Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh (11 Mẫu)

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh bao gồm dàn ý chi tiết cùng 11 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THCS Bình chánh biên soạn và chắt lọc từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Hy vọng dựa vào đây, các em lớp 8 sẽ có thêm nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh”

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác - một thói hư tật xấu cần tránh
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh

Mục lục

Dàn ý trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh”

1. Mở bài:

– Lời chào và giới thiệu.

– Khái quát về chủ đề cần bàn luận.

2. Thân bài:

* Giải thích ý kiến:

– Thói hư tật xấu:

  • Những điều gây hại cho bản thân hoặc cho cả cộng đồng.
  • Dễ dàng chi phối và ảnh hưởng tiêu cực đến con người.

– Đổ lỗi cho người khác:

  • Không dám chịu trách nhiệm về hành động, thái độ của mình.
  • Làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác.

* Phân tích, chứng minh:

– Thói quen đổ lỗi khiến con người hình thành tính chủ quan, ỷ lại, không chịu cố gắng:

  • Coi mọi việc đều không phải chuyện của mình.
  • Dễ dàng dùng mọi cách để thoái thác trách nhiệm.

– Thói quen đổ lỗi khiến con người ngày càng thụt lùi so với cộng đồng:

  • Không tìm được điểm yếu của bản thân.
  • Không có động lực cố gắng.
  • Trì trệ, kém phát triển về cả kiến thức, cảm xúc,…

– Thói quen đổ lỗi khiến mối quan hệ giữa người với người ngày một xa cách:

  • Gây mất thiện cảm với người khác.
  • Khiến người khác mất lòng tin vào mình.

* Bài học nhận thức và hành động:

– Có rất nhiều người dám tự đứng lên nhận trách nhiệm về mình:

  • Thể hiện sự dũng cảm -> Đức tính tốt, đáng học hỏi.
  • Nhận được sự tôn trọng và đề cao của mọi người.

– Cách loại bỏ thói đổ lỗi cho người khác:

  • Mỗi người cần biết tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
  • Trong những lần làm việc nhóm, những hoạt động tập thể, cần phân chia công việc rõ ràng. Đồng thời, tích cực trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau.
  • Dám nhận lỗi để tự rút kinh nghiệm, nhận sự góp ý từ mọi người -> Ngày càng tiến bộ hơn trong học tập, công việc, cuộc sống.

3. Kết bài:

– Khẳng định lại ý kiến, suy nghĩ của bản thân.

– Lời kết.

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh – Mẫu 1

Trong cuộc đời chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng sau khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi không thể chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Nếu việc đổ lỗi diễn ra thường xuyên nó sẽ trở thành một thói xấu khiến ta trở nên xấu xí trong mắt người khác.

Hay đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù là lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên cần làm đó là nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình. Những lỗi lầm trong cuộc đời ta luôn xuất phát từ chính bản thân ta, chính vì vậy ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi có như thế ta mới có thể vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Thói hư tật xấu là tổng hợp của nhiều thói xấu khác nhau trong đó có đổ lỗi. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để nhận thức rõ những sai lầm của mình. Nếu ta chỉ biết đổ lỗi thì mãi mãi ta sẽ không thể khá lên được. Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Khi chúng ta biết nhận lỗi, sửa lỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy mong rằng sẽ không có ai mắc phải căn bệnh “đổ lỗi” này nữa.

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh – Mẫu 2

Một trong những thói hư tật xấu thường gặp trong cuộc sống chính là hiện tượng đổ lỗi cho người khác. Hiện tượng này là một thói xấu có hậu quả khó lường, cần phải ngăn chặn và đẩy lùi.

Đổ lỗi cho người khác, là hành vi trốn tránh trách nhiệm với những việc mà bản thân gây ra hoặc liên quan. Hành vi ấy thể hiện sự hèn nhát, không dám đối mặt với sai lầm, khuyết điểm của bản thân mình. Khi bị truy cứu trách nhiệm, họ sẽ cho rằng bản thân không liên quan, không phải là người sai, rồi đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Khẳng định răng người đó mới là nguyên nhân của sự việc. Nhiều khi, bản thân người đó biết rằng lỗi sai là của mình nhưng vẫn nói dối, bịa đặt để đẩy trách nhiệm sang cho người khác. Điều này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đối tượng. Như một bạn học sinh vì lười nhác không làm bài tập, mà bịa chuyện do nhà bị mất điện hoặc đổ lỗi do bài quá nhiều và khó để trốn tránh. Hay một vận động viên khi đi thi không đạt giải, thì lại đổ lỗi do thời tiết, cơ sở vật chất hay đối thủ đã ăn gian. Hay chuyện một cậu bạn trồng cây, quên không chăm sóc nên cây không phát triển tốt, thì đổ lỗi cho cây giống yếu, trời nắng quá to.

Hành vi đổ lỗi cho người khác ấy, trước hết khiến cho những người vô tội, không liên quan bị đổ vấy trách nhiệm và lời trách móc lên người trong khi bàn thân hoàn toàn vô tội. Ngoài ra, hành vi đấy còn khiến bản thân người đó trở nên xấu hơn trong mắt tập thể, tự khiến mình trở thành người không có phẩm chất tốt. Dễ bị mọi người cô lập, tẩy chay. Nhưng quan trọng nhất, là ảnh hưởng trực tiếp đến người đó. Việc đổ lỗi cho người khác, trốn tránh trách nhiệm khiến họ trở nên thụt lùi vì mãi không thể nhận ra sai lầm, khuyết điểm của bản thân để sửa chữa. Người mà không bao giờ thừa nhận cái sai, cái chưa tốt của bản thân, thì làm sao mà thay đổi và hoàn thiện hơn được chứ. Như vây, là họ đang tự khước từ phát triển bản thân hơn.

Để đẩy lùi được thói hư tật xấu này, chúng ta cần phải thay đổi từ chính bản thân mỗi người. Phải rèn luyện cho bản thân phẩm chất trung thực và dũng cảm, dám làm dám nhận. Ngoài ra, việc giáo dục từ phía nhà trường, gia đình cũng vô cùng quan trọng. Thông qua các câu chuyện, bộ phim, bài hát mà chúng ta lắng nghe mỗi ngày. Việc uốn nắn từ khi còn nhỏ là việc rất cần thiết và quan trọng. Bởi vậy, cần có sự chung tay của cả cộng đồng, và sự tự ý thức của mỗi cá nhân.

Em tin rằng, chỉ cần mỗi chúng ta đều có ý thức tốt hơn mỗi ngày. Ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua một chút, thì sớm thôi, thói hư tật xấu đổ lỗi cho người khác sẽ sớm bị đẩy lùi.

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh – Mẫu 3

Chào mừng cô và các bạn đã đến với buổi trao đổi ngày hôm nay!

Như mọi người đã biết, mỗi chúng ta đều có cho mình những thói quen khác nhau. Đó có thể là thói quen tốt, giúp con người phát triển từng ngày. Nhưng đó cũng có thể là thói quen xấu, khiến chúng ta bị thụt lùi dần. Một trong số những thói xấu đó chính là đổ lỗi cho người khác.

Đổ lỗi chính là việc bản thân con người không dám chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Từ đó, dùng đủ loại lí do để thoái thác, đẩy vấn đề cho người khác. Điều này không những gây ảnh hưởng tiêu cực lên chính bản thân họ mà còn kéo lùi sự phát triển của cả cộng đồng.

Việc đổ lỗi cho người khác mang lại rất nhiều tác hại đối với con người. Trước tiên, điều này khiến cá nhân hình thành tính chủ quan, ỷ lại. Trong bất cứ việc gì, họ đều đổ trách nhiệm lên người khác, coi mọi chuyện đều không liên quan đến mình. Với suy nghĩ ấy, họ hoàn toàn không có động lực cố gắng. Chính vì không nỗ lực, họ cứ ngày càng tụt lùi. Lấy ví dụ như việc làm bài tập nhóm, trong khi mọi người đều tìm tòi, nghiên cứu, một cá nhân đột nhiên thoái thác. Nào là vì nhà mất điện không làm được bài, nhiều việc quá không kịp chuẩn bị, bạn này bạn kia bảo không cần làm phần này,… Tất cả đều là hành động nhằm trốn tránh trách nhiệm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến kết quả chung của nhóm mà còn khiến các mối quan hệ trở nên ngày càng xa cách hơn.

Vậy, để khắc phục được thói quen xấu ấy, chúng ta phải làm những gì? Câu trả lời phù hợp nhất, theo bản thân mình, chính là lòng dũng cảm. Mỗi cá nhân cần dũng cảm đứng lên nhận trách nhiệm. Chỉ cần ta dám đối diện với thất bại, ta sẽ thấy được ngay những điểm yếu của bản thân. Từ đó, rút kinh nghiệm, khắc phục và ngày càng tiến bộ hơn. Việc dừng đổ lỗi cũng khiến cộng đồng có cái nhìn khác tích cực hơn về chúng ta. Họ sẽ đánh giá cao ta hơn. Đồng thời, tôn trọng và tin tưởng vào ta nhiều hơn.

Tựu chung lại, hay đổ lỗi chính là một thói hư tật xấu mà con người cần nhanh chóng khắc phục. Chỉ cần loại bỏ được nó, bản thân mỗi chúng ta sẽ ngày một tiến bộ và phát triển hơn.

Trên đây là phần trình bày của mình. Rất cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh – Mẫu 4

Trong cuộc sống, không ai tránh khỏi việc mắc phải những sai lầm. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải biết chấp nhận lỗi và sửa chữa, thay vì đổ lỗi cho người khác. Đổ lỗi là một thói quen xấu mà chúng ta cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù lớn hay nhỏ, điều quan trọng là tự xem xét và tự đánh giá bản thân. Những sai lầm trong cuộc sống thường bắt nguồn từ chính chúng ta, do đó chúng ta phải có khả năng nhận lỗi và sửa chữa để trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Việc đổ lỗi là kết tập của nhiều thói quen xấu khác nhau. Chúng ta cần nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ để nhận ra sai lầm của mình. Nếu chúng ta chỉ biết đổ lỗi, chúng ta sẽ không bao giờ tiến bộ. Hãy tưởng tượng một người suốt đời chỉ biết trách phạt người khác, liệu họ có thể trở nên kiên cường và vững chắc trước những khó khăn của cuộc sống? Nếu chỉ biết đổ lỗi, chúng ta sẽ không thể phát triển và không ai muốn ở bên cạnh một người luôn tránh trách nhiệm. Khi chúng ta biết chấp nhận lỗi, cuộc sống trở nên yên bình hơn rất nhiều, không gây phiền toái hay căng thẳng cho người khác trong giao tiếp.

Người thường đổ lỗi là những người không nhìn thấy điểm yếu của bản thân, luôn cho rằng mình đúng và đổ lỗi cho người khác sau mỗi thất bại. Một lời xin lỗi không làm chúng ta trở nên yếu đuối, mà ngược lại, nó thể hiện sự trưởng thành. Việc nhận lỗi và sửa chữa không làm chúng ta suy yếu, mà ngược lại, nó giúp chúng ta hoàn thiện và trở nên tốt hơn.

“Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp” – Benjamin Franklin. Hãy luôn cố gắng nhận lỗi và sửa chữa, để chúng ta ngày càng hoàn thiện và trở nên tốt đẹp hơn. Điều này không chỉ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn, mà còn mang lại sự hoàn thiện cho bản thân, để cuộc sống trở nên tốt hơn và thuận lợi hơn.

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh – Mẫu 5

Xin chào cô và các bạn!

Trong buổi thuyết trình ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng bàn luận về ý kiến: “Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh”. Đối với bản thân mình, tôi cảm thấy ý kiến này là hoàn toàn chính xác.

Có thể hiểu thói hư tật xấu là những điều khiến con người ta dần thụt lùi so với xã hội. Đó là những việc làm như hút thuốc, nghiện rượu bia, nghiện game, gây gổ đánh nhau,… Chúng gây hại cho bản thân cũng như cả cộng đồng, dễ dàng chi phối và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống con người. Còn việc đổ lỗi cho người khác chính là sự thoái thác, không dám chịu trách nhiệm về hành động của bản thân. Những người có thói quen đổ lỗi thường ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho mình mà làm ảnh hưởng đến lợi ích của những người xung quanh.

Thói quen đổ lỗi khiến con người ta hình thành tính ỷ lại, chủ quan, không chịu cố gắng. Trong một tập thể, người có tính này thường coi mọi việc đều không phải chuyện của mình. Khi phải đứng ra nhận trách nhiệm, họ luôn dùng mọi lí do để thoái thác, đổ tất cả trách nhiệm lên đồng đội, hoàn cảnh,… Chính vì điều này, họ ngày càng không có động lực cố gắng. Nếu như người khác dám làm, dám thất bại để có được nhiều bài học kinh nghiệm hơn thì những người có thói quen đổ lỗi lại chỉ dậm chân tại chỗ. Họ không dám và không thể tìm được điểm yếu của bản thân. Từ đó, ngày một trì trệ, kém phát triển và thụt lùi dần. Không chỉ vậy, việc đổ lỗi còn khiến cho các mối quan hệ ngày càng xa cách. Sự thoái thác trách nhiệm dễ gây mất thiện cảm với người khác. Nếu cứ như vậy, những người có thói quen đổ lỗi sẽ dần bị cô lập, trở nên lạc lõng trong chính cộng đồng mà mình đang sống.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có rất nhiều người dám dũng cảm đứng lên nhận trách nhiệm về mình. Đây là một điều vô cùng tích cực, xứng đáng được đề cao và học hỏi. Những người như vậy luôn nhận được sự tôn trọng và lòng tin từ mọi người. Để có thể rèn luyện được đức tính đáng quý ấy, mỗi người cần tự cố gắng thay đổi bản thân. Thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh, ta cần tự nhìn nhận lại chính mình. Chỉ khi đó, mỗi cá nhân mới tìm ra được những điểm yếu, điểm thiếu sót để rút kinh nghiệm, cải thiện. Việc rèn luyện này cần diễn ra một cách nghiêm túc, thường xuyên. Trong các hoạt động nhóm, sự phân chia rõ ràng cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng thoái thác, đổ lỗi.

Như vậy, có thể khẳng định việc đổ lỗi cho người khác chính là một thói hư tật xấu cần phải loại bỏ.

Trên đây là phần trình bày của tôi. Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của cô giáo và cả lớp!

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh – Mẫu 6

Adam Khoo, một trong những sinh viên tài năng nhất thế kỷ từng bày tỏ quan điểm: “Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin rằng cho dù xảy ra chuyện gì đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó.” Như vậy, biết nhận lỗi, tự chịu trách nhiệm, con người mới có được thành công. Ngược lại, hay đổ lỗi cho người khác, sẽ mang đến những hệ lụy khôn lường, đây là thói quen nên tránh.

Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải đối mặt với những điều không như mong muốn, thậm chí thất bại, gục ngã. Nhiều người biết rút ra kinh nghiệm rồi làm lại từ đầu, nhưng nhiều người lại chọn cách đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh. Đổ lỗi là bản thân mắc sai lầm, gặp “sự cố”, nhưng không chịu nhận trách nhiệm về mình mà đẩy trách nhiệm về phía người khác, cho rằng cái sai của mình là do tác động của người khác. Khoa học gọi hiện tượng này là “tâm lí nạn nhân”.

Những người mắc “căn bệnh” này không hiếm gặp trong cuộc sống thường nhật. Từ đứa trẻ mới bi bô tập nói, khi ngã đã biết “đánh chừa” cái bàn cái ghế ngáng chân em. Lớn lên đi học quên mang sách vở cũng vòng vo đổ lỗi cho bố mẹ gọi dậy muộn không kịp chuẩn bị. Đến lãnh đạo cấp cao trình độ quản lí yếu kém dẫn đến hao hụt công khố cũng đổ lỗi cho nhân viên cấp dưới. Có được mấy người dám đứng trước công chúng mà nhận lỗi về mình?

Vì sao lại có những người thích đóng vai nạn nhân như vậy? Có nhiều lí do khiến họ hay đổ lỗi cho người khác. Có người đổ lỗi do thói quen, không cần biết đúng sai, ai vạch lỗi của mình là vòng vo chối lỗi làm đầu. Có người đổ lỗi do mất kiểm soát cảm xúc. Lại có người coi đổ lỗi là một cách để tự vệ để không ai nhìn thấy khiếm khuyết của bản thân, để khỏi cảm giác tội lỗi và lo lắng, khỏi sự phán xét của người khác hoặc pháp luật. Có người đổ lỗi do sợ mất uy tín, mất hình ảnh. Họ quan tâm đến sĩ diện của họ hơn tất thảy.

Đổ lỗi là một thói hư tật xấu cần tránh, vì đổ lỗi mang lại nhiều hệ lụy, phiền phức, ảnh hưởng đến bản thân, đến người khác và cả xã hội.

Trước hết, đổ lỗi dẫn đến suy đồi đạo đức, làm xấu xí, nhem nhuốc nhân cách của con người.. Khi quen đổ lỗi cho người khác, con người sẽ trở thành kẻ hèn nhát vô trách nhiệm. Thậm chí có người sẵn sàng làm những việc xấu xa, phi đạo lí, vi phạm pháp lí hòng chối tội. Nếu không kịp thời sửa chữa, con người dễ sa vào vũng lầy của sự tha hóa, mất nhân tính.

Thứ hai, đổ lỗi khiến con người không nhận ra sai lầm của bản thân để tìm cách khắc phục. Hiệu suất công việc và khả năng thành công sẽ thu hẹp lại, đánh mất cơ hội phát triển của bản thân. Thật lợi bất cập hại.

Thứ ba, hay đổ lỗi cho người khác sẽ đánh mất đi sự kết nối, gắn kết với mọi người. Sự vô trách nhiệm của người quen đổ lỗi sẽ khiến không chỉ chính bản thân họ không nhận được hảo cảm, lòng tin của người khác mà còn khiến người với người thêm xa cách. Những người quen đổ lỗi sẽ không giữ được vị thế trong lòng mọi người. Ai muốn kết giao với kẻ chỉ thích đổ lỗi cho người xung quanh đâu?

Thứ tư, việc đổ lỗi còn khiến công việc kém hiệu quả, thất bại, kìm hãm phát triển xã hội. Trong với tập thể, đổ lỗi cho người khác sẽ gây tâm lí nghi ngờ lẫn nhau, làm mất đoàn kết, ảnh hưởng đến công việc chung. Nếu xã hội tồn tại nhiều những kẻ thích “đóng vai nạn nhân” như vậy thì thật hỗn loạn, thật – giả, tốt – xấu, sáng – tối sẽ trở nên không thể phân biệt được nữa.

Nhà văn Ca-ren Ca-xây trong cuốn Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay đã rất thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về hành vi đổ lỗi: “Đổ lỗi cho người khác còn tồi tệ hơn là làm điều sai trái. Đó là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo. Nhưng trên hết, nó cản trở tôi gặt hái sự tiến bộ – vốn chỉ có được khi ta dám chịu trách nhiệm về hành động của mình”. Theo ông, nếu không sẵn lòng gánh trách nhiệm về bản chất con người, về cách nghĩ và hành động của mình thì con người sẽ mãi “sa lầy trong bất hòa, và cái vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp diễn”.

“Lùi một bước, trời cao biển rộng.” Danh ngôn này quả không sai. Đổ lỗi có thể gây nhiều hậu quả khó lường, chúng ta nên tránh. Tránh để phát triển, để nhận được lòng tin yêu của mọi người. Hãy học cách nhận lỗi. Bởi nhận lỗi có thể mang đến nhiều điều tốt đẹp. Cúi đầu nhận lỗi không phải là hèn hạ hay thất bại. Đó là phép lịch sự, thể hiện sự tôn trọng người đối diện và giương cao phẩm chất cao thượng của con người. Tinh thần khiêm nhường và không đổ lỗi rất đáng được coi trọng và học tập.

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh – Mẫu 7

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường đối mặt với những thách thức, khó khăn và sai lầm. Đôi khi, khi gặp phải những tình huống không như ý muốn, ta dễ dàng tự động đổ lỗi cho người khác. Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi, đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu và chúng ta cần cố gắng tránh xa nó “Thói xấu là cửa ngõ của sự tha hóa” – Ngạn ngữ Đức

Khi đổ lỗi cho người khác, chúng ta không đảm bảo sự trưởng thành và phát triển cá nhân. Thay vì nhìn vào bản thân và tìm cách khắc phục những sai lầm của mình, chúng ta trốn tránh trách nhiệm và trách định người khác. Điều này chỉ làm cho chúng ta trở nên lười biếng và không chịu trách nhiệm với hành động của mình. Một người có ý thức trưởng thành sẽ không trách người khác mà sẽ chấp nhận trách nhiệm cá nhân và học hỏi từ những sai lầm của mình. Đổ lỗi cho người khác gây tổn thương đến mối quan hệ giữa chúng ta và người khác. Khi chúng ta tự tin rằng người khác chịu trách nhiệm cho những điều không tốt xảy ra, chúng ta đang gây ra sự ghen tỵ, xích mích và bất đồng quan điểm. Điều này có thể làm mất đi sự tôn trọng và tin tưởng mà chúng ta xây dựng với người khác. Thay vì đổ lỗi, chúng ta nên hợp tác và tìm giải pháp chung để vượt qua khó khăn và tăng cường quan hệ tốt đẹp với nhau. Bên cạnh đó, việc đổ lỗi cho người khác không giúp chúng ta giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Chúng ta phải nhìn vào bản thân và tự đặt câu hỏi: “Tôi có gì đã làm sai?”, “Tôi có thể làm gì để khắc phục?”. Tìm hiểu và sửa chữa những sai lầm của chúng ta sẽ giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ và phát triển.

Để tránh thói hư tật xấu này, chúng ta cần có tinh thần trách nhiệm cá nhân và tự nhìn vào bản thân trước hết. Hãy nhận lỗi và học từ những sai lầm mà chúng ta thực hiện. Chúng ta cũng nên có tinh thần hợp tác và xây dựng, tìm kiếm giải pháp thay vì chỉ trích và đổ lỗi. Bằng cách này, chúng ta có thể phát triển một tinh thần chủ động và xây dựng một môi trường làm việc và sống tích cực hơn. Trên hết, việc tránh đổ lỗi cho người khác là một bước quan trọng để phát triển cá nhân và xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh chúng ta. Bằng cách chấp nhận trách nhiệm và học hỏi từ những sai lầm, chúng ta có thể trưởng thành và phát triển không chỉ về mặt cá nhân mà còn trong mối quan hệ và sự nghiệp của mình.

Nhà văn Lỗ Tấn đã tận tâm khẳng định rằng: “Trên con đường thành công không có chỗ cho những kẻ lười biếng”. Siêng năng là yếu tố quan trọng giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn trong cuộc sống. Hãy luôn hiểu rằng sống vì bản thân và cống hiến cho người khác, tìm thấy động lực mạnh mẽ để sống trọn vẹn. Đừng bao giờ để mình trở thành tù nhân của những thói quen xấu, bị lợi dụng bởi người khác và lạc vào con đường sai trái. Cuộc sống chỉ đến một lần duy nhất, hãy sống sao cho đáng giá và ý nghĩa.

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh – Mẫu 8

Em xin kính chào cô và các bạn! Sau đây em xin phép đại diện cho nhóm ba lên thuyết trình trước lớp về vấn đề: “Nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác”.

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng mắc phải sai lầm, vậy các bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó? Các bạn sẽ dũng cảm đối diện với sự thật và nhận lỗi hay trở thành một kẻ hèn nhát đổ tội cho người khác vì không muốn mọi người phán xét mình? Mình nghĩ rằng tất cả các bạn ngồi đây đã hơn một lần tự biến mình thành kẻ hèn nhát. Mình cũng giống như các bạn, đã từng trở nên nhu nhược như thế. Trong cuộc sống, không ít người vẫn đang tự biến mình thành người giống vậy. Thay vì chịu trách nhiệm trước hành động của bản thân, họ luôn đổ thừa cho hoàn cảnh và những người xung quanh. Câu cửa miệng của họ mỗi khi bị người khác hỏi về lỗi lầm của mình là “Tại vì…”, tại thế nọ, tại thế kia. Đó chính là sự dối trá và thiếu lòng tự trọng với bản thân cũng như thiếu sự tôn trọng đối với người khác.

Vậy các bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao bản thân cũng như mọi người lại sẵn sàng nói dối, đổ lỗi cho người khác để bao biện cho mình hay chưa? Theo mình, nguyên nhân xuất phát từ việc mỗi người không thể tìm được phương án giải quyết cho các vấn đề mà mình gặp phải. Chúng ta sẵn sàng phủi bỏ trách nhiệm và chuyển nó sang người khác để không phải gánh vác, xử lý hậu quả vấn đề. Ngoài ra, nó còn cho thấy sự nhận thức yếu kém về bản thân cũng như khả năng đối mặt với sự thật.

Lâu dần, chúng ta sẽ hình thành một thói quen xấu là đổ lỗi cho người khác, tự ru ngủ để bảo vệ cho cái “tôi” mỏng manh của chính mình. Đổ lỗi cho người khác một cách thường xuyên sẽ khiến bạn đánh mất đi khả năng chịu trách nhiệm cho mọi chuyện; không giữ được vị thế trong mắt mọi người; không thể trưởng thành, học hỏi từ những vấp ngã, sai lầm trong cuộc sống.

Đó là lý do vì sao chúng ta phải thay đổi mỗi ngày. Khi dám thay đổi, bạn sẽ có một tâm thế thoải mái, giải thoát bản thân khỏi những lo lắng hoặc lỗi cư xử chưa phù hợp. Hơn nữa, bạn sẽ nhìn nhận được khả năng của bản thân đối với hoàn cảnh hiện tại và trong những tình huống sắp tới. Phát huy được những điều này, bạn sẽ dần từ bỏ được thói quen đổ lỗi lên ai đó vì hành động của mình.

Mình mong rằng các bạn ngồi đây sẽ có được những nhận thức đúng đắn về hậu quả của việc đổ lỗi cho người khác để tự sửa đổi, rèn luyện mình mỗi ngày. Chỉ khi làm được điều đó, cuộc sống của chúng ta mới trở nên tươi đẹp, tràn đầy ý nghĩa!

Phần thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe! Em xin chân thành cảm ơn.

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh – Mẫu 9

Chúng ta đôi khi mắc sai lầm gây ra hậu quả đáng tiếc nào đó hoặc khiến người khác phải tổn thương. Sai lầm là tất yếu của cuộc sống. Vậy trước lỗi lầm gây ra, bạn chọn nhận lỗi hay đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh?

Nhận lỗi là biết nhận thức được cái sai của bản thân, từ đó có những hành vi như xin lỗi, sửa sai, khắc phục hậu quả. Đây là thái độ cần có, là việc nên làm sau khi mắc lỗi. Vì sao vậy?

Xin lỗi và nhận lỗi thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với những hành vi mà mình gây nên, thể hiện văn hóa ứng xử, phẩm chất nhân cách của một cá nhân, thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp cộng đồng.

“Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng”. Việc nhận lỗi khiến bạn cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm hơn. Bạn không phải day dứt, suy nghĩ quá nhiều về điều mình trót gây ra. Nếu gây sai lầm mà không nhận lỗi ngay, thì sai lầm ấy sẽ trở thành ung nhọt trong lòng khiến ta nhức nhối không yên. Bạn sẽ sống sao nếu cứ phải canh cánh mãi về điều đó?

Người biết nhận lỗi sẽ tăng được thiện cảm, lòng tin của mọi người xung quanh. Bởi nhận lỗi đồng nghĩa với việc tôn trọng phép tắc, tôn trọng người khác. Ai cũng muốn được tôn trọng và đáng được tôn trọng. Thử hỏi, nếu bạn mắc sai lầm mà im lặng ngơ đi, không nhận lỗi, thì mọi người sẽ nghĩ về bạn như thế nào? Họ còn tin tưởng bạn nữa không?

Việc nhận lỗi còn giống như liều thuốc xoa dịu những tổn thương, đau lòng đối với người mà ta mắc lỗi; làm nhẹ bớt cơn thịnh nộ ở họ và có khả năng ngăn chặn những sự việc đáng tiếc xảy ra. Như vậy, nhận lỗi giúp tháo gỡ vướng mắc, giải quyết mâu thuẫn, chữa lành tổn thương, cải thiện mối quan hệ giữa người với người. Nếu biết ơn làm tăng thêm hạnh phúc trong cuộc sống thì nhận lỗi là con đường hóa giải đầu tiên những đau khổ, tổn thương.

Nhận lỗi một khi đã trở thành thói quen, thành văn hóa ứng xử của cộng đồng sẽ giúp xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn. Con người có thể chung sống cùng nhau, hòa hợp với nhau trong xã hội một phần nhờ văn hóa xin lỗi và nhận lỗi.

Nhận lỗi có thể trở thành nét đẹp văn hóa của một đất nước. Nhật Bản là đất nước nổi tiếng với nét đẹp văn hóa này. Có chuyện kể rằng quản lí nhà ga tàu điện đã gửi lời tạ lỗi vì khởi hành tàu sớm hơn mất.. 20 giây. Họ nhận lỗi vì việc không kiểm soát được thời gian này có thể ảnh hưởng tới những tuyến tàu khác hoặc khiến cho một vài người khách chậm chân mà bỏ lỡ chuyến tàu. Cho đến các vị lãnh đạo hàng đầu, quan chức chính phủ Nhật Bản cũng sẵn sàng cúi đầu xin lỗi người dân. Họ sẵn sàng hạ cái tôi và danh tiếng bản thân xuống để đổi lấy sự tin tưởng của người dân.

Có thể nói, nhận lỗi là cần thiết, song nhận lỗi phải chân thành, phải đi cùng hành vi sửa sai. Nếu nhận lỗi để cho có thì chỉ là lời nói gió bay, sao có thể tạo lòng tin ở người khác? Sự chân thành ngay cả trong cách nhận lỗi luôn luôn được ghi nhận. Vậy nên, hãy biết nhận lỗi bằng cả tấm lòng. Ngoài ra, nhận lỗi cũng cần đúng thời điểm. Tốt nhất là ngay sau khi bạn gây ra lỗi lầm. Càng để lâu, ngần ngại, càng khiến bạn và đối phương đau khổ, tổn thương.

Nếu nhận lỗi là văn hóa, là liều thuốc chữa bách bệnh, là cánh cửa để bước vào một nền văn hóa lịch thiệp, tôn trọng và đầy đạo đức thì ngược lại, đổ lỗi là hành vi đáng phê phán – là một trong những biểu hiện của người có EQ thấp.

Đổ lỗi là mắc sai lầm nhưng không chịu thừa nhận trách nhiệm về mình mà lại đẩy trách nhiệm về người khác, hoặc cho rằng cái sai của mình là do lỗi của người khác. Khoa học gọi hiện tượng này là “tâm lí nạn nhân”.

Nhận lỗi thì khó, còn đổ lỗi lại rất dễ, nên nhiều người thích “đóng vai nạn nhân” là vì vậy. Có người đổ lỗi do mất kiểm soát cảm xúc. Lại có người coi đổ lỗi là một cách để tự vệ để không ai nhìn thấy khiếm khuyết của bản thân, để khỏi cảm giác tội lỗi và lo lắng, khỏi sự phán xét của người khác hoặc pháp luật.

Một người không may làm vỡ một chiếc cốc. Nếu là người có trách nhiệm, sẽ lập tức xin lỗi. Nếu là người quen đổ lỗi, có thể sẽ cho rằng do ai đó để hớ hênh. Đổ lỗi là cách ứng xử đáng phê phán.

Đáng phê phán bởi nó làm xấu xí, nhem nhuốc nhân cách của con người. Đáng phê phán bởi sự vô trách nhiệm ấy sẽ khiến không chỉ chính bản thân họ không nhận được hảo cảm, lòng tin của người khác mà còn khiến người với người thêm xa cách. Những người quen đổ lỗi sẽ không giữ được vị thế trong lòng mọi người. Ai muốn kết giao với kẻ chỉ thích đổ lỗi cho người xung quanh đâu?

Mặt khác, đổ lỗi còn khiến con người không nhận ra sai lầm của bản thân để tìm cách khắc phục. Hiệu suất công việc và khả năng thành công sẽ thu hẹp lại, đánh mất cơ hội phát triển của bản thân. Thật lợi bất cập hại.

Đối với tập thể, đổ lỗi cho người khác sẽ gây tâm lí nghi ngờ lẫn nhau, làm mất đoàn kết, ảnh hưởng đến công việc chung. Nếu xã hội tồn tại nhiều những kẻ thích “đóng vai nạn nhân” như vậy thì thật hỗn loạn, thật – giả, tốt – xấu, sáng – tối sẽ trở nên không thể phân biệt được nữa.

Nhà văn Ca-ren Ca-xây trong cuốn Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay đã rất thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về hành vi đổ lỗi: “Đổ lỗi cho người khác còn tồi tệ hơn là làm điều sai trái. Đó là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo. Nhưng trên hết, nó cản trở tôi gặt hái sự tiến bộ – vốn chỉ có được khi ta dám chịu trách nhiệm về hành động của mình”. Theo ông, nếu không sẵn lòng gánh trách nhiệm về bản chất con người, về cách nghĩ và hành động của mình thì con người sẽ mãi “sa lầy trong bất hòa, và cái vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp diễn”.

Vậy bạn lựa chọn tự chịu trách nhiệm để luôn có cảm giác thanh thản, an yên hay vẫn tiếp tục đổ lỗi để ngày càng khiến bản thân trở nên xấu xí và lạc hậu? Bạn có quyền lựa chọn và thay đổi.

“Lùi một bước, trời cao biển rộng.” Danh ngôn này quả không sai. Đổ lỗi có thể gây nhiều hậu quả khó lường, còn nhận lỗi lại có thể mang đến nhiều điều tốt đẹp. Vậy không nên đổ lỗi, mà hãy học cách nhận lỗi. Cúi đầu nhận lỗi không phải là hèn hạ hay thất bại. Đó là phép lịch sự, thể hiện sự tôn trọng người đối diện và giương cao phẩm chất cao thượng của con người. Tinh thần khiêm nhường và không đổ lỗi rất đáng được coi trọng và học tập.

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh – Mẫu 10

Thói quen xấu là những hành vi, cách ứng xử tiêu cực được nảy sinh trong cuộc sống con người. Những thói quen không tốt này nếu như không kịp thời nhận thức và khắc phục nó sẽ ăn sâu bám rễ và có thể chi phối đến những hành vi, tính cách của con người. Bàn về tác hại và khả năng lây lan của những thói quen xấu, có ý kiến cho rằng “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”.

Thói quen là những hành vi, cách ứng xử quen thuộc được lặp đi lặp lại nhiều lần. Bên cạnh những thói quen tốt vẫn tồn tại rất nhiều những thói quen không tốt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Thói quen xấu có khả năng tác động mạnh mẽ và lây lan nhanh chóng để từ một thói quen lạ dần trở thành thói quen cố hữu và cuối cùng bám rễ trong đời sống của con người.

“Thói xấu ban đầu là người khách qua đường” những thói quen xấu ban đầu được thực hiện một cách vô tình, nó là những hành vi, lời nói hoàn toàn xa lạ mà chúng ta chưa từng thực hiện, bởi vậy mà thói xấu là người khách qua đường, người dưng không quen biết và không có bất cứ mối quan hệ nào với con người. “Sau trở nên người bạn thân ở chung nhà” những thói quen xấu khi được thực hiện thường xuyên sẽ trở nên thân thuộc, dần trở thành phản xạ tự nhiên trước những sự vật, sự việc và trong chính cuộc sống của con người. Khi ấy những thói quen xấu đã trở thành thói quen cố hữu, thân thiết như người bạn thân thiết.

“Kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” Khi đã quá quen thuộc với những thói quen xấu, con người khó có thể từ bỏ, thậm chí những thói quen xấu ấy còn có khả năng tác động, chi phối đến cuộc sống của con người, buộc con người phải phụ thuộc vào những thói quen xấu ấy. Chẳng hạn, một người không có thói quen xả rác bừa bãi nhưng vì nhìn thấy có nhiều người có hành vi ấy nên cũng bắt chước, thực hiện theo. Nếu không ý thức được hậu quả của hành vi thiếu trách nhiệm ấy, con người sẽ xả rác thường xuyên, quen thuộc và trở thành quen tay. Lâu dài hành vi xả rác bừa bãi ấy sẽ trở thành thói quen khó bỏ, thậm chí nó còn chi phối đến tính cách hàng ngày khiến chúng ta trở nên bừa bãi, vô kỉ luật.

Trong mỗi người đều có những mặt tốt và xấu, chính sự dễ dãi, buông thả, thiếu bản lĩnh là môi trường lí tưởng cho những thói quen xấu hình thành và phát triển. Nếu như không nhận thức được sự nguy hiểm của những thói quen xấu ấy, con người sẽ dần quen với thói quen xấu ấy và bị nó chi phối. Để loại bỏ những thói quen xấu, con người cần tỉnh táo để nhận thức những hành động, lời nói của mình, có ý thức duy trì những thói quen tốt. Cần có sự nghiêm khắc với bản thân trong việc lựa chọn lối sống trong sạch, tốt đẹp; đừng buông xuôi, dễ dãi để sa vào những lối sống tiêu cực.

Câu nói “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” đã chỉ ra bản chất của những thói quen xấu, từ đó giúp con người nhận thức hậu quả của những thói quen xấu để nhận thức và thay đổi.

Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh – Mẫu 11

Giữa dòng chảy của cuộc đời, xã hội, có rất nhiều điều tiêu cực mà con người khó tránh khỏi. Nói về sự lây lan và ảnh hưởng nhanh chóng của thói xấu đến con người, có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính”.

Quả thật trong bất cứ chế độ nào, bất kì thời kì nào đều tồn tại những điều xấu. Đó là những lề thói, những đức tính không tốt, có hại cho bản thân, cho mọi người xung quanh và cao hơn nữa là cho cả cộng đồng. Nếu những điều xấu ấy được tồn tại, phát triển lâu dần sẽ thành thói xấu, khó mà thay đổi được.

“Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường”. Con người ta sinh ra vốn trong sáng, thánh thiện, không mắc phải tội tình gì cả. Những tiêu cực ấy đến với ta một cách vô tình và bất ngờ, không gì báo hiệu sự xuất hiện của kẻ xa lạ ấy. Cũng không ai nghi ngờ về nó. Một học trò ngoan ngoãn, lễ phép được sống trong môi trường gia đình lành mạnh, hạnh phúc sẽ thấy lạ lẫm với những thói xấu của xã hội, học đường: ma túy, trộm cắp, nghiện ngập. Ban đầu đó chỉ là sự tiếp xúc cho biết, sau đó ngày càng lún sâu, ảnh hưởng. Đúng là nếu như một con người bản chất nhân hậu, lương thiện khó mà nghĩ được những chuyện đó và càng không nghĩ tới biện pháp đề phòng, loại bỏ “người khách lạ” nguy hiểm đó. Dù thế điều tất yếu sẽ đến: “Sau trở thành người bạn thân ở chung nhà”. Từ người khách bâng quơ, không quen biết nó đã trở thành “người bạn thân”. Nghĩa là từng giờ, từng phút, từng khoảnh khắc con người sẽ chịu sự tác động lớn của thói xấu. Nó đánh vào điểm yếu của người đó, hiểu thấu và len lỏi vào trong suy nghĩ, hành động của họ. Nó trở thành kẻ song hành đáng ghét mà chủ nhân không nhận ra. Bạn thân là một phần con người ta, chia sẻ, thấu hiểu mình. Ngược lại, bản ta mình cũng yêu mến, sẵn sàng hi sinh vì bạn. Cũng vậy, một khi thói xấu là bạn thân thì ta sẽ làm nhiều việc để thỏa mãn thói xấu đó. Dần dần con người sẽ bị tha hóa, xấu xa.

Nhưng đó chưa phải là điều nguy hiểm nhất. Từ lúc cái xấu bắt rễ đến lúc nó ngự trong tâm hồn ta là một quá trình dễ dàng, nhanh chóng. Qua những bước ban đầu, nó trở thành kẻ chi phối hoàn toàn, tác oai tác quái ghê gớm. Lúc ấy con người chỉ như một kẻ nô lệ, phụ thuộc chuyên hành động những việc bị xã hội và mọi người lên án. Con người ta sẽ chỉ là kẻ phục tùng, không có khả năng chống cự hoặc chống lại rất yếu ớt vì nó đã “kết cục là thành ông chủ khó tính”.

Người khách qua đường, tới người bạn thân và cuối cùng là ông chủ khó tính. Đó là quá trình bao chiếm và xâm nhập của cái xấu. Tưởng không thể mà có thể, tưởng khó mà dễ. Một khi con người không giữ được thiên lương, nhân phẩm trước sự cám dỗ của vật chất, hưởng thụ… thì rất dễ mất đi nhân phẩm. Thói xấu như kẻ xảo quyệt, ranh ma đội lốt người khách để thực hiện ý đồ của mình. Đó là sứ giả của ác quỷ, của bóng tối, của những tiêu cực đi ngược lại với con người, xã hội. Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp như vậy. Một sinh viên đại học có tương lai sáng sủa, có tất cả các điều kiện để trở thành công dân tốt. Nhưng vì bị cám dỗ, mê hoặc mà dính vào ma tuý, nghiện ngập. Ban đầu thấy xa lạ, bình thường nhưng càng ngày càng gắn bó, thân thiết với nó. Bị chi phối, trở thành kẻ trộm cắp, luôn có suy nghĩ xấu trong đầu. Tồn tại song hành với con người đó là những mưu toan, tâm tính để thỏa mãn nhu cầu của mình. Cuối cùng, người ấy trở nên là kẻ nhẫn tâm, mang tâm tính của kẻ thú tính. Ấy là khi thói xấu trở thành “ông chủ khó tính” – kẻ sai khiến tàn nhẫn.

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam cũng từng có những câu thể hiện sự tác động của hoàn cảnh tới nhân phẩm: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay “ở bầu thì tròn ở ống thì dài”.

Và thêm một lần câu nói trên khẳng định đúng đắn về sức mạnh ghê gớm của cái ác, cái đê tiện, một thứ virut có sức lây lan khủng khiếp. Nhưng qua đó, tác giả cũng mang đến cho ta những bài học phải có sự lựa chọn, lập trường chín chắn trước hoàn cảnh. Không ai trong đời là không gặp cái xấu, vấn đề là bản thân con người phải tìm cho mình một con đường sống, đề phòng và loại bỏ suy nghĩ xấu. Làm được vậy con người sẽ thấy thanh thản.

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là bất cứ ai cũng bị tác oai, tác quái bởi cái xấu. Ông cha ta từng nói: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Giữa những bỉ ổi, đê tiện của quân địch, những chiến sĩ của ta vẫn kiên trung sống trong lòng địch và khẳng định sáng ngời phẩm chất trung thành, tốt đẹp, hướng đến nhân dân, Tổ quốc.

Tố Hữu từng ngợi ca những chiến sĩ giải phóng sáng ngời tâm hồn:

Chúng muốn ta hóa thành tro bụi

Ta hóa vàng nhân phẩm lương tâm

Một con người biết chiến thắng hoàn cảnh là con người có lập trường. Con người đó sẽ không để thói xấu thành người bạn thân và ông chủ nhà.

*****

Trên đây là hơn 11 mẫu Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh lớp 8 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 8

5/5 - (131 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *