Mời các em theo dõi nội dung bài học về Dấu chấm phẩy là gì? Chức năng của dấu chấm phẩy do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Dấu chấm phẩy là gì?
Dấu phẩy (ký hiệu: ,) là một dấu câu được sử dụng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách.
Chức năng của dấu chấm phẩy
+ Dấu chấm phẩy dùng để phân biệt ranh giới giữa các câu ghép có độ phức tạp lớn.
Bạn đang xem: Dấu chấm phẩy là gì? Chức năng của dấu chấm phẩy
+ Để phân biệt các phép liệt kê trong câu.
+ Dùng để ngắt quãng câu.
Dấu chấm phẩy được dùng để phân biệt các phép liệt kê trong câu.
So sánh dấu phẩy và dấu chấm phẩy
Dấu chấm phẩy (;) là loại dấu dùng ở bên trong câu, có công dụng
- Ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập:
Ví dụ:
“Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn”. (Thép Mới)
- Tách các nhóm ý hoặc các ý lớn trong một câu, khi chúng có sự khác biệt nào đó đối với nhau
Ví dụ:
“Nó lấy đầu nén đất của tổ nhiều lần cho chắc rồi san bằng; không thể nhận ra tổ dế ở chỗ nào nữa”. (Vũ Tú Nam)
- Phân cách các ý lớn có quan hệ liệt kê:
Ví dụ:
“Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra: cách đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi”. (Nguyễn Thế Hội)
* Lưu ý:
– Khi đọc, sau dấu chấm phẩy phải nghỉ hơi một quãng bằng nửa quãng nghỉ sau dấu chấm (sau dấu chấm phải nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời gian đọc một chữ).
– Khi viết, chữ cái đầu tiên sau dấu chấm phẩy không được viết hoa.
Dấu chấm phẩy (;) giống và khác dấu phẩy (,) ở chỗ
Giống nhau
– Là loại dấu dùng ở bên trong câu.
– Dấu chấm phẩy và dấu phẩy đều được dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập.
– Lưu ý: Khi đọc, quãng nghỉ hơi sau dấu chấm phẩy và dấu phẩy giống nhau; khi viết, chữ cái đầu tiên sau dấu chấm phẩy và dấu phẩy đều không được viết hoa.
Khác nhau
Dấu chấm phẩy có một số công dụng khác mà dấu phẩy không có (như tách các nhóm ý hoặc ý lớn, phân cách các bộ phận của khi các bộ phận này về mặt ngữ pháp, có thể tồn tại độc lập như một câu…). Nhưng ngược lại, dấu phẩy có một số công dụng khác mà dấu chấm phẩy không có (như ngăn cách trạng ngữ, hô ngữ với nòng cốt câu, ngăn cách bộ phận chú thích trong câu, ngăn cách các bộ phận song song…)
Tác dụng của dấu phẩy
Dấu phẩy: được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là:
– Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ, vị ngữ (Trạng ngữ/Khởi ngữ, Chủ ngữ – Vị ngữ)
Ví dụ: Mỗi khi xuân về, trăm hoa đua nhau nở.
– Giữa các từ ngữ có chức vụ trong câu:
Ví dụ: Đào, lê, táo, mận đều là những loại trái cây mà ông em thích
– Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó:
Ví dụ: Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là một người rất giản dị
– Giữa các vế của một câu ghép:
Ví dụ: Trời đang mưa to quá, chúng tôi không đi học
Các loại dấu câu và nguyên tắc sử dụng
Các dấu câu trong tiếng Việt có rất nhiều loại. Mỗi loại lại có các cách dùng và nguyên tắc sử dụng khác nhau. Chung quy bảng dấu câu tiếng Việt sẽ có 10 loại như sau:
Dấu chấm
Trong hệ thống dấu câu trong tiếng Việt thì dấu chấm được cho là loại dấu được sử dụng nhiều nhất. Được ký hiệu là “.” – sử dụng khi kết thúc một câu viết trong bài. Đây được xem là báo hiệu cho sự kết thúc của một câu kể, đoạn văn. Khi đọc dấu chấm cần phải có sự ngắt quãng.
Theo nguyên tắc, dấu chấm sẽ được đặt liền ngay sau chữ cái cuối cùng của câu. Ngay sau dấu “.” phải là khoảng trắng, và từ viết sau đó phải viết hoa chữ cái đầu. Ví dụ:
“Hôm nay bé An được 3 bông hoa điểm 10. Bé hí hửng về nhà khoe với bà ngoại.”
Dấu phẩy
Dấu phẩy (ký hiệu:”,”) thường được đặt giữa câu, với mục đích ngắt, tách biệt các ý cần thiết một cách rõ ràng. Tuỳ vào câu đơn, câu ghép hay câu phức, một câu có thể có một , hai hoặc nhiều dấu phẩy. Trong câu khi có dấu phẩy thì cần phải đọc ngắt quãng một hơi (bằng nửa hơi ngắt của dấu chấm).
Cũng như dấu chấm, dấu “,” được đặt ngay sau chữ cái cuối của vế, nhưng từ đi sau dấu phẩy không cần viết hoa mà viết thường. Các trường hợp dùng dấu phẩy trong câu bao gồm:
- Phân cách các bộ phận đồng thức (cùng loại – cùng cấp) với nhau
- Phân cách vế chính với vế phụ (vế phụ làm bổ nghĩa cho vế chính)
- Phân cách các vế của câu ghép (câu gồm nhiều vế)
Dấu hai chấm
Khi chúng ta dùng dấu hai chấm (ký hiệu:”:”) trong câu, có thể hiểu theo 2 hướng.
- Thứ nhất, dấu hai chấm báo hiệu rằng, các câu phía sau đây sẽ bổ nghĩa, bổ sung ý, giải thích, thuyết minh cho câu đứng trước đó.
- Thứ hai, dấu hai chấm thể hiện là phần phía sau nó sẽ là một câu trích dẫn, một câu nói trực tiếp được kể lại từ người viết (dùng kèm theo dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng).
Dấu chấm hỏi
Ngay chính cái tên của loại dấu câu này cũng đã nói tên công dụng của nó. Cuối các câu dạng câu hỏi, với hàm ý nêu ra một thắc mắc cần được giải đáp, ta sẽ đặt một dấu chấm hỏi (ký hiệu:”?”). Dấu hỏi trong tiếng Việt cũng sẽ được đặt như dấu “.” ngay sau chữ cái cuối cùng của câu hỏi và dùng để nhấn mạnh nội dung cần hỏi.
Dấu chấm lửng
Dấu chấm lửng còn được gọi là dấu ba chấm (ký hiệu “…”), đây cũng là dấu câu trong tiếng Việt hay được sử dụng. Vai trò của dấu chấm lửng dùng để biểu thị một số các ý nghĩa về ngữ pháp hoặc chỉ đơn giản là cảm thán của người viết. Như là:
- Một lời nói bị ngắt quãng vì xúc động, không nói nên lời.
- Mô tả tiếng của một âm thanh nào đó đang kéo dài
- Người nói chưa nói hết, mang tính liệt kê
Ví dụ: Bỗng nhiên, Nam chợt nghe tiếng gõ cửa: cốc, cốc, cốc, …
Dấu chấm phẩy
Với dấu chấm phẩy (;)chúng ta cũng không thường thấy xuất hiện nhiều như các dấu chấm hay dấu phẩy. Nó thường được đặt ở giữa câu để phân tách các vế hoặc các bộ phận đẳng lập với nhau. Khi đọc cũng cần phải ngắt quãng ở dấu chấm phẩy, ngắt nhiều hơn dấu phẩy nhưng ngắn hơn dấu chấm.
Dấu gạch ngang
Ta sẽ thường thấy dấu gạch ngang (-) thường được dùng để đặt trước các câu hội thoại, như trong các sách truyện thường đọc cho bé nghe. Ngoài ra, dấu gạch ngang cũng được dùng cho các câu mang tính liệt kê, hoặc đặt trước phần giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
Dấu chấm than
Hay còn được biết với cái tên khác là dấu chấm cảm (“!”) thường được dùng cho câu cảm thán hoặc câu khiến. Chẳng hạn như: “Bức tranh này đẹp quá! Bé An đúng là có 10 hoa tay”. Khi đọc câu chứa dấu chấm than cũng cần nghỉ hơi ở cuối như dấu chấm.
Dấu ngoặc đơn
Trong các dấu câu tiếng Việt, khi dùng dấu ngoặc đơn trong câu (), thì có thể hiểu các nội dung trong ngoặc đơn mang hàm ý bổ nghĩa, giải thích, lời trích dẫn cho từ ngữ, cụm từ hoặc nguyên cả vế đứng trước nó.
Dấu ngoặc kép
Các nội dung được đặt trong dấu ngoặc kép (“ “) có thể là một lời nói trực tiếp của ai đó được kể lại bởi người viết. Trường hợp nữa là người viết muốn nêu tên của một tác phẩm nào đó, hoặc người viết muốn người đọc hiểu từ ngữ, cụm từ nằm trong ngoặc kép không được hiểu đúng theo nghĩa của nó, mà phải nghĩ khác đi (nghĩa bóng).
Bài tập về dấu chấm phẩy
Bài 1: Bài tập này yêu cầu các em nêu được công dụng của dấu chấm phẩy
a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. (Thép Mới)
Trong câu này, dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. Mỗi vế câu này có thể tách ra thành một câu đơn.
b) Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cùng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi. (Đào Vũ)
Trong câu này, dấu chấm phẩy cũng được dùng để đánh dấu ranh giói giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. Mỗi vế câu này có thể tách ra thành một câu đơn.
c) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trồng mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suôi nghe mới hay. (Hoài Thanh)
Trong câu này, dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song. Mỗi tập hợp từ là một cụm C – V và đều là phụ ngữ cho cụm động từ có động từ trung tâm là nói.
Bài 2: Bài tập này yêu cầu các em viết một đoạn văn về Ca Huế trên sông Hương. Trong đoạn văn đó, có câu dùng dấu chấm phẩy.
Bài đọc tham khảo
Hàng đêm, trên dòng sông Hương thơ mộng, du khách được nghe những làn điệu dân ca Huế nôi tiếng như: chèo cạn, bài thai, hò đưa lính, hò giã gạo… Mở đầu đêm ca .Huếlà những âm thanh của dàn hòa tấu, là những tiếng trầm bổng, du dương và réo rắt của những khúc lưu thủy, kim tiền… Các ca nhi căt lên những khúc điệu nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai như nam ai, nam bình, nam xuân…; những điệu lí thể hiện nỗi mong chờ hoài vọng như lí hoài xuân, lí con sáo, lí hoài nam.
Bài 3: Trong các câu sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… (Hồ Chí Minh)
b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời:
– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi! (Phạm Duy Tốn)
c) Cuốn tiểu thuyết được viết trên… bưu thiếp. (Báo Hà Nội mới)
Trả lời:
a) Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa liệt kê.
b) Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi và quá hoảng sợ.
c) Dấu chấm lửng có chức năng làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho xuất hiện ngoài sự chờ đợi của từ bưu thiếp (Tấm bưu thiếp là khuôn khổ quá nhỏ, khổ mà viết được cuốn tiểu thuyết!)
Bài 4: Từ bài tập trên, rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng.
Trả lời:
Dấu chấm lửng dùng để:
– Tỏ ý còn nhiều sự vật chưa được liệt kê hết
– Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
– Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, hài hước
Bài 5: Trong các câu sau, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
a) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. (Thạch Lam)
b) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân, trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.
Trả lời:
a) Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa, vế sau giải thích theo ý nghĩa cho vế trước.
Trong câu trên có thể thay dấu chấm phẩy (;) bằng dấu phẩy (,) hoặc thậm chí bằng dấu chấm (.). Các câu ghép ở các vế có thể được phân cách bằng dấu phẩy.
b) Dấu chấm phẩy ở đây dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê.
Ta không nên thay dấu chấm phẩy (;) bằng dấu phẩy (,)
Bài 6:
Từ bài tập trên rút ra kết luận về công dụng của dấu phẩy.
Trả lời:
Dấu phẩy có các công dụng như sau:
– Tách hai vế của câu ghép
– Ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Bài 7: Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
a) – Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
– Dạ, bẩm…
– Đuổi cổ nó ra!
(Phạm Duy Tốn)
b) Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại… (Đào Vũ)
c) Cơm, áo, vợ, con, gia đình… bó buộc y. (Nam Cao)
Trả lời:
Trong câu a) dấu chấm lửng được dùng để hiểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng (- Dạ, bẩm…), câu b) biểu thị câu nói bị bỏ dở; câu c) biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
Bài 8: Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây:
a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. (Thép Mới)
b) Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.(Đào Vũ)
c) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. (Hoài Thanh)
Trả lời:
a, Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập
b, Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách hai vế câu trong câu ghép
c, Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song và đều làm phụ ngữ cho động từ nói
Bài 9: Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó:
a) Có câu dùng dấu chấm lửng.
b) Có câu dùng dấu chấm phẩy.
Trả lời:
Ca Huế trên sông Hương là một trong những nét đẹp văn hóa riêng độc đáo. Ca Huế có nguồn gốc từ dòng nhạc dân ca; nhạc cung đình hòa hợp. Từ không gian yên tĩnh buổi đêm bỗng bừng lên dàn hòa tấu những khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ. Người nhạc công tài hoa dùng các ngón đàn trau chuốt như mổ, vả, ngón bấm… nhịp nhàng uyển chuyến tấu lên những hoan khúc làm xao động lòng người. Từ đó người ca nhi cất lên điệu hát. Các thể ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng…
***
Trên đây là nội dung bài học Dấu chấm phẩy là gì? Chức năng của dấu chấm phẩy do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó (5 mẫu)
- Có ý kiến cho rằng việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn rất mất vệ sinh. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của em và nêu ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy (10 mẫu)
- Giới thiệu một nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở sách Ngữ văn 6, tập 2 và nêu lí do em thích nhân vật này (8 mẫu)
- Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6?
- Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ hoặc một cuộc thi thể thao (24 mẫu)
- Viết đoạn văn (khoảng 4-6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi lớp 6 (20 mẫu)
- Biệt ngữ xã hội là gì? Từ ngữ địa phương là gì?
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (15 mẫu)
- Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội lớp 9 (9 Mẫu)
- Câu ghép là gì? Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép
- Công thức câu điều kiện và bài tập vận dụng
- Dấu hai chấm là gì? Dấu hai chấm có tác dụng gì?
- Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác (18 mẫu)
- Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô (34 mẫu)