực, sinh động và là hình ảnh thiên nhiên đặc sắc nhất trong văn bản. Tác giả đã so sánh mặt trời trên đảo sau cơn bão với lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn tròn trĩnh, phúc hậu. Hình ảnh mặt trời huy hoàng rực rỡ ấy hiện lên trên làn mây màu bạc và nước biển màu hồng tựa như một mâm lễ phẩm. Nhờ có hình ảnh so sánh đặc sắc và cách so sánh tài hoa của tác giả Nguyễn Tuân ấy, hình ảnh mặt trời hiện lên thực sự chân thực, biểu cảm, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Người đọc có thể hình dung được hình ảnh của một vầng thái dương đang nhô lên trên biển không chỉ huy hoàng rực rỡ mà còn tượng trưng cho cuộc sống ấm no, bình dị trên đảo Cô Tô thân thương sẽ luôn ở đó, luôn quay lại sau những ngày giông bão. Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, hình ảnh mặt trời trên biển “Mặt trời đội biển nhô màu mới” cũng thể hiện được sự huy hoàng của bình minh trên biển. Tóm lại, nhờ có hình ảnh so sánh mà hình ảnh mặt trời lúc bình minh trên đảo Cô Tô hiện lên thực sự sinh động, ấn tượng và giàu ý nghĩa với bạn đọc.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 16

Tác giả Nguyễn Tuân trong bài kí Cô Tô đã có đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc rất đẹp và ấn tượng. Nhà văn đã sử dụng hình ảnh so sánh “mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng; y như một mâm lễ phẩm…”. Với việc sử dụng từ ngữ gần gũi, giàu ý nghĩa, hình ảnh so sánh trên đã cho thấy vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ của thiên nhiên Cô Tô nhưng lại rất thân thuộc. Cũng sử dụng hình ảnh mặt trời mọc trong tác phẩm của mình, nhưng nhà thơ Huy Cận lại để hình ảnh mặt trời mạnh mẽ, rắn rỏi như những người ngư dân làng chài chứ không nhẹ nhàng,tươi sáng như Nguyễn Tuân: Mặt trời đội biển nhô màu mới. Vậy mới thấy được nét bình yên, giản dị nơi Cô Tô chỉ qua một hình ảnh so sánh của tác giả.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 17

Nguyễn Tuân đã có những sáng tạo thú vị khi sử dụng so sánh “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Nhờ hình ảnh so sánh độc đáo này, mặt trời hiện lên thật sinh động, hấp dẫn. Trước hết, mặt trời có khuôn hình tròn đầy, phúc hậu. Màu sắc của mặt trời thì đỏ như lòng trứng gà. Bằng việc sử dụng từ ngữ giàu sức gợi cùng khả năng quan sát tinh tế, Nguyễn Tuân đã miêu tả cụ thể, sống động cảnh bình minh qua hình ảnh mặt trời mọc. Từ đó, phác họa rõ nét khung cảnh kì vĩ, rực rỡ của thiên nhiên Cô Tô. Qua đây, ta thấy được ngòi bút sáng tạo, liên tưởng phong phú ở Nguyễn Tuân trong việc miêu tả thiên nhiên.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 18

Trong đoạn trích “Cô Tô” của Nguyễn Tuân, em ấn tượng nhất với hình ảnh “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Thông qua biện pháp so sánh này, hình ảnh mặt trời hiện lên sinh động, hấp dẫn hơn bao giờ hết. Người đọc có thể dễ dàng hình dung ra khuôn hình tròn đầy cùng sắc màu đo đỏ của mặt trời. Từ đó, cảm nhận được cảnh bình minh tuyệt sắc ở biển đảo Cô Tô. Có thể nói, những hình ảnh trên đã cho thấy tài năng nghệ thuật đỉnh cao của nhà văn Nguyễn Tuân.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 19

Trong đoạn trích “Cô Tô”, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển thông qua hình ảnh so sánh “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Giờ đây, mặt trời được khắc họa một cách sinh động, ngộ nghĩnh. Khung cảnh mặt trời mọc cũng trở nên thi vị hơn bao giờ hết. Có thể thấy, hình ảnh so sánh đặc sắc đã góp phần làm nổi bật cảnh bình minh trên đảo Cô Tô. Đồng thời, giúp lời văn thêm thú vị và bay bổng. Từ đây, ta càng thêm khâm phục, ngưỡng mộ ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 20

Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trong đoạn trích “Cô Tô” của nhà văn Nguyễn Tuân đã đem đến cho em nhiều rung động sâu sắc. Để có thể khắc họa rõ nét khung cảnh ấy, nhà văn đã sáng tạo nên một hình ảnh hết sức thi vị “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Hình ảnh so sánh đã giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về hình dạng và màu sắc của mặt trời. Đồng thời, thông qua đó, làm nổi bật khung cảnh thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ ở Cô Tô. Thật thiếu sót khi nói về cảnh mặt trời mọc mà chúng ta lại không nhắc tới câu thơ “Mặt trời đội biển nhô màu mới” trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”. Câu thơ của Huy Cận đã mang tới hình dung cụ thể về trạng thái của mặt trời lúc bình minh “đội biển” và “nhô màu mới”. Trong khi đó, nhà văn Nguyễn Tuân lại tập trung miêu tả đường nét, sắc màu ở mặt trời. Qua đây, ta thấy được ngòi bút, trí tưởng tượng tinh tế, độc đáo của mỗi tác giả.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 21

Trong đoạn trích “Cô Tô”, để tả cảnh mặt trời mọc, nhà văn Nguyễn Tuân đã sáng tạo nên một hình ảnh hết sức thú vị “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”. Mượn hình ảnh lòng đỏ trứng tròn đầy, nhà văn phác họa rõ nét khung cảnh mặt trời thức giấc ở phía Đông. Mặt trời xuất hiện với hình dạng tròn trịa như lòng đỏ trứng gà. Quả là một phép liên tưởng thú vị, độc đáo! Qua đây, ta thấy được ngòi bút tài hoa cùng trí tưởng tượng phong phú của nhà văn trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. Viết về cảnh mặt trời mọc, nhà thơ Huy Cận cũng có sự sáng tạo tài tình “Mặt trời đội biển nhô màu mới”. Có thể thấy, cả hai tác giả đều gợi lên khung cảnh rực rỡ, lộng lẫy lúc ban mai. Nếu như Huy Cận tập trung diễn tả trạng thái của mặt trời “đội biển” và “nhô màu mới” thì Nguyễn Tuân lại thiên về phác họa hình dáng và màu sắc. Như vậy, mỗi tác giả lại có cho mình một phong cách riêng biệt. Chính những nét khác biệt ấy đã làm nên sự độc đáo trong cảm nhận và miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Tuân.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 22

Trong văn bản Cô Tô, hình ảnh mặt trời tự nhiên rất chân thực, sống động và được tác giả miêu tả là hình ảnh độc đáo nhất trong văn bản. Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo để so sánh mặt trời trên đảo Cô Tô sau cơn bão với lòng đỏ căng mọng, tròn trịa và phúc hậu của một quả trứng thiên nhiên. Hình dáng hùng vĩ của mặt trời nhô lên trên những đám mây bạc và những vệt nước màu hồng trông giống như một mâm lễ. Nhờ những hình ảnh so sánh độc đáo và phương pháp so sánh tài tình của tác giả Nguyễn Tuân, hình ảnh mặt trời trông rất chân thực và biểu cảm, gây ấn tượng mạnh với người đọc. Người đọc có thể hình dung hình ảnh mặt trời không chỉ tượng trưng cho sự hùng vĩ mà còn tượng trưng cho cuộc sống ấm no, giản dị của hòn đảo Cô Tô nổi tiếng. Trong bài thơ ‘đoàn thuyền đánh cá”, hình ảnh “mặt trời mọc trên biển mang màu sắc mới” cũng thể hiện vẻ huy hoàng của biển lúc bình minh. Nói cách khác, nhờ những hình ảnh so sánh, mặt trời lúc bình minh trên Cô Tô hiện lên sống động và gây ấn tượng mạnh với người đọc.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 23

Cô Tô là một tác phẩm ấn tượng của nhà văn Nguyễn Tuân với rất nhiều những hình ảnh so sánh độc đáo và ấn tượng. Đặc biệt là hình ảnh so sánh mặt trời lúc bình minh như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Không cần một tính từ miêu tả nào cũng đủ để chúng ta hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời ấy qua phép so sánh đó. Mặt trời đã nhô lên từ dưới mặt biển to và tròn trĩnh, lại đỏ tươi, hồng hào như lòng đỏ trứng gà. Đó chắc chắn phải là một sắc đỏ trong trẻo, long lanh và mượt mà, gợi lên sức sống mãnh liệt. Từ đầy đặn đã góp phần thể hiện được sự bề thế, đường bệ của mặt trời nằm chễm chệ trên đường chân trời lúc bình minh. Chỉ một hình ảnh so sánh giản đơn thế thôi, mà đã phác họa ra cả một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 24

Đoạn trích Cô Tô là một văn bản mà trong đó tác giả Nguyễn Tuân đặc biệt ưu ái cho biện pháp tu từ so sánh. Trong đó, nổi bật nhất là cách ví mặt trời lúc bình minh như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Mặt trời mỗi ngày mọc một lần, không có gì kì lạ hay mới mẻ cả, bởi cái gì thấy nhiều quá thì dễ trở nên bình thường. Ấy thế mà trong mắt Nguyễn Tuân, hình ảnh ấy lại rực rỡ, tươi mới và hấp dẫn đến lạ kì. Sự tròn trĩnh, đỏ tươi, bề thế và đồ sộ của một lòng trứng được ấp ủ bởi mẹ thiên nhiên khiến ông phải ngây ngất, mê say. Cảm xúc ấy được tác giả khéo léo lồng ghép vào hình ảnh so sánh, giúp người đọc được cảm nhận một khung cảnh thiên nhiên kì vĩ bằng một góc nhìn mới mẻ khác. Đồng thời, hình ảnh ví von ấy còn làm cho câu văn trở nên mượt mà hơn, hấp dẫn hơn và đậm chất trữ tình hơn. Đây thực sự là một hình ảnh so sánh thành công và mang tính biểu tượng cho hình ảnh mặt trời mọc sau này trong làng văn chương.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 25

Trong đoạn trích bài kí Cô Tô, có rất nhiều hình ảnh so sánh mà Nguyễn Tuân viết ra, nhưng ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh so sánh mặt trời mọc. Nhà văn đã khéo léo so sánh mặt trời lúc bình minh: mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm…. Qua cách so sánh này, hình ảnh mặt trời trên biển hiện lên huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế của Nguyễn Tuân. Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận cũng miêu tả: Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Hình ảnh mặt trời mọc ở đây gắn với cuộc sống lao động của người dân miền biển, thể hiện hy vọng về một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Còn cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết)- Mẫu 26

Trong đoạn trích của bài kí “Cô Tô”, tác giả Nguyễn Tuân đã sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh, nhưng có lẽ đối với em, hình ảnh so sánh mặt trời mọc với lòng đỏ để lại nhiều ấn tượng nhất. Hình ảnh mặt trời rực rỡ huy hoàng ấy hiện lên trên những làn mây màu bạc xen lẫn nước biển màu hồng tựa như một mâm lễ phẩm. Qua việc lựa chọn các từ ngữ một cách tinh tế, những hình ảnh so sánh đó hiện lên thật tráng lệ và rực rỡ hơn hết. Chúng ta cũng đã bắt gặp cảnh mặt trời mọc gần như vậy trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận với câu miêu tả: “Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi”. Cảnh tượng ấy thế hiện sự gắn bó và niềm hy vọng về cuộc sống ấm no của người dân miền biển. Còn mặt trời trong “Cô Tô” được thể hiện trong sự hòa hợp giữa con người và thế giới. Như vậy, chúng ra dễ dàng thấy được nét bình yên đến giản dị của Cô Tô chỉ qua hình ảnh so sánh độc đáo của tác giả.

*****

Trên đây là hơn 26 mẫu Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết) lớp 6 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 6

5/5 - (7 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button