Soạn bài Làm thơ lục bát SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn phân tích VB 1
Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Em hãy tìm đọc bài thơ “Chăn trâu đốt lửa”, sau đó trả lời những câu hỏi sau:
Bạn đang xem: Soạn bài Làm thơ lục bát SGK Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Em xem những từ ngữ trong dòng thơ đó có gì đặc biệt, từ đó trả lời câu hỏi trên.
Lời giải:
Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: “Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro” khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ.
Hướng dẫn phân tích VB 2
Câu 2 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ bài thơ tìm hiểu cách hiệp vần và điền các thanh bằng/ trắc vào trong bảng:
– Bằng: thanh huyền và thanh ngang (không dấu)
– Trắc: thanh hỏi, ngã, nặng, sắc.
Lời giải:
Hướng dẫn phân tích VB 3
Câu 3 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
Em xem lại bài thơ và liệt kê những hình ảnh thiên nhiên và con người, từ đó chọn câu trả lời phù hợp.
Lời giải:
– Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết tiêu biểu.
– Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu, ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.
Hướng dẫn phân tích VB 4
Câu 4 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hướng dẫn giải:
– Cảm xúc trực tiếp là trực tiếp bộc lộ tình cảm yêu, ghét của người viết.
– Cảm xúc gián tiếp là thể hiện tình yêu, ghét thông qua những đối tượng nào đó chứ không nói trực tiếp.
Lời giải:
Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông.
Hướng dẫn phân tích VB 5
Câu 5 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát?
Hướng dẫn giải:
Em xem về hình thức thơ lục bát để trả lời câu hỏi này.
Lời giải:
Bài thơ có nét độc đáo trong nghệ thuật:
– Phép đối giữa ít – nhiều, rạ rơm với gió đông.
– Liên tưởng độc đáo: củ khoai nướng bị cháy hồng rực được gợi liên tưởng đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian rộng lớn.
Hướng dẫn quy trình viết
Hướng dẫn quy trình viết
Làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự việc mà em từng chứng kiến.
Hướng dẫn giải:
Em chọn một cảnh đẹp nào đó mà mình tâm đắc, dựa vào các quy luận về vần và thanh điệu để làm thơ. Bài thơ đảm bảo vừa có ý nghĩa, vừa hiệp vần.
Lời giải:
Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát:
– Bài thơ có các câu lục và câu bát xen kẽ, tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất.
– Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.
Câu 7
Làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự việc mà em từng chứng kiến.
Hướng dẫn giải:
Các em tham khảo một số bài thơ sau và tự sáng tác bài thơ của mình:
Lời giải:
Bài 1:
Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tìn
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.
(Trích Quê hương – Nguyễn Đình Huân)
Bài 2:
Trở về tìm mái nhà quê
Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa
Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa
Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho
Tìm đàn trâu với con đò
Áo bà ba mẹ câu hò trên sông
Nón lá nghiêng nắng nước ròng
Miền quê khó nhọc con còng con cua
Lục bình tim tím mùa mưa
Bồng bềnh một khúc sông khua mái chèo
Khói lên cháy bếp nhà nghèo
Con gà cục tác con mèo quẫy đuôi
Heo gà chạy ngược chạy xuôi
Chân bùn tay lấm nụ cười chân quê
Cánh cò trắng xóa vọng về
Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên
Đậm đà ký ức giao duyên
Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao
Con dù biền biệt phương nào
Quê hương một dạ dạt dào khó phai.
(Quê Hương Nỗi Nhớ – Hoàng Thanh Tâm)
Bài 3:
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
(Yêu Lắm Quê Hương – Hoàng Thanh Tâm)
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)