Toán 6 Bài 3 Kết nối tri thức: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên | Giải SGK Toán lớp 6
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Toán lớp 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
Bạn đang xem: Toán 6 Bài 3 Kết nối tri thức: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên | Giải SGK Toán lớp 6
Giải Toán lớp 6 trang 13 Tập 1
Toán lớp 6 trang 13 Mở đầu: Mỗi khi có trận bóng đá hay, người dân lại xếp hàng dài chờ mua vé. Nhìn dòng người xếp hàng một, rất dài, Hà tự hỏi: dòng người xếp hàng ấy và dãy số tự nhiên đang học có gì giống nhau nhỉ?
Lời giải:
Ta nhận thấy dòng người đang xếp hàng dài ấy giống với thứ tự trong tập hợp số tự nhiên.
Khi xếp hàng thì có người đứng trước, người đứng sau, giống như trong tập hợp số tự nhiên có số liền trước và số liền sau,…
Toán lớp 6 trang 13 Hoạt động 1: Trong hai điểm 5 và 8 trên tia số, điểm nào nằm trên trái, điểm nào nằm bên phải điểm kia?
Lời giải:
Dựa vào tia số ta nhận thấy:
+) Do 5 < 8 điểm 5 nằm bên trái điểm 8;
+) Do 8 > 5 điểm 8 nằm bên phải điểm 5.
Toán lớp 6 trang 13 Hoạt động 2: Điểm biểu diễn số tự nhiên nào nằm ngay bên trái điểm 8?
Điểm biểu diễn số tự nhiên nào nằm ngay bên phải điểm 8?
Lời giải:
Dựa vào tia số ta thấy:
Điểm biểu diễn số tự nhiên 7 (điểm 7) nằm ngay bên trái điểm 8.
Điểm biểu diễn số tự nhiên 9 (điểm 9) nằm ngay bên phải điểm 8.
Toán lớp 6 trang 13 Hoạt động 3: Cho n là một số tự nhiên nhỏ hơn 7. Theo em, điểm n nằm bên trái hay bên phải điểm 7?
Lời giải:
Vì n là một số tự nhiên nhỏ hơn 7 hay n < 7 nên điểm n nằm bên trái điểm 7.
Giải Toán lớp 6 trang 14 Tập 1
Toán lớp 6 trang 14 Luyện tập
a) Hãy so sánh hai số tự nhiên sau đây, dùng kí hiệu “<” hay “>” để viết kết quả:
m = 12 036 001 và n = 12 035 987.
b) Trên tia số (nằm ngang), trong hai điểm m và n, điểm nào nằm trước?
Lời giải:
a) Ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải, nhận thấy ở hàng chục triệu, triệu, trăm nghìn, chục nghìn có các chữ số giống nhau, nhưng ở hàng nghìn
ta thấy 6 > 5 nên 12 036 001 > 12 035 987 do đó m > n.
b) Vì m > n hay n < m nên trên tia số (nằm ngang) điểm n nằm trước điểm m.
Toán lớp 6 trang 14 Vận dụng: Theo dõi kết quả bán hàng trong ngày của một cửa hàng, người ta nhận thấy:
Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều;
Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều.
Hãy so sánh số tiền thu được (đều là số tự nhiên) của cửa hàng đó vào buổi sáng và buổi tối.
Lời giải:
Gọi số tiền cửa hàng đó thu được vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối lần lượt là a, b, c (a, b, c là các số tự nhiên)
Số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi chiều nên a > b (1)Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi chiều nên c < b hay b > c (2)
Theo tính chất bắc cầu: vì a > b (theo 1), b > c (theo 2) nên a > c. Do đó số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi tối.
Vậy số tiền thu được vào buổi sáng nhiều hơn vào buổi tối.
Toán lớp 6 trang 14 Câu hỏi
Trong các số: 3; 5; 8; 9, số nào thuộc tập hợp A = {x | x 5},
số nào thuộc tập hợp B = {x| x 5}?
Lời giải:
+) Vì A = {x | x 5} nên tập hợp A là những số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 5.
Do đó trong các số đã cho, các số thuộc tập hợp A là: 5; 8; 9.
+) Vì B = {x | x 5} nên tập hợp B là những số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 5.
Do đó trong các số đã cho, các số thuộc tập hợp B là: 3; 5.
Toán lớp 6 trang 14 Bài 1.13: Viết thêm các số liền trước và liền sau của hai số 3 532 và 3 529 để được sáu số tự nhiên rồi sắp xếp sáu số tự nhiên đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
Lời giải.
Số liền trước của số 3 532 là: 3 531
Số liền sau của số 3 532 là: 3 533
Số liền trước của số 3 529 là: 3 528
Số liền sau của số 3 529 là: 3 530
Ta thu được 6 số tự nhiên là: 3 532; 3 531; 3 533; 3 528; 3 529; 3 530
Vì 3 528 < 3 529 < 3 530 < 3 531 < 3 532 < 3 533
Sáu số trên được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 3 528; 3 529; 3 530; 3 531; 3 532; 3 533.
Toán lớp 6 trang 14 Bài 1.14: Cho ba số tự nhiên a, b, c, trong đó a là số nhỏ nhất. Biết rằng trên tia số, điểm b nằm giữa hai điểm a và c. Hãy dùng kí hiệu “<" để mô tả thứ tự của ba số a, b, c. Cho ví dụ bằng số cụ thể.
Lời giải:
Vì số a nhỏ nhất nên điểm a nằm bên trái hai điểm b và c.
Mà điểm b nằm giữa hai điểm a và c nên điểm b nằm bên trái điểm c
Do đó b < c
Vì a bé nhất nên ta có a < b < c
* Ví dụ: a = 5; b = 7; c = 8
thỏa mãn a < b < c (do 5 < 7 < 8)
Số 5 bé nhất và điểm 7 nằm giữa hai điểm 5 và 8 trên tia số.
Toán lớp 6 trang 14 Bài 1.15: Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) M = {x ∈ | 10 ≤ x < 15}
b) K = {x ∈ | x ≤ 3}
c) L = {x ∈ | x ≤ 3}
Lời giải:
a) M = {x ∈ | 10 ≤ x < 15}
Vì x M nên x là số tự nhiên thỏa mãn 10 ≤ x < 15, do đó x là: 10; 11; 12; 13; 14
Vậy M = {10; 11; 12; 13; 14}.
b) K = {x ∈ | x ≤ 3}
Vì x K nên x là các số tự nhiên khác 0 (do x ∈ )
thỏa mãn x ≤ 3, do đó x là: 1; 2; 3
Vậy K = {1; 2; 3}.
c) L = {x ∈ | x ≤ 3}
Vì x L nên x là số tự nhiên thỏa mãn x ≤ 3 nên x là: 0; 1; 2; 3.
Do đó L = {0; 1; 2; 3}.
Toán lớp 6 trang 14 Bài 1.16: Ba bạn An, Bắc, Cường dựng cố định một cây sào thẳng đứng rồi đánh dấu chiều cao của các bạn lên đó bởi ba điểm. Cường đặt tên các điểm đó theo thứ tự từ dưới lên là A, B, C và giải thích rằng điểm A ứng với chiều cao của bạn An, B ứng với chiều cao bạn Bắc và C ứng với chiều cao của Cường. Biết rằng bạn An cao 150cm, bạn Bắc cao 153cm, bạn Cường cao 148cm. Theo em, Cường giải thích như thế có đúng không? Nếu không thì phải sửa như nào cho đúng?
Lời giải:
Vì cách đặt tên các điểm được đánh dấu tương tự như việc đặt tên các điểm trên tia số.
Chiều cao của các bạn theo thứ tự tăng dần là 148cm, 150cm, 153cm (do 148 < 150 < 153) ứng với chiều cao của Cường, An và Bắc
Do vậy cần đánh dấu các điểm theo thứ tự từ dưới lên là C, A, B.
Vì thế mà Cường đặt tên các điểm đó theo thứ tự từ dưới lên là A, B, C và giải thích rằng điểm A ứng với chiều cao của bạn An, B ứng với chiều cao bạn Bắc và C ứng với chiều cao của Cường là sai.
Bài giảng Toán lớp 6 Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên – Kết nối tri thức
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên
Luyện tập chung
Bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính
Xem thêm tài liệu Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
Trắc nghiệm Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Toán 6 Kết nối tri thức
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)