Học TậpLớp 5

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô (34 mẫu)

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô bao gồm hướng dẫn viết cùng 34 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô
Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô

Mục lục

Dàn ý Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô

1. Mở bài:

Bạn đang xem: Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô (34 mẫu)

Giới thiệu kỉ niệm đáng nhớ về thầy (cô) giáo của em.

2. Thân bài:

– Câu chuyện diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?

– Kể chi tiết diễn biến câu chuyện:

+ Những ai xuất hiện trong câu chuyện?

+ Câu chuyện diễn ra thế nào?

+ Suy nghĩ, thái độ, hành động của thầy (cô) và những người có mặt?

– Câu chuyện kết thúc như thế nào?

3. Kết bài:

Cảm xúc, suy nghĩ của em về kỉ niệm đó.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 1

Thầy Hùng – giáo viên dạy môn Toán của em hồi lớp 3 là một người giáo viên tuyệt vời.

Năm học đó, em vẫn là một cậu bé ham chơi và nghịch ngợm. Tuy được thầy cô nhận xét là thông minh, nhưng do tính bộp chộp, ẩu đoảng và em thường phạm những sai lầm nhỏ nhặt. Điều đó đã duy trì cho đến khi em gặp thầy Hùng. Biết khuyết điểm của em, thầy đã dùng những phương pháp vừa mềm mỏng lại cứng rắn để em phải thay đổi bản thân. Thầy thường xuyên gọi em lên bảng giải các bài toán nhỏ, và các đề kiểm tra 15 phút của lớp cũng trở thành một bài toán lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu em sai sót một lỗi nhỏ thì sẽ bị điểm kém cả bài. Điều đó đối với một học sinh thì thật là đáng sợ. Em và một số bạn có tính bộp chột và ẩu khi làm bài, ít khi dò lại bài trước khi nộp đều bất đầu nhận thức lại sai lầm của bản thân. Từ lúc ấy, em dần trở nên nghiêm túc và cẩn thận hơn khi làm bài. Em luôn đọc đề thật kĩ, nhẩm tính từ tốn và viết phép tính ra giấy nháp. Hành động ấy đã trở thành một thói quen, giúp em cẩn thận hơn trong học tập. Em có được sự thay đổi ấy, một phần lớn là nhờ phương pháp của thầy Hùng.

Cuối năm em học lớp 3, thầy Hùng chuyển công tác về một ngôi trường khác. Tuy đã xa thầy, nhưng sự biết ơn và kính yêu em dành cho thầy thì vẫn luôn còn mãi.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 2

Trong tuổi học sinh của mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm không thể nào quên với thầy cô giáo cũ đã từng dạy dỗ mình. Đó là những kỷ niệm gắn bó, những kỷ niệm thiêng liêng khắc sâu trong trái tim trí nhớ của mỗi chúng ta, theo chúng ta tới suốt cuộc đời của mình.

Với tôi, tôi có một kỷ niệm không bao giờ có thể phai mờ, một kỷ niệm sâu sắc suốt đời không thể quên với người thầy đáng kính nhất của cuộc đời mình. Thầy không chỉ là người thầy dạy dỗ tôi con chữ, trí tuệ mà còn là người cha dìu dắt tôi trong những ngày bỡ ngỡ tới trường, trong lúc còn ngơ ngác chưa hiểu hiểu sự đời.

Đó chính là thầy giáo dạy tôi những năm tiểu học. Một kỷ niệm vô cùng đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình, khi tôi lần đầu ngây thơ, ngỡ ngàng bước chân vào lớp một với biết bao nhiêu lạ lẫm, mới mẻ, biết bao cảm xúc bồi hồi, khi tất cả với tôi đều mới mẻ, thầy cô giáo mới, bạn bè mới…

Trong ngày trọng đại của đời mình, sau khi lễ khai giảng kết thúc tất cả học sinh đều được phân công về lớp của mình để học buổi học đầu tiên. Một buổi học vô cùng ý nghĩa. Và để gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm làm quen với bạn bè của mình, ngôi nhà mới sẽ theo chúng ta trong những năm tiểu học.

Khi thầy Hoàn bước vào, trông dáng người nhanh nhẹn hoạt bát của thầy, nhìn nụ cười ấm áp ấy tự dưng tôi có cảm giác thầy thật gần gũi thân thuộc tựa như ba mình ở nhà. Trên mái tóc thầy đã có đôi sợi bạc, thể hiện sự nhọc nhằn của thời gian sương gió.

Khuôn mặt thầy vô cùng quắc thước, trên bàn tay cầm phấn có nhiều nếp năm thể hiện việc thầy phải vất vả vì học sinh nhiều.

Thầy bước đi trên bục giảng, tự giới thiệu về mình, rồi ra hiệu cho chúng tôi giữ trật tự, thầy kể về những điểm thầy thích những gì thầy mong chờ ở chúng tôi. Thầy cũng sẽ là thầy giáo chủ nhiệm chúng tôi trong năm năm tiểu học.

Giọng thầy du dương ấm áp cho chúng tôi một cảm giác vô cùng gần gũi thân thuộc, trong ngày đầu tiên tới trường tôi luôn ấn tượng bởi vẻ gần gũi giản dị thân thiện của thầy, khác hẳn với những gì tôi thường tưởng tượng về thầy cô giáo ở trường tiểu học nghiêm nghị, xa cách. Sau khi thầy bắt đầu viết những chữ cái đầu tiên để đưa chúng tôi vào một thế giới mới thì cũng là lúc tôi biết tới chữ viết trong cuộc đời mình.

Tôi mở vở bắt đầu cầm bút, tô theo nét vẽ có sẵn trong cuốn tập tô, những chữ viết đầu tiên run run, khiến tôi vô cùng lo lắng, xiên xẹo. Tôi sợ mình sẽ bị thầy mắng nên nét chữ càng quýnh quáng lại với nhau.

Thấy vậy, thầy Hoàn vội vàng tới và nắm lấy tay tôi rồi từ từ đưa tay tôi theo nét chữ khiến tôi tự tin hơn hẳn, những chữ viết sau dần dần đẹp hơn, rồi cho tới khi tôi tự tin viết thì thầy mới buông bàn tay tôi ra.

Nhìn khuôn mặt phúc hậu của thầy khiến tôi vô cùng cảm thấy ấm áp, nó thật gần gũi và thân thiết biết bao, khuôn mặt đó cứ bên cạnh tôi cho cả khi ngủ nó cũng vào trong giấc mơ của tôi.

Buổi học đầu tiên của tôi với người thầy đáng kính mà tôi không bao giờ quên đó chính là thầy Hoàn, người đã dạy cho tôi những nét chữ đầu đời biến tôi từ một kẻ không biết gì thành một con người cái gì cũng biết.

Công lao trời biển của thầy tôi luôn ghi khắc trong tim không bao giờ quên. Nó cũng giống như câu danh ngôn “Ngọc không mài không sáng, người không học không tài” mà thầy đã tặng chúng tôi trước khi chia tay mái trường tiểu học thân thương đó.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 3

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con”. Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: “Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo…. thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

“Ngọc không mài không sáng, người không học không tài.”

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 4

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý…

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ… Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 5

Nếu có ai hỏi: “Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?” Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: “Đó là thầy Nha”. Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.

Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,… chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: “Thật là ngược đời”. Một hôm, khi tới giờ tập viết – tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:

– Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.

Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:

– Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!

Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:

– Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.

Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:

– Thăng em, em có chuyện gì thế?

Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:

– Thưa th…â…ầy, chuyện ngày hôm qua em…

– Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?

Em bật khóc:

– Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của … bàn tay trái ạ.

Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:

– Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.

Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.

Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 6

Trong thời gian đi học, em đã được học rất nhiều thầy cô. Mỗi người ai cũng có những điểm giống và khác nhau trong tính cách và cách dậy học. Thế nhưng với em, em thích nhất là được học với cô giáo Thúy – cô chính là cô giáo chủ nhiệm lớp bảy của em. Với cô, em đã có rất nhiều nhưng kỉ niệm đẹp mà cho tới tận bây giờ em vẫn không thể nào mà quên được.

Năm lớp bảy, lớp em được nhận cô giáo chủ nhiệm mới. Cô là cô giáo mới về trường, năm đó cô giáo mới có 23 tuổi. Có lẽ cũng bởi vì thế mà ở cô giống như một người chị của chúng em. Cô hiểu chúng em như những người em của mình và luôn ở bên cạnh chúng em để giúp chúng em cố gắng trong học tập. em còn nhớ rất nhiều những kỉ niệm về cô, những kỉ niệm ấy như đi cùng với em suốt cả những chặng đường dài bởi chính cô là người đã dạy cho em những điều hay, những điều mà trước đó em không hề biết. Còn nhớ nhất là kỉ niệm về cô. Khi ấy, em vẫn còn là một học sinh rất nghịch ngợm, lại hay cãi nhau với bạn, không chịu học bài và làm bài mỗi khi tới lớp. Thấy em như vậy, cô giáo đã gọi em và nói chuyện cùng với em.

Lúc đầu em cứ nghĩ rằng có lẽ cô lại mắng mình rồi. Thế nhưng cô lại không hề làm như vậy. Cô hỏi em tại sao em lại không làm bài tập ở nhà một cách rất dịu dàng. Lúc ấy, em không biết phải trả lời như thế nào, chỉ có thể cúi đầu xuống và không dám trả lời cô. Cô bảo rằng cô biết em là một người con ngoan, có thể em không thích học vì em đã bị mất gốc nên cô đã chủ động tới nhà để kèm cặp riêng cho em. Thời gian đầu em không hề muốn học cô, thế nhưng cô đã thay đổi cả những suy nghĩ của em bởi mỗi lần tới nhà, cô chỉ như một người chị đang giúp đỡ em mình học tập thậm chí khi tới cô mang những thứ mà chúng em thích như xoài, ổi hay những hộp ô mai nho nhỏ. Cô bảo rằng đó chính là bí mật của hai cô trò. Sau này nhờ có công lao dạy bảo của cô mà em đã có những tiến bộ vượt bậc trong học tập và thay đổi hẳn thái đọ với việc học và làm bài.

Cô Thúy là cô giáo mà em ngưỡng mộ nhất. Tuy giờ đây cô đã chuyên công tác nhưng trong lòng của em thì cô luôn la người thầy mà em biết ơn và kính trọng cho tới suốt cuộc đời.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 7

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh – cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 8

Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1. Cô giáo của tôi cao, gầy, mái tóc không m­ướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc, cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp. Ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng, nghiêm nghị mà dịu dàng. Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…

Hôm ấy là ngày thứ 7. Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen” lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút. Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng, thầm ao ước được cầm nó trong tay…

Đến giờ ra chơi, tôi một mình coi lớp, không thể cưỡng lại ý thích của mình, tôi mở cặp của Mai, ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa. Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày, được tự mình sở hữu nó, được thấy nó trong cặp của chính mình…

Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp, Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay! Cả lớp xôn xao, bạn thì lục tung sách vở, bạn lục ngăn bàn, có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không… Đúng lúc đó, cô giáo của chúng tôi vào lớp! Sau khi nghe bạn lớp tr­ưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút: nào là nó màu gì, có chữ gì, có điểm gì đặc biệt, ai cho, để ở đâu, mất vào lúc nào… Cô yên lặng ngồi xuống ghế. Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:

– Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!

Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:

– Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?

Cả lớp nhìn tôi, vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi, những cái nhìn dò hỏi, nghi ngờ, tôi thấy tay mình run bắn, mặt nóng ran như­ có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trư­ờng, chỉ một cái gật đầu của cô lúc này, cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết, sẽ chê cười, sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi, ân hận, xấu hổ, bẽ bàng…Tôi oà khóc, tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn… Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng, cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp, giờ học lặng lẽ trôi qua…

Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ, cô bước vào lớp, gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:

– Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình, có phải là cây bút của em không?

Mai cầm cây bút, nó sung sướng nhận là của mình, cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận, giờ học trôi qua êm ả, nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy, các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…

Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi, cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều. Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm, cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường, coi rẻ…

Năm tháng qua đi, bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết. Nhưng hôm nay, nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình như là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.

Giờ đây tôi đã lớn, đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình, tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGƯỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 9

Trong cuộc đời của mỗi người, ta sẽ gặp những người mà có lẽ ta không thể nào quên, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. Tôi cũng vậy, tôi có một người giáo viên luôn tồn tại trong trái tim tôi, cô giáo chủ nhiệm của tôi.

Cô giáo tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, là một nhà giáo luôn tận tâm và hết mình với nghề. Cô không cao lắm, dáng người cô hơi gầy. Cô có làn da hơi nâu sạm mà khỏe khoắn. Mái tóc cô đen óng, mượt mà, dài đến ngang gáy, ôm lấy khuôn mặt trái xoan, cân đối. Đôi mắt cô sáng ngời như vầng sao, ẩn hiện sau làn mi cong, đen láy. Nơi khóe mắt cô đã dần xuất hiện những nếp nhăn nhỏ, phải chăng đó là dấu hiệu của những năm tháng cô cống hiến hết mình cho nghề, cho học sinh thân yêu của mình. Đôi môi mỏng, lúc nào cũng nở nụ cười thân thiện với học trò, với mọi người xung quanh. Mỗi khi cô cười, sau làn môi lại là hàm răng trắng đều như sứ, cùng đôi má lúm đồng xu nhỏ ẩn hiện nơi cánh môi, khiến cô càng duyên dáng, gần gũi với học sinh.

Cô ăn mặc không quá cầu kỳ, ngày ngày đến lớp, cô chỉ mặc áo sơ mi, quần âu giản dị, đôi khi vào dịp lễ, cô mới diện những bộ váy, áo dài rực rỡ. Nhưng dù cô mặc trang phục gì, trong mắt tôi, cô vẫn luôn tỏa sáng, xinh đẹp. Cô có giọng nói trầm ấm, dịu dàng. Mỗi khi giảng bài, giọng nói cô như thu hút chúng tôi chú ý, đắm chìm vào trong từng bài giảng.

Cô ít khi trách mắng học sinh bao giờ mà thường chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Mỗi khi phải nặng lời với học trò, đôi mắt cô thường buồn bã, giọng nói cô đầy u sầu, có lẽ cô cũng đau lòng lắm, những lúc như vậy, chúng tôi thường cảm thấy có lỗi với cô và thương cô nhiều lắm. Cô luôn không quản thời gian, vất vả để truyền đạt kiến thức cho chúng tôi, chỗ nào không hiểu hay có bài tập nào khó, cô đều sẵn sàng hướng dẫn cho chúng tôi cách làm bài. Có lẽ, niềm hạnh phúc của cô chính là được nhìn lũ học trò thơ ngây ngày một trưởng thành, tiếp thu được tri thức. Với cô phải chăng như vậy là quá đủ.

Cứ mỗi chuyến đò qua sông, người lái đò lại quay trở lại, tiếp tục những chuyến hành trình đưa đò với những hành khách khác của mình. Cũng giống như cô giáo tôi vậy, cô đã đưa bao lứa học trò qua sông, hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách của một nhà giáo. Tôi rất yêu quý cô giáo của tôi. Tôi sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để khiến cô có thể tự hào.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 10

Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có những kỷ niệm khó quên trong đời. Với em cũng vậy, gần bốn năm cắp sách đến trường em cũng có bao nhiêu kỷ niệm vui buồn. Và kỷ niệm đáng nhớ nhất trong em có lẽ là kỷ niệm về cô giáo chủ nhiệm năm em học lớp ba.

Gia đình em vốn không mấy khá giả, nhà lại đông anh em. Bố mẹ em không phải công nhân viên chức mà chỉ quanh năm làm ruộng và làm thuê nên cuộc sống vất vả và đủ ăn là may mắn rồi. Em là anh cả trong gia đình, sau em còn có ba người em nhỏ nữa. Năm em học lớp ba, đó cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất, bố em mắc bệnh nan y khó chữa, gia đình đã bán tài sản, vay mượn khắp nơi để chạy chữa, em đã quyết định nghỉ học vì đến kỳ nộp tiền học mà gia đình không có.

Cô giáo chủ nhiệm em lúc đó tên Lan. Cô Lan là một cô giáo hiền lành, yêu nghề và rất quan tâm đến đời sống cũng như học tập của học sinh chúng em. Hai ngày liền không thấy em tới lớp, cô đã hỏi thăm bạn bè và tìm đến nhà em để thăm hỏi. Cô đã động viên gia đình rất nhiều và mong muốn em tiếp tục đến lớp. Cô nói em là một học sinh giỏi của lớp, nếu nghỉ học thì thật tiếc quá. Cô cũng nói mong muốn em học tập để có một tương lai tốt đẹp và có cơ hội để giúp đỡ gia đình. Lúc đó em chỉ nghĩ trước mắt nên vẫn nhất định nghỉ học. Rồi một tuần trôi qua cô lại tới nhà động viên. Cô nói đã thông báo trường hợp của em lên nhà trường và địa phương để xem xét cho em được đi học mà không phải đóng học phí. Em vui mừng lắm vì trước giờ em rất muốn đi học như các bạn cùng trang lứa. Và rồi sau hơn một tuần nghỉ học em lại được tiếp tục tới trường. Con đường tới trường dường như đẹp hơn mỗi ngày. Em tung tăng bước đi với niềm hân hoan vô cùng. Mỗi ngày sau buổi học, cô Lan lại giành thêm thời gian để giảng lại cho em những bài cũ mà em nghỉ tuần trước đó. Cô ân cần , nhiệt tình giảng dạy để em không bị mất kiến thức. Cuối năm đó em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và danh hiệu học sinh nghèo vượt khó. Em rất cảm động và hạnh phúc về những gì cô Lan đã dành cho em.

Đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất của em về thầy cô và có lẽ sẽ mãi mãi in đậm trong trái tim em với một lòng biết ơn sâu sắc. Em sẽ mãi nhớ về cô và luôn thầm hứa học tập tốt để trở thành một người giáo viên giỏi giang và tận tụy với nghề như cô.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 11

Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.

Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.

Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do bị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: “Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!” Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát.

Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho em một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng, trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 12

Trong mỗi đời người, luôn tồn tại những kí ức, có những kí ức vui ta muốn nhớ mãi nhưng cũng có những kí ức buồn ta muốn quên đi. Đối với tôi, kí ức khiến tôi muốn nhớ mãi là thời học trò trong những năm cấp hai của tôi. Mỗi năm học trôi qua, tôi đều có thêm người thầy, người cô để ghi nhớ trong trái tim mình và năm nay cũng vậy. Chỉ trong khoảnh khắc vài tháng, cô giáo dạy văn của tôi đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc.

Ắt hẳn các bạn ngồi đây cảm thấy lời của tôi là nghịch lí. Tôi đang học lớp chín thì đáng lí ra tôi phải viết về những thầy cô trong các năm học trước của mình, nhưng tôi lại viết về người cô đang dạy tôi trong năm học này? Có thể đối với những bạn khác, cô chỉ mới đứng lớp trong hai tháng. Nhưng với tôi, cô đã gắn bó hơn sáu tháng rồi.

Cô đã dạy văn tôi trong suốt ba tháng hè. Và đó cũng là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với tôi. Cô là một người rất tận tụy, giảng giải chu đáo cho học sinh. Khi cô giảng bài, giọng nói ấm áp, truyền cảm của cô đã thu hút chúng tôi vào bài học. Cô giảng giải, phân tích từng chi tiết nhỏ nhất của bài học, cho học sinh cảm nhận ý nghĩa của từng chi tiết đó rồi phát triển thành những lời văn sâu sắc, đầy ý nghĩa. Nhờ những bài giảng của cô mà chúng tôi thêm yêu nàng Kiều mười lăm năm lưu lạc, thêm yêu Vũ Nương – người con gái tư dung tốt đẹp. Những bài mà trước đây đọc không hiểu, giờ đây chúng tôi thấy nó mới hay, mới sâu sắc làm sao! Người ta thường nói tiết Văn là tiết ru ngủ nhưng điều kì lạ là khi cô giảng chúng tôi càng cảm thấy thú vị hơn, ý nghĩa hơn. Chắc có lẽ chính nhờ vậy mà cô luôn được học sinh chúng tôi yêu mến.

Khi vào năm học, tôi vui sướng biết bao khi được cô làm chủ nhiệm. Trong vai trò chủ nhiệm, cô trông nghiêm túc hơn hồi hè. Khi lớp hạng cao, cô khuyến khích, khen thưởng, mỗi lần lớp hạng thấp, cô nhắc nhở, động viên lớp cố gắng hơn. Mẹ tôi cũng là một giáo viên chủ nhiệm nên tôi có thể hiểu được sự vất vả, nặng nề thế nào khi đảm nhận chủ nhiệm một lớp cuối cấp. Càng hiểu nỗi vất vả của cô bao nhiêu, tôi càng quyết tâm phải giúp lớp lấy được hạng cao bấy nhiêu. Có thể đối với các lớp khác, tiết chủ nhiệm luôn là tiết nặng nề nhất, bởi tiết đó luôn khiến các bạn khác lo sợ vì bị mắng. Nhưng với lớp tôi, giờ chủ nhiệm lại được nghe những câu chuyện hay, ý nghĩa trong cuộc sống. Tôi yêu những câu chuyện đó vì nó luôn giúp chúng tôi rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình. Tôi đã từng đạt giải ba trong kì thi học sinh giỏi lớp tám. Có lẽ vì vậy mà cô kì vọng vào tôi trong kì thi năm nay. Tôi tự hứa mình phải cố gắng hơn, mình phải đậu để không khiến cô thất vọng. Nhưng tôi đã thất bại. Những tưởng cô sẽ la mắng tôi, trách móc tôi, nhưng không. Tôi vẫn nhớ mãi câu nói của cô khuyến khích các bạn trong lớp: “Cho dù các con thi không đậu cũng đừng buồn, vì các con còn nhiều cơ hội khác để bắt lấy.” Nhưng thật sự cô càng khuyến khích thì tôi lại càng thấy lòng ray rứt hơn. Tôi đã tự hỏi với lòng mình tôi đã cố gắng hết sức chưa, tôi đã tập trung vào môn văn chưa? Mặc dù vậy, cô vẫn không hề la rầy, trách cứ tôi một lời nào mà vẫn dịu dàng động viên, an ủi tôi. Chính điều đó sẽ là động lực cho tôi bước tiếp và cố gắng, nỗ lực hơn nữa trên con đường học vấn của mình.

Lớp chúng tôi có một bạn tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng học rất giỏi. Cả nhóm chúng tôi tổ chức sinh nhật cho bạn đó nhưng trong lớp lại có bạn nói: “Tại sao chỉ có sinh nhật bạn đó là tổ chức còn sinh nhật tụi mình thì không tổ chức?” Nghe thấy câu nói đó, cô đã nói: “Gia cảnh bạn khó khăn, có lẽ mấy năm nay cũng chưa có được một ngày sinh nhật cho mình, tuy ở đây chỉ là một chút gì đó nhỏ thôi nhưng ít nhất cũng khiến bạn cảm thấy vui…”. Nói đến đây, cô đã khóc. Nhìn giọt nước mắt của cô rơi xuống mà lòng chúng tôi chạnh lại. Chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ từ lời nói của cô thôi mà đã khiến chúng tôi hiểu được thế nào là sự sẻ chia, thế nào là ấm áp tình bạn. Giọt nước mắt ấy đã khiến chúng tôi phải nhìn lại mình. Chúng tôi được sống trong hoàn cảnh đầy đủ, may mắn hơn thì tại sao lại không chia sẻ sự may mắn đó cho người bạn của mình để họ cảm thấy lòng ấm áp hơn? Khi nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi chợt nhận ra cô không chỉ là một giáo viên tận tụy mà còn là một người đồng cảm với học sinh, luôn cố gắng thấu hiểu học sinh của mình.

Văn của tôi không bóng bẩy, trau chuốt, cũng không đặc sắc như những bài văn mà các bạn đã đọc. Khi tôi viết những dòng cảm nhận này, tôi chẳng nghĩ rằng mình sẽ được giải. Tôi chỉ viết bằng tấm lòng yêu thương, kính trọng cô từ sâu thẳm trong con tim mình. Tôi không nêu tên cô ra vì tôi nghĩ các bạn cũng có thầy giáo, cô giáo dạy văn như tôi và tôi cho rằng cô cũng không thích như vậy.

Sáu tháng, chưa đầy một năm nhưng cô đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Cô như là nguồn cảm hứng cho những bài văn của tôi và nếu mái trường là ngôi nhà thứ hai thì cô chính là người mẹ thứ hai của tôi. Cô ơi, con cảm ơn cô vì những gì cô đã dành cho con, con sẽ cố gắng để thành công và “gặt được nhiều lúa vàng” trong cuộc sống.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 13

Trong mấy năm đi học, em đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay tôi viết từng nét.

Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng tôi tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.

Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: “Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều.” Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: “Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?” Lớp tôi đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: “Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay.” Rồi cô nhìn thẳng em và nói: “Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn.” Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. “Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn.” – Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.

Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, tôi đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 14

Khi còn học dưới mái trường Tiểu học Thành Công B, em có rất nhiều kỉ niệm với thầy cô, bạn bè. Đặc biệt là kỉ niệm với cô Đào – giáo viên chủ nhiệm năm lớp 4 khiến em không thể nào quên.

Em nhớ như in buổi chiều ngày hôm đó, khi em đang học bài thì bụng bị đau. Một cơn đau dữ dội khiến mặt em tái mét, người ướt đẫm mồ hôi. Lúc ấy, cô giáo đang kiểm tra bài của các bạn nên không để ý. Thấy vậy, bạn An ngồi cạnh liền giúp em gọi cô. Biết được tình huống nguy cấp xảy ra, cô liền chạy đến hỏi han rồi mau chóng bế em xuống phòng y tế của trường. Mặc dù đã được cô y tế cho uống thuốc và theo dõi nhưng cơn đau vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Cô Đào gọi cho bố mẹ, sau đó, đưa em vào viện. Trên quãng đường đi đến bệnh viện, cô liên tục động viên em. Đến nơi, các bác sĩ đưa em vào khám. Họ chẩn đoán em bị viêm ruột thừa, cần phải mổ gấp. Nghe thấy vậy, em vô cùng hoảng sợ, lo lắng. Nhìn vẻ tội nghiệp trên khuôn mặt em, cô tiến đến, nhỏ nhẹ an ủi, vỗ về. Cuối cùng, bố mẹ em cũng đến và làm thủ tục nhập viện cho em. Tỉnh dậy sau ca mổ, em được bác sĩ yêu cầu nằm viện 5 ngày để tiện theo dõi. Em rất buồn vì không thể đến lớp cùng các bạn. Tối hôm đó, cô giáo đã đến thăm em. Cô mang rất nhiều loại hoa quả, sữa mà em yêu thích. Cô khuyên em nên cố gắng bình phục, giữ gìn sức khỏe. Cô còn kể những câu chuyện ở lớp và nói rằng các bạn rất lo lắng cho em. Cuối cùng, sau nhiều ngày nằm viện, em cũng được về nhà. Thời gian ốm kéo dài khiến em không thể bắt nhịp với các bạn. Ngày quay trở lại lớp, em gặp rất nhiều khó khăn khi hoàn thành bài vở. Biết được điều đó, cô luôn cố gắng tạo điều kiện, giúp đỡ em. Tình cảm của cô giúp em vượt qua được rào cản và nhanh chóng tiếp thu được kiến thức. Em rất xúc động và trân trọng những gì cô đã làm cho em.

Mặc dù không còn học ở trường nữa, nhưng em vẫn luôn nhớ đến nụ cười hiền hậu và trái tim ấm áp của cô. Em mong cô sẽ luôn mạnh khỏe để dìu dắt các thế hệ học sinh đến bến bờ tri thức.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 15

Nhắc đến thầy cô giáo cũ, trong lòng tôi dấy lên rất nhiều những kỉ niệm êm đẹp. Đó là những ngày đến trường được thầy cô chỉ bảo nhiều điều hay, nhiều bài học bổ ích. Đó là sự ân cần quan tâm của thầy cô khi tôi bị ốm,… Tuy nhiên, người cô mà tôi nhớ nhất và để lại trong tôi nhiều kỉ niệm đẹp nhất đó là cô giáo Tâm, giáo viên chủ nhiệm của tôi năm lớp 4.

Cô giáo của tôi vốn là người vô cùng nghiêm khắc. Ở trên lớp tôi và các bạn luôn luôn phải tập trung nghe giảng vì sợ bị cô phạt. Nhưng một phần cũng vì cô giảng bài rất hay nên chúng tôi không muốn bỏ lỡ chút kiến thức nào. Cô Tâm là giáo viên dạy Toán nhưng cách cô nói, cách cô giảng bài thì mượt mà như một giáo viên Văn. Giọng cô hay lắm, ngọt ngào và dịu êm. Ngay cả khi cô trách phạt, giọng nói của cô vẫn rất nhẹ nhàng. Tôi học Toán tuy không kém nhưng đôi lúc vẫn sợ sự nghiêm khắc của cô. Cô không quát tháo chúng tôi bao giờ nhưng khí chất của cô thì luôn khiến chúng tôi sợ.

Chuyển sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như không có chuyện bố mẹ tôi cùng phải đi công tác 3 ngày và quyết định gửi tôi đến nhà cô. Tôi không muốn điều này một chút nào nhưng họ hàng nhà tôi không có ai ở thành phố, bố mẹ lại không yên tâm để tôi ở nhà một mình nên tôi đành chấp nhận. Khỏi phải nói tôi đã lo sợ rất nhiều. Ở nhà cô thì làm sao tôi có thể thoải mái như ở nhà mình được. Tôi nghĩ chắc cô sẽ bắt tôi học cả ngày mất. Nhưng rồi 3 ngày ấy lại trôi qua thật nhẹ nhàng và để lại trong tôi vô vàn những kỉ niệm mà cho đến giờ tôi vẫn không thể nào quên.

Khi bố mẹ dẫn tôi sang nhà cô, cô vui vẻ chào đón tôi và giới thiệu tôi với những thành viên trong gia đình cô. Nhà cô có một chị lớn hơn tôi 2 tuổi nên tôi nhanh chóng làm thân được với chị. Những ngày ở đây, tôi nhận thấy một con người khác của cô. Không giống với vẻ nghiêm nghị như khi trên lớp, cô luôn vui vẻ và cười đùa với các thành viên khác trong gia đình. Buổi sáng cô dậy thật sớm để chuẩn bị đồ ăn sáng. Hôm đầu tiên tôi lạ nhà nên cũng dậy khá sớm. Con gái cô cũng vì thế mà dậy theo tôi. Ăn sáng xong cô đưa tôi đi học. Cô hỏi tôi nhiều điều và kể cho tôi nghe nhiều chuyện. Tự nhiên tôi thấy cô thật gần gũi như mẹ của mình vậy. Cô cũng bảo tôi cứ coi cô như mẹ và không có gì phải ngại khi ở nhà cô. Buổi tối, cô nói hai chị em học nhanh còn đi ngủ sớm. Vậy mà tôi cứ nghĩ một người nghiêm khắc như cô sẽ bắt con cái học đến khuya. Cô thậm chí còn không cần kiểm tra bài vở của các con. Cô chỉ hỏi một câu duy nhất là việc học có gì vất vả không. Nhờ có những lời tâm sự của con gái cô tôi mới hiểu, cô muốn quan tâm nhưng không muốn tạo áp lực. Có lẽ cũng chính vì thế mà con của cô ai cũng tự giác học.

Tôi hiểu thêm về con người cô nên không còn sợ cô như trước nữa. Tôi hiểu, vẻ mặt nghiêm nghị của cô là để chúng tôi học tập một cách nghiêm túc. Học là học, chơi là chơi. Những ngày ở nhà cô, tôi đã có thể nhiều kỉ niệm. Bây giờ tuy không học cô nữa nhưng tôi vẫn nhớ cô. Lâu lâu tôi vẫn tới thăm cô và cô trò cùng nhau ôn lại kỉ niệm cũ.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 16

Trong những năm tháng học tập dưới ngôi trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, em đã có cho mình những kỉ niệm dấu yêu và đáng nhớ suốt đời. Đó là trải nghiệm về bài học đầu đời quý giá mà cô giáo dạy Tiếng Việt lớp 1 – cô Minh Ngọc đã truyền dạy cho em.

Năm đó khi tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc khá nhanh, chỉ cần nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc lại vanh vách. Nhưng viết chữ lại là một hành trình gian nan với em. Bởi từ bé em đã thuận tay trái. Sợ con không theo kịp bài trên lớp nên mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay.

Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Cô xinh xắn, rạng rỡ, tính tình hiền dịu, luôn kiên nhẫn với học sinh. Biết em thuận tay trái, nên cô thường xuống bàn quan sát em viết. Sau đó, cô nói nhỏ nhẹ vào tai em: “Con có thể sử dụng tay trái để viết cũng được, miễn là con thấy thuận tiện hơn. Hãy hát huy khả năng đặc biệt của mình và biến nó thành điểm đặc trưng, điểm mạnh riêng của mình”.

Bước vào học kì hai, chúng em tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Vì thế em đã nghe lời cô và thử viết bằng tay trái.

Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: “Hôm nay cô muốn nhận xét về một bạn có cách viết chữ rất đặc biệt trong lớp mình.” Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, hoảng hốt vì sợ cô chê trách và bàn tay vò trang vở vừa viết. “Cô muốn nhận xét về bạn Oanh, cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn.” – Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy rất bất ngờ và vô cùng tự hào.

Từ đó, em kiên trì luyện viết bằng tay trái. Lên lớp 2, em đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em. Cô khiến em nhận ra: “Hãy cứ tự tin phát huy điểm mạnh của bản thân, không cần phải bắt chiếc một ai cả, chúng ta ai cũng đặc biệt theo cách riêng của mình.”

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 17

Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quý nhất – thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.

Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.

Con đường đến với nghề của thầy cũng lắm gian nan. Vì thế mà bây giờ thầy dành cho nghề một tình yêu thật mãnh liệt. Là con trai cả trong gia đình có truyền thống làm bác sĩ, thầy được bố mẹ định hướng cho thi vào trường đại học Y. Ngay từ nhỏ, gia đình thầy đã mong muốn như thế: Thầy vốn học giỏi lại thông minh, nhanh nhẹn nên cả nhà đặt niềm hi vọng rất lớn.

Nhưng năm lớp 12, bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thấy vững vàng với quyết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng bạn có người thân chăm sóc, thây cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai.

Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đây thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quý. Chúng tôi yêu quý thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hài hước. Thỉnh thoảng, thấy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấu biểu diễn chúng tôi cảm giác đó không còn là thây nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình. Ấn tượng nhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn bã cũng thấy vui lây.

Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.

Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy – thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế – thầy còn là một người bạn lớn.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 18

Trong quãng thời gian đáng nhớ làm học sinh, mỗi người đều có những kỷ niệm đáng trân trọng với những người thầy cô đã từng đồng hành và dạy bảo chúng ta. Những kỷ niệm đó rất thiêng liêng và đặc biệt, chúng luôn ấn tượng sâu sắc vào trí nhớ và tình cảm của mỗi người, đồng hành suốt cuộc đời của chúng ta.

Với tôi, có một kỷ niệm đặc biệt luôn ở trong tâm trí và không thể quên với người thầy giáo đáng kính nhất của tôi trong cuộc đời. Thầy không chỉ dạy cho tôi các kỹ năng học tập như văn, toán mà còn giúp đỡ tôi trong những ngày đầu tiên bước vào trường học, khi tôi chưa rõ về cuộc sống và những thử thách mà nó đem lại.

Đó là người thầy giáo dạy tôi suốt những năm tiểu học đầu tiên. Đó là một kỷ niệm vô cùng đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của tôi, trong lần đầu tiên bước vào lớp học cùng với những cảm xúc mới lạ, bồi hồi. Tất cả mọi thứ đối với tôi đều mới mẻ, thầy cô giáo mới, bạn bè mới…

Trong ngày khai giảng của năm học, tất cả học sinh được phân vào lớp để học buổi học đầu tiên. Đó là buổi học vô cùng ý nghĩa và quan trọng. Tôi được làm quen với giáo viên chủ nhiệm và giao lưu với bạn bè của mình trong ngôi nhà mới sẽ theo chúng tôi trong những năm tiểu học tiếp theo.

Khi cánh cửa lớp học được mở ra, tôi đã thấy thầy Hoàn bước vào với dáng người nhanh nhẹn và hoạt bát. Nụ cười ấm áp của thầy khiến tôi cảm thấy thân thuộc tựa như ba mình ở nhà. Thầy đã dành tình cảm và thời gian của mình để dạy bảo cho chúng tôi, giúp chúng tôi trưởng thành và tự tin hơn. Trên tóc thầy đã có những sợi bạc, thể hiện sự vất vả và nhọc nhằn của thời gian, nhưng vẫn đầy sức sống và nhiệt huyết.

Khuôn mặt thầy sáng ngời, trên bàn tay cầm phấn có nhiều nếp nhăn thể hiện những nỗ lực của thầy vì học sinh. Khi thầy bước lên bục giảng, tôi thấy trái tim tôi đập nhanh hơn. Thầy tự giới thiệu và ra hiệu cho chúng tôi giữ trật tự, kể về những điểm thầy yêu thích và những kỳ vọng của thầy đối với chúng tôi. Thầy đã giới thiệu sẽ là người giáo viên chủ nhiệm của chúng tôi trong năm năm tiểu học tới. Tôi cảm thấy may mắn và tự hào khi có một người thầy như thầy Hoàn, người sẽ luôn là người đồng hành, hỗ trợ và truyền cảm hứng cho chúng tôi trong những năm tháng đầy màu sắc của cuộc đời.

Giọng nói của thầy du dương ấm áp, khiến chúng tôi cảm thấy gần gũi và thân thiện. Trong ngày đầu tiên tới trường, tôi ấn tượng với vẻ ngoài giản dị, thân thiện của thầy, khác hoàn toàn với những gì tôi tưởng tượng về những người thầy cô giáo ở trường tiểu học, nghiêm nghị và xa cách. Sau khi thầy bắt đầu viết những chữ cái đầu tiên để giúp chúng tôi bước vào một thế giới mới, tôi biết đến chữ viết trong cuộc đời của mình.

Sau khi mở vở và cầm bút, tôi nhìn thấy trang giấy trắng ngần trước mắt và cảm thấy hoang mang. Tôi không biết bắt đầu từ đâu, những chữ viết đầu tiên cứ run run và không đều, khiến tôi lo lắng và mất tự tin. Sợ bị thầy mắng, tôi càng viết chữ quýnh quáng hơn, không còn tinh tế và chính xác như những bài viết trước đó.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của thầy Hoàn đã thổi bay đi những lo lắng và sự bối rối của tôi. Thầy đến sát bên tôi, nắm lấy tay tôi và chỉ dẫn tôi viết theo nét chữ. Bàn tay ấm áp của thầy làm cho tôi cảm thấy an toàn và bình yên. Thầy dạy tôi không chỉ viết chữ mà còn truyền đạt cho tôi những giá trị sống tốt đẹp. Khi tôi tự tin hơn và những chữ viết sau đẹp hơn, thầy buông bàn tay tôi và cười tươi.

Khuôn mặt phúc hậu của thầy và sự cảm thông của ông là những điều tôi không thể quên được. Tôi luôn cảm thấy gần gũi và ấm áp khi nhớ về thầy. Từ đó, bức tranh về thầy Hoàn trong tâm trí tôi không chỉ là một bức tranh tuyệt vời, mà còn là một kỉ niệm khó quên và giá trị của tình thầy trò suốt đời.

Buổi học đầu tiên của tôi với thầy Hoàn là một kỷ niệm không bao giờ quên. Thầy đã dạy cho tôi những nét chữ đầu đời, biến tôi từ một kẻ không biết gì thành một người biết mọi thứ. Tôi sẽ không bao giờ quên công lao trời biển của thầy. Câu danh ngôn “Ngọc không mài không sáng, người không học không tài” mà thầy đã tặng chúng tôi trước khi chia tay cũng sẽ luôn ở trong tâm trí tôi. Những lần thầy giúp đỡ tôi đều ghi sâu trong tâm trí và là nguồn động viên vô giá cho tôi trong suốt cuộc đời. Tôi luôn tự hào và biết ơn về sự ảnh hưởng tích cực của thầy đối với sự nghiệp và con đường phát triển của tôi. Các kỷ niệm đó sẽ mãi là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của tôi, và là niềm tự hào của một học trò trung thành với người thầy yêu quý.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 19

Một trong những người thầy để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng em chính là thầy tổng phụ trách của trường.

Thầy là người nghiêm khắc nhất trong tất cả những thầy cô ở trường. Nhiệm vụ của thầy là kiểm tra, sát sao kỉ cương nề nếp của tụi quỷ chúng em. Bởi thế mà chúng em luôn có những biệt danh đáng yêu dành cho thầy như tử thần, thần chết. Nhưng thực sự, khi tiếp xúc với thầy, em không còn cảm giác sợ sệt mỗi khi nghe tên thầy nữa. Là người chuyên gia bắt lỗi đám học sinh nghịch ngợm chúng em nên nghe danh thầy từ lâu, em cũng đã rất sợ thầy.

Thầy không cao lắm, chỉ ở mức chiều cao trung bình so với nam giới. Người thầy lại hơi mập mạp nên nhìn dáng thầy đi có vẻ nặng nề nhưng rất dễ thương. Cũng giống các thầy khác, thầy để một kiểu tóc bình thường. Hàng ngày, đến trường, thầy mặc bộ quần áo khá đơn giản, thuộc công sở thưởng thấy: áo sơ mi, quần âu, giày tây. Lúc nào thầy cũng mang theo bút và sổ nhỏ, hễ thấy ai vi phạm, thầy hỏi tên lớp rồi chỉ vài phút sau, bạn ấy sẽ biết được hình thức kiểm điểm dành cho mình.

Gương mặt thầy lúc nào cũng tỏ vẻ nghiêm túc, khắt khe, lạnh lùng, không lúc nào thấy thầy nhoẻn miệng cười cả. Hai hàng lông mày lúc nào cũng như sắp dính vào nhau mỗi khi thầy chau mày lại. Thực sự trước khi nói chuyện và tiếp xúc với thầy, em vẫn gắn mác cho thầy quá nghiêm khắc và máy móc.

Tuy nhiên, có dịp được tiếp xúc với thầy nhờ hoạt động chuẩn bị cho lễ khai giảng, em đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ về thầy. Thầy rất vui tính, và nghiêm túc trong công việc. Khi làm việc và khi không làm việc, thầy phân định rất rõ ràng. Đặc biệt, thầy hát rất hay và có nhiều tài lẻ khác nữa.

Quả thực, thầy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Có lẽ khi ra trường rồi, em vẫn sẽ nhớ mãi gương mặt nghiêm nghị hiếm cười của thầy.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 20

Năm nay em đã học lớp 5 rồi em sắp phải xa ngôi trường thân yêu đầy kỉ niệm , những kỉ niệm thầy cô đã mang lại trong những kỉ niệm thân yêu ấy nhưng kỉ niệm vui vẻ nhất trong năm nay chính là ngày mà lớp em tổ chức sinh nhật cho cô

Cách ngày sinh nhật của cô 3,4 ngày . Lớp trưởng đã vận động cả lớp góp tiền tổ chức sinh nhật cô , cả lớp đều hưởng ứng ,đồng ý góp tiền . Bạn lớp trưởng phân công cho các bạn . Bạn thì mua đồ trang trí , bạn thì mua bánh sinh nhật . Mỗi người làm một công việc rất vui vẻ . Vào hôm sinh nhật cô , khi cô mới vào lớp, cả lớp đã tạo cho cô một bất ngờ to lớn , cô rất vui . Ngày hôm nay rất vui . Cô rất cảm động , cô nói lời cảm ơn và chúc cả lớp luôn học tốt . Em cũng rất thích buổi sinh nhật này . em sẽ luôn trân trọng khoảnh khắc này .

Tuy khoảnh khắc này đã qua nhưng những dòng kỉ niệm ấy vẫn luôn khắc nghi vào trong tâm trí em , em sẽ trân trọng nó mãi cho dù em không học ở trưởng tiểu học đi chăng nữa . em rất yêu quý cô của em .

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 21

Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa…

Mỗi khi đọc những câu thơ ấy, trong miền kí ức của em lại vọng về tiếng nói của thầy Hà Minh – người thầy giáo đầu tiên của em.

Năm đó, em học lớp 1 tại ngôi trường tiểu học Kim Lý, và thầy Minh là thầy giáo chủ nhiệm lớp em. Các phụ huynh ai cũng lo lắng nhiều, vì sợ rằng thầy giáo sẽ không tâm lý và quan tâm học sinh được như các cô. Đặc biệt là các em mới chỉ vào lớp 1 mà thôi. Thế nhưng thầy đã khiến cho ai cũng phải ngạc nhiên trước tấm lòng của mình.

Ấn tượng đầu tiên của em về thầy đế bây giờ vẫn còn rất sâu đậm. thầy có dáng người cao, gầy, ở độ tuổi trung niên. Mái tóc đen được chải cẩn thận, gọn gàng. Khuôn mặt thầy rất hiền. Vẻ hiền từ được toát lên từ đôi mắt đen của thầy. Thầy nhìn học sinh của mình như một chú gà trống nhìn đàn gà con mới nở. Hôm nào đến lớp, thầy cũng mặc áo sơ mi trắng, sơ vin cẩn thận trong chiếc quần vải đen. Chân đi đôi giày da tuy cũ nhưng sạch sẽ và bóng loáng. Trong chiếc túi đen của thầy là những cuốn sách cũ được bọc lại bằng giấy báo. Thật giản dị làm sao. Và con người thầy cũng giản dị như bề ngoài của thầy vậy. Suốt bao tháng ngày đi dạy, em chưa bao giờ thấy thầy đòi hỏi hay yêu cầu gì từ phía học sinh hay phụ huynh. Đặc biệt, tính thầy rất cẩn thận và tỉ mỉ. Mỗi góc sách luôn được thầy vuốt phẳng, cái bàn giáo viên luôn sạch bong gọn gàng. Thầy còn rất hiền lành nữa. Chẳng khi nào thầy quát mắng hay đánh học sinh. Khi ai làm sai điều gì, thầy sẽ phạt đứng ở góc lớp đến khi nhận ra lỗi sai thì mới thôi.

Suốt năm lớp 1 ấy, em có rất nhiều kỉ niệm bên thầy. Vui có, buồn có, xấu hổ cũng có. Nhưng điều làm em nhớ nhất chính là vào ngày 20/11 năm ấy. Khi đó, nhà của em rất nghèo, không biết mua gì tặng thầy. Thế là từ sáng sớm, em đã ra vườn hái những bông hoa đẹp nhất, bó thành một bó hoa nhỏ xinh rồi đem đến tặng thầy. Vào trong nhà, nhìn thấy trên chiếc bàn kính trắng là những gói quà bắt mắt, những bông hoa hồng đỏ thắm gói giấy bóng đẹp đẽ, em chợt ngại ngùng. Em cảm thấy món quà của mình thật quê mùa không xứng đáng với thầy gì cả. Thế nhưng không, thầy đã cầm lấy bó hoa của em, cắm ngay vào chiếc bình ở trên bàn ở vị trí đẹp nhất. Thầy còn bảo, đây là bó hoa đẹp nhất mà thầy đã được nhận trong ngày hôm nay. Từng lời nói, ánh mắt của thầy ngày hôm ấy, đến nay em vẫn còn nhớ như in. Chính từ hôm ấy, em lại càng thêm yêu quý, kính mến thầy hơn.

Từ đó đến nay đã hơn 5 năm trôi qua, nhưng tình cảm mà em dành cho thầy thì vẫn vẹn nguyên như thế. Dù em được học thêm rất nhiều thầy giáo, cô giáo khác, thì thầy Minh vẫn luôn là người giáo viên mà em yêu thương, kính trọng nhất.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 22

Ngày hôm qua, lúc đi học về, em có ghé qua trường cấp một cũ để thăm trường. Tại đây, em bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngày cũ. Cảm xúc trở nên xúc động lạ lùng. Chợt những hồi ức về thầy Minh – người giáo viên đầu tiên của em lại hiện về.

Thầy Minh là giáo viên dạy em năm lớp 1. Lúc đó, thầy đã sắp về hưu rồi. Nên ấn tượng đầu tiên của em về thầy, là thầy trông hiền từ như một người ông hàng xóm vậy. Thầy có dáng người cao gầy, với tấm lưng luôn thẳng đứng, đĩnh đạc. Mái tóc hoa râm được chải gọn gàng. Trên sống mũi của thầy luôn là chiếc kính trắng, trông rất trí thức. Cách ăn mặc của thầy vô cùng giản dị. Thường là chiếc áo sơ mi và quần vải màu đen. Khi trời lạnh thầy sẽ mặc thêm chiếc áo ghi lê và áo khoác ngoài. Chỉ vậy thôi thay đổi quanh năm. Hằng ngày đến lớp, thầy thường mang theo một chiếc cặp màu ghi cũ. Nhưng bên trong nó là cả một kho tàng đối với học sinh chúng em. Đó là những viên phấn nhiều màu, những cây thước nhiều hình dáng, những bộ ghép chữ đa dạng.

Giống như vẻ ngoài của mình, thầy Minh là một người thầy rất hiền hậu và thân thiện. Suốt cả năm học đó, em chưa thấy thầy lớn tiếng quát mắng một bạn học sinh nào cả. Dù lúc đó, chúng em đôi khi còn nghịch ngợm, không tuân thủ nội quy lớp học. Những lúc đó, thầy chỉ nhẹ nhàng khuyên nhủ chúng em thôi. Đối với bạn bè, đồng nghiệp thầy rất được kính trọng. Dù là ai khi gặp thầy cũng gọi hai tiếng Chào thầy. Em nghe nói, một số thầy cô trẻ trong trường ngày xưa từng được thầy dạy dỗ. Thật là tuyệt vời. Em luôn mong rằng, sau này cũng có thể trở thành một người thầy giáo tuyệt vời như thầy Minh. Được bao lớp học trò yêu mến và kính trọng. Để làm được điều đó, em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật chăm chỉ.

Đối với em, những kỉ niệm về tháng ngày bên cạnh thầy Minh là những tháng ngày bình yên nhất. Sau này, theo thời gian trôi, nhiều thứ sẽ đổi thay đi, nhưng tình cảm em dành cho người thầy ấy sẽ mãi vẹn nguyên như lúc ban đầu

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 23

Mỗi người học trò ai cũng trưởng thành hơn mỗi ngày nhờ sự dạy dỗ ân cần của thầy cô giáo. Em cũng là như thế. Từng ngày đến trường là từng ngày em được học tập dưới sự hướng dẫn tận tình của rất nhiều thầy cô. Nhưng người giáo viên khiến em yêu quý nhất chính là cô Mai.

Cô Mai là giáo viên dạy em môn Tiếng Anh năm lớp 4. Cô có thân hình mảnh khảnh, cao khoảng 165cm. Làn da cô có màu trắng sứ, mịn màng. Kết hợp với mái tóc dài đen nhánh, xõa ngang vai. Tất cả khiến cô thật xinh đẹp và dịu dàng khó tả. Đôi mắt cô đen láy, trong suốt như nước mùa thu. Em luôn cảm giác đôi mắt cô như có ma lực diệu kì, có thể nhìn thấu mọi sự vật. Trước mặt cô, chẳng có học sinh nào có thể nói dối hay dấu diếm chuyện gì. Điều em thích nhất ở cô là giọng nói thánh thót, trong sáng. Từng từ tiếng Anh cô phát âm nghe thật rõ ràng và hấp dẫn. Khiến người nghe phải say mê. Mỗi tiết học, cô luôn giảng dạy tỉ mỉ, quan sát kĩ các bạn trong lớp. Phần nào khó hiểu thì cô sẽ kiên nhẫn dạy đi dạy lại nhiều lần đến khi cả lớp hiểu mới thôi. Đặc biệt, cô Mai rất thân thiện với bạn bè, đồng nghiệp. Dù là phụ huynh khó tính thế nào, chỉ cần được ngồi nói chuyện với cô là sẽ trở nên hiền lành ngay.

Vào chủ nhật mỗi tuần, cô Mai mở một lớp học tiếng Anh miễn phí tại nhà. Đó là một hành động vô cùng tuyệt vời. Bởi ở vùng nông thôn như quê em, việc có tiền cho con đi học thêm là một điều chỉ những gia đình khá giả mới làm được. Những đứa học sinh nhà nghèo lại học yếu môn Tiếng Anh như em thì đó là một điều xa xỉ. Nhờ có cô Mai, mà nguyện vọng đó đã trở thành hiện thực.

Bây giờ, em đã không còn được học cô Mai nữa. Nhưng những giờ học bổ ích, ánh mắt dịu dàng, giọng nói truyền cảm của cô sẽ còn vang vọng mãi trong tâm hồn em cho đến mãi về sau.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 24

Em có một kỉ niệm sâu sắc với thầy Thanh, chủ nhiệm của em hồi lớp 6. Em không bao giờ quên người thầy ấy, người đã luôn dẫn dắt và giành nhiều tinh cảm cho em

Thầy hơn 30 tuổi, dáng người rất cao, và cân đối. Mỗi lần nhìn thầy trong chiếc áo sơ mi và quần âu, em luôn liên tưởng thầy chính là những diễn viên trên màn ảnh nhỏ. Thầy có nước da ngăm đen màu đồng khỏe khoắn chứ không phải làn da trắng. Mái tóc thầy được cắt ngắn, chải chuốt gọn gàng rất hợp khuôn mặt thầy. Thầy có gương mặt vuông chữ điền, vừa toát lên vẻ nghiêm khắc nhưng mỗi khi cười lại vô cùng hòa đồng, thân thiện. Đặc biệt là vầng trán cao và sống mũi dọc dừa thẳng tắp khiến khuôn mặt thầy thêm phần thông minh và điển trai. Đôi mắt thầy hẹp, dài rất hợp với một người đàn ông chín chắn, sắc sảo. Hàng lông mi dày, phủ xuống đôi mắt càng làm đôi mắt thầy thêm phần bí ẩn. Đôi lông mày dày, nhếch sang hai bên rất đàn ông. Chúng em chưa từng nhìn thấy thầy ăn mặc ở nhà, nhưng mỗi khi đến trường thầy đều mặc áo sơ mi, quần âu rất đứng đắn.

Vào thời gian đó, gia đinh em vô cùng khó khăn và em đứng trước việc phải nghỉ học. Nhưng thầy lại chủ động tới nhà động viên.Thầy nói đã thông báo trường hợp của em lên nhà trường và địa phương để xem xét cho em được đi học mà không phải đóng học phí. Em vui mừng lắm vì trước giờ em rất muốn đi học như các bạn cùng trang lứa. Và rồi sau đó em được tiếp tục tới trường. Em vô cùng biết ơn vì điều đó.

Và đó cũng là kỷ niệm đáng nhớ nhất của em về thầy cô và có lẽ sẽ mãi mãi in đậm trong trái tim em với một lòng biết ơn sâu sắc. Em sẽ mãi nhớ về cô và luôn thầm hứa học tập tốt để trở thành một người giáo viên giỏi giang và tận tụy với nghề như cô.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 25

Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có những kỷ niệm khó quên trong đời. Với em cũng vậy, gần bốn năm cắp sách đến trường em cũng có bao nhiêu kỷ niệm vui buồn. Và kỷ niệm đáng nhớ nhất trong em có lẽ là kỷ niệm về cô giáo chủ nhiệm

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Có một hôm là kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ nên chúng em được cô kể cho nghe câu chuyện về Bác. Cô bắt đầu kể, giọng cô trầm ấm thể hiện rõ tình cảm của cô với Bác. Qua lời kể của cô, hình ảnh của Bác Hồ như hiện lên trong tâm trí của em. Đó là hình ảnh của một cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi bên bàn đá làm việc. Là hình ảnh của cụ già ngồi câu cá bên hồ. Là hình ảnh Bác Hồ nằm trong Lăng, đôi mắt nhắm như đang ngủ một giấc ngủ dài,… Dường như cô cũng đang xúc động khi kể về Bác bởi em thấy đôi mắt cô đỏ hoe, ngân ngấn nước.

Sau khi kể cho chúng em nghe một vài mẩu chuyện về Bác Hồ, cô bắt đầu hỏi cả lớp xem có ai có câu chuyện thú vị nào về Bác hay không. Cô đi lại xung quanh lớp, dáng đi thướt tha, nhẹ nhàng. Tà áo dài bay bay theo mỗi bước chân cô. Có rất nhiều cánh tay giơ lên. Bạn thì kể chuyện về Bác, bạn thì hát các bài hát về Bác Hồ. Tiết học vì vậy trở nên thật sôi nổi.

Cô còn là một giáo viên rất thương yêu, chăm lo cho học sinh nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc. Cô chăm lo cho bọn em từng bữa ăn tới giấc ngủ ở trên lớp từng li từng tí một. Sự dịu dàng của cô luôn luôn làm cho bọn em cảm thấy ấm áp đến lạ kỳ. Có những bài khó, cô giảng mãi mà bọn em vẫn không hiểu thì cô không bao giờ trách mắng mà cô luôn luôn nhẫn nại, chỉ bảo, giảng giải cho chúng em một cách từ từ cho tới khi bọn em hiểu thì thôi. Giai đoạn em mới tập viết, cầm bút viết còn sai cách, gượng gạo thì cô đã cầm tay em uốn nắn cho em từng nét chữ một. Cô cũng là một người nghiêm khắc. Với những bạn không nghe lời, cô luôn có những hình thức nhắc nhở kịp thời để cho các bạn sửa chữa và thay đổi. Cô dạy cho chúng em những bài học về đạo lý làm người, về cách ứng xử đẹp trong cuộc sống. Cho đến bây giờ, tôi vẫn rất nhớ cô giáo của tôi,tôi yêu quý cô rất nhiều. Dù sau này có thế nào, tôi cũng sẽ luôn cố gắng để trở thành một người học trò khiến cô tự hào

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 26

Trong mấy năm đi học, em đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà em sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay em viết từng nét.

Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng em tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.

Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: “Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều.” Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: “Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?” Lớp em đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: “Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay.” Rồi cô nhìn thẳng em và nói: “Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn.” Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. “Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn.” – Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.

Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, em đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 27

Gia đình em chuyển ra thị xã gần một năm. Hôm nay, em mới có dịp về thăm quê. Vừa lên xe, em đã nhận ra cô Nga, cô giáo chủ nhiệm lớp 4A mà em rất quý mến. Em khoan tay lễ phép chào cô. Cô mỉm cười kéo em ngồi xuống ghế bên cạnh và ân cần hỏi thăm tình hình học tập và sinh hoạt của em. Gặp cô, em mừng lắm, bao nhiêu kỉ niệm tốt đẹp về cô lại trỗi dậy trong kí ức em…

Hồi ấy, quê em còn cùng kiệt lắm. Đường làng lồi lõm, quanh co. Sau mỗi cơn mưa, đất nhão thành bùn dính bết vào chân, đi lại rất khó khăn. Dân làng làm việc quần quật suốt ngày ngoài đồng, quanh năm vất vả. Trẻ em mới lên chín, lên mười cũng phải phụ giúpcha mẹ những việc nhỏ như chăn trâu cắt cỏ…

Sáng sáng, em đi học cùng bạn Lâm. Nhà bạn ấy cách nhà em một xóm. Hôm đó, chờ mãi không thấy Lâm đến rủ, em đành tới trường một mình. Suốt mấy ngày mưa phùn lây rây, không khí ẩm ướt và lạnh thấu xương. Bầu trời xám xịt, mặt trời bị che khuất sau những đám mây dày sũng nước. Đến lớp em thấy bạn nào cũng co ro vì lạnh, chân tay, quần áo lấm lem bùn đất. Cô Nga nhìn chúng em mới ánh mặt ái ngại, và thương cảm. Cô khen chúng em chịu khó, chăm học, rồi cô bắt đầu giảng bài như thường lệ. Chúng em say mê nghe, quên cả trời đang mưa lạnh.

Giờ ra chơi, các bạn tum năm tụm ba chuyện trò vui vẻ. Em chợt nhớ tới bạn Lâm, và định khi tan học sẽ ghé thăm xem bạn ấy vì sao mà nghỉ học. Buổi trưa, ăn cơm xong, nghĩ tới đoạn đường đến nhà Lâm, em ngại quá! Em chui tọt vào trong chăn rồi ngủ quên mất. Mãi đến tối, em lấy hết cam đảm dẫn bước trên con đường trơn trượt để đến nhà Lâm. Em ngạc nhiên khi thấy bên ngọn đèn dầu cô Nga đang giảng bài và hướng dẫn Lâm làm toán. Lâm quàng chiếc khăn kín cổ, mặt đỏ bừng bừng như người bị sốt. Nhìn cảnh ấy, lòng em xao xuyến lạ thường. Em thương Lâm và kính phục cô giáo bao nhiêu thì tự trách mình bấy nhiêu. Lẽ ra tan học, em phải tới nhà Lâm ngay để giúp bạn ấy chép bài, làm bài mới đúng. Em thật có lỗi với bạn Lâm.

Dường như nhận ra vẻ bối rối của em , cô Nga tươi cười bảo : “ Đạt tới thăm Lâm ấy ư? Tốt lắm! Cô và hai em cùng giải mấy bài toán khó này nhé ! thế rồi cô tiếp tục hướng dẫn cho bạn Lâm tới khi bạn ấy tự làm được bài.

Mẹ Lâm nói với em, “hôm qua lâm ra đồng giúp bác nhổ cỏ lúa nên bị cảm”. Đêm nó sốt cao nên sáng nay phải nghỉ học, nó mong cháu mãi đấy. Bác nói xong, em càng ân hận và trách mình sao vô tình quá vậy.

Cô Nga cùng em chở về con đường lầy lội. Lúc chia tay cô dặn em: Nếu mai Lâm chưa đi học được thì Đạt tới chép bài cho Lâm nhé! Bạn bè phải giúp đỡ nhau lúc khó khăn, em ạ!”. Em tầm ngần đứng lại nhìn ánh đèn pin xa dần mà lòng dâng lên niềm kính phục và quý mến cô vô cùng.

Gần một năm sống và học tập trong ngôi trường mới, em luôn nhớ đến những ngầy thơ ấu dưới mái trường làng với bao nhiêu kỉ niệm khó quên về thầy cô và bạn bè thân yêu. Mái trường nơi quê cùng kiệt tuy đơn sơ nhưng ấm áp tình người.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 28

Suốt năm năm học, chắc ai cũng có những kỉ niệm buồn vui của riêng mình. Với riêng tôi, có những tháng ngày, những con người, những buồn vui mà cả đời này tôi sẽ chẳng thể quên. Đó là những ngày học lớp Một, là cô Lan, cùng hành trình nỗ lực của chính bản thân mình.

Từ nhỏ, đôi bàn tay tôi đã có chút vấn đề về xương khớp. Đặc biệt, mỗi khi trời trở lạnh, đôi bàn tay của tôi lại buốt giá và cứng ngắc. Vì thế, mọi người trong gia đình càng cưng chiều, thương yêu tôi. Khi đi học, tôi vẫn cố gắng làm tốt nhất những gì mình có thể. Lên lớp Một, tôi phải tự tập viết: viết nét, viết từng chữ cái, viết số,… Khi chúng tôi phải viết những đoạn thơ, đoạn văn dài hơn cũng là lúc mùa đông dần về. Tiết trời miền Bắc rét mướt hơn bao giờ hết. Có lần, trong giờ chính tả, khi cô đang đọc bài cho cả lớp tập viết. Cô Lan đã đọc đến câu thơ thứ tư nhưng tôi vẫn đang cặm cụi viết dòng thứ nhất. Tức mình, tôi dùng cả bàn tay, cầm chiếc bút và rạch rách quyển vở. Đó là cách tôi trút cơn giận dữ. Nhật Minh- cậu bạn ngồi cạnh tôi đứng dậy thưa với cô. Cả lớp đổ dồn ánh mắt về gương mặt đang đỏ hoe, giàn giụa nước của tôi.

– Thùy Dương! Con bị mệt đúng không? – Cô Lan vội xuống chỗ ngồi của tôi và hỏi.

Tôi vẫn im bặt. Cô vỗ về tôi hồi lâu rồi đưa tôi xuống phòng y tế. Những ngày sau đó, cô quan tâm đến tôi nhiều hơn. Giờ chính tả, khi các bạn tập viết, cô rèn cho tôi cách cầm bút, cách đưa bút để tôi có thể viết nhanh như các bạn. Không ít lần, tôi nản lắm. Nhưng nghĩ đến sự nhiệt thành của cô, tôi lại dặn lòng cố gắng. Cuối cùng, tôi cũng thành công.

Cuối năm học, tôi đã tự tay vẽ một bức tranh tặng cô. Một bức tranh phong cảnh rực rỡ sắc màu. Tôi là cô bé trầm tư, ít nói nên tranh phong cảnh luôn là đề tài mà tôi vẽ. Tôi vẽ những ngọn núi xa xa thoảng hiện trong mây mù, mấy ngôi nhà ngói đỏ ngự dưới lùm cây xanh mát. Ven con đường làng ngoằn ngoèo, tôi vẽ những khóm linh lan trắng muốt. Vẻ trắng trong tinh khiết của loài hoa này làm tôi nghĩ đến người cô giáo của mình. Sau giờ bế giảng, tôi bẽn lẽn chạy theo sau cô, ngập ngừng đưa bức tranh đã được đóng khung và gói ghém cẩn thận. Cô Linh Lan nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên. Tôi chỉ nói được là con tặng cô rồi vội chạy đi, trong lòng đầy nuối tiếc vì chưa thể nói lời cảm ơn.

Năm học mới, cô Lan đã chuyển công tác đến một ngôi trường khác. Những điều tri ân mà tôi muốn nói với cô mãi mãi chẳng thể cất thành lời. Tôi chỉ hi vọng khi ngắm nhìn bức tranh tôi vẽ, cô sẽ hiểu sự biết ơn sâu sắc của tôi.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 29

Năm đó tôi rời khỏi làng quê ra thành hố Hội An để tiếp tục việc học.

Ở lứa tuổi mười bốn, trình độ văn hóa lớp chín, nhờ sự giới thiệu của một người bạn học, tôi được vào “dạy kèm” cho một gia đình giàu có. Hằng ngày ngoài việc dạy kèm cho bốn cô cậu ấm học từ lớp một cho đến lớp bảy, tôi còn phải vác gạo, khiêng muối, ghi hóa đơn, tính sổ.

Những lúc quá nhớ nhà, quá tủi thân, tôi lại tìm đến căn phòng trọ của thầy tôi. Ở đấy, tôi có thể ngồi hằng giờ bên thầy, có thể tìm đọc những sách báo tôi rất mê mà không có tiền để mua. Chỉ những lúc đó, tôi mới tìm lại được một chút không khí gia đình, một chút tình thương, một chút an ủi mà tôi sớm bị đánh mất.

Tôi còn nhớ có một buổi chiều trời se lạnh, sau khi đã mệt mỏi với những tảng sách vô tư, thầy trò tôi bèn rủ nhau đi dạo phố. Không khí tưng bừng của phố xá những ngày cuối năm chuẩn bị đón Noel làm cho thầy trò tôi cảm thấy cô đơn thêm, vì thế, thầy bèn dẫn tôi vào Khổng miếu đẻ chơi.

Sau khi ngồi dưới chân tượng Khổng Tử, hai thầy trò tôi đều yên lặng theo đuổi những ý nghĩ riêng tư. Bỗng thầy tôi đưa tay vào túi áo rút tờ giấy bạc hai trăm đồng còn mới nguyên, chưa có nếp gáp, nhẹ nhàng bỏ vào túi áo của tôi. Tôi ngước lên nhìn thấy định từ chối vì biết thầy cũng rất nghèo. Tôi thấy thầy đưa tay chặn nắp túi áo tôi như thầm bào: “Hãy đừng nói gì cả”. Trên môi thầy nở nụ cười hiền lành với một chiếc răng khểnh rất dễ thương. Còn tôi không sao ngăn được hai giọt nước mắt cứ lăn dài xuống má.

Cuộc đời trớ trêu dẫn tôi vào trường sư phạm để rồi trở thành một thầy giáo. Mỗi lần trời trở rét, mỗi lần lĩnh lương có những tờ giấy bạc mới tôi lại nhớ đến thầy, nhớ nụ cười thật hiền với chiếc răng khểnh dễ thương của thầy tôi vào một buổi chiều xa lắc xa lơ trong quá khứ mù sương của tôi!

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 30

Tôi 14 tuổi. Cái tuổi này chưa phải là lớn nhưng cũng không còn bé nữa. Tôi đã đủ lớn để nhận thức được đúng – sai. Tôi đã biết khóc trước những mảnh đời bất hạnh, biết cười khi thấy người khác vui. Tôi đã biết cúi xuống nhặt mảnh chai dưới đường để bảo vệ chân mình và chân những người đi sau. Tôi cũng đã biết biết ơn những người có ơn với tôi nữa….Tất cả những điều ấy đều là do thầy đã dạy tôi.

Tôi vẫn thường được nhìn thấy thầy vào mỗi buổi sớm mai, khi mà thầy đi dạy qua nhà tôi. Tôi vẫn thường cảm thấy lòng bồi hồi nhớ lại quãng thời gian trước đây vào lúc đó ngoài ra thì lại không (!?). Hôm nay thì lại khác… Tôi nghe một đoạn quảng cáo:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng

Là gì? Em biết không?

Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi….

Câu hát này… sao nó thân quen quá! Cố lục tìm những mảng kí ức bừa bộn, tôi cố tìm những gì liên quan đến câu hát đó.

A! Phải rồi! Nó đây rồi!

Thầy của tôi vẫn để nhạc chuông điện thoại là bài hát này. Thầy hay nói với chúng tôi là thầy rất thích bài hát này, nó ý nghĩa. Thầy nói, sống trên đời là phải biết giữ lại những gì tốt đẹp, quên đi những gì đáng quên. Và đặc biệt là phải biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Như là để gió cuốn đi….

Thế đấy! Thầy đã dạy chúng tôi phải sống như thế đấy! Vậy mà, bây giờ tôi mới thấm thía. Còm hồi lớp 4, cái thời điểm thầy dạy thì tôi chỉ vâng dạ cho xong chuyện.

Bạn bảo tôi kể về kỉ niệm đáng nhớ về thầy giáo ư? Nhiều lắm, không kể nổi đâu! Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng chính thầy cũng là một kỉ niệm đáng nhớ với tôi rồi!

Tôi vẫn luôn thấy tiếc vì thời gian chúng tôi học với thầy quá ít ỏi. Đến nỗi, tôi cứ cảm thấy áy náy vì chưa làm được cho thầy điều gì cả. Thầy đã dạy dỗ 12 đứa học sinh chúng tôi rất chu đáo. Thầy dạy chúng tôi mẹo làm toán nhanh, dạy cả cách làm một bài văn thế nào cho đúng yêu cầu nữa. Thầy có hẳn một kho tàng chuyện cười, tôi nghĩ thế, nên cứ lúc nào chúng tôi mệt là thầy lại kể cho chúng tôi nghe. Học với thầy, chúng tôi luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Nhà thầy ở xa trường hơn 20 cây số, thế mà dù nắng hay mưa, thầy luôn đến lớp đúng giờ. Thầy đến, mang cho chúng tôi bao nhiêu là điều mới lạ. Thầy như cơn gió thổi vào lòng những đứa học sinh lam lũ của mình những luồng gió mới. Thầy như tia nắng ban mai thắp sáng ước mơ tôi, gieo cho chúng tôi bao nhiêu ước mơ và hoài bão.

Thầy vẫn bảo: “Nếu chỉ được một lần duy nhất đi trên con đường đầy hoa, các con sẽ chọn bông hoa nào?”. Giờ thì, con đã hiểu thầy nói gì rồi, thầy ạ. Con sẽ chọn cho con “bông hoa” cơ hội nào đẹp nhất. Thầy cũng bảo thầy không có con, thế nên thầy xem chúng tôi như con của mình vậy. Thầy đối xử với tôi rất tốt. Thế nên chúng tôi vẫn cố gắng làm thầy vui, như cách những đứa con đang báo hiếu cho cha mình vậy.

Thầy trò chúng tôi đã gắn bó với nhau như thế đấy. Ấy vậy mà, sự thật thật trớ trêu. Giữa học kỳ II lớp 4, thầy phải chuyển trường. Khi nghe thầy hiệu phó nói, chúng tôi như không tin vào tai mình. Tôi còn nhớ như in cái ngày hôm ấy. Đó là thứ 2, ngày 21, tháng 2. Chúng tôi đã khóc rất nhiều. Thầy của tôi sắp phải xa chúng tôi rồi! Phải làm thế nào đây? Thầy cũng đã rơi nước mắt đấy. Thầy trò chúng tôi cứ nhìn nhau mà khóc suốt. Thầy dặn chúng tôi: “Các con ở lại nhớ nghe lời thầy giáo mới, phải chịu khó mà học hành. Cơ hội đến với người ta không nhiều, thế nên các con phải biết nắm bắt. Chúc các con sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Thôi, chào các con ở lại, thầy đi đây! “Chúng tôi đã khóc nhiều lắm. Tôi còn ngây thơ hỏi: “Thầy đi thì bao giờ về ạ?”. Tôi đã từng nghĩ, thầy giờ đã không còn là thầy của tôi nữa rồi!

Nhưng mà không phải vậy đâu, thầy vẫn mãi là thầy của chúng tôi chứ. Bây giờ, mỗi sớm mai thấy thầy, tôi vẫn không quên chào thầy. Và, thật vui, thầy vẫn nhận ra tôi, thầy còn cười với tôi nữa. Tôi cũng rất tự hào vì đến giờ tôi vẫn làm theo lời thầy dạy: Biết tôn sư trọng đạo, biết ơn người có ơn với mình. Hạnh phúc hơn là, hồi lớp 7, khi tôi viết truyện về thầy, truyện của tôi được giải ba đấy. Thầy ơi, thầy có biết không, con viết về thầy được giải ba đấy, thầy ạ !

Đã hơn 4 năm rồi nhưng tôi vẫn không quên được thầy. Có lẽ vì thầy là kỉ niệm khó quên trong lòng tôi. Tuy xa thầy rồi, nhưng những bài học thầy dạy tôi vẫn chưa quên. Thầy ơi, tuy hôm nay đã là 26/11 rồi, nhưng con vẫn nhân ngày nhà giáo Việt Nam, con chúc thầy mạnh khỏe, có một cuộc sống hạnh phúc. Đặc biệt là thành công trong sự nghiệp trồng người cao quý của mình. Và…thầy hãy chờ xem con thực hiện ước mơ của mình như thế nào, thầy nhé!

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 31

Nhắc đến thầy cô giáo cũ, trong lòng tôi dấy lên rất nhiều những kỉ niệm êm đẹp. Đó là những ngày đến trường được thầy cô chỉ bảo nhiều điều hay, nhiều bài học bổ ích. Đó là sự ân cần quan tâm của thầy cô khi tôi bị ốm,… Tuy nhiên, người cô mà tôi nhớ nhất và để lại trong tôi nhiều kỉ niệm đẹp nhất đó là cô giáo Tâm, giáo viên chủ nhiệm của tôi năm lớp 4.

Cô giáo của tôi vốn là người vô cùng nghiêm khắc. Ở trên lớp tôi và các bạn luôn luôn phải tập trung nghe giảng vì sợ bị cô phạt. Nhưng một phần cũng vì cô giảng bài rất hay nên chúng tôi không muốn bỏ lỡ chút kiến thức nào. Cô Tâm là giáo viên dạy Toán nhưng cách cô nói, cách cô giảng bài thì mượt mà như một giáo viên Văn. Giọng cô hay lắm, ngọt ngào và dịu êm. Ngay cả khi cô trách phạt, giọng nói của cô vẫn rất nhẹ nhàng. Tôi học Toán tuy không kém nhưng đôi lúc vẫn sợ sự nghiêm khắc của cô. Cô không quát tháo chúng tôi bao giờ nhưng khí chất của cô thì luôn khiến chúng tôi sợ.

Chuyển sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như không có chuyện bố mẹ tôi cùng phải đi công tác 3 ngày và quyết định gửi tôi đến nhà cô. Tôi không muốn điều này một chút nào nhưng họ hàng nhà tôi không có ai ở thành phố, bố mẹ lại không yên tâm để tôi ở nhà một mình nên tôi đành chấp nhận. Khỏi phải nói tôi đã lo sợ rất nhiều. Ở nhà cô thì làm sao tôi có thể thoải mái như ở nhà mình được. Tôi nghĩ chắc cô sẽ bắt tôi học cả ngày mất. Nhưng rồi 3 ngày ấy lại trôi qua thật nhẹ nhàng và để lại trong tôi vô vàn những kỉ niệm mà cho đến giờ tôi vẫn không thể nào quên.

Khi bố mẹ dẫn tôi sang nhà cô, cô vui vẻ chào đón tôi và giới thiệu tôi với những thành viên trong gia đình cô. Nhà cô có một chị lớn hơn tôi 2 tuổi nên tôi nhanh chóng làm thân được với chị. Những ngày ở đây, tôi nhận thấy một con người khác của cô. Không giống với vẻ nghiêm nghị như khi trên lớp, cô luôn vui vẻ và cười đùa với các thành viên khác trong gia đình. Buổi sáng cô dậy thật sớm để chuẩn bị đồ ăn sáng. Hôm đầu tiên tôi lạ nhà nên cũng dậy khá sớm. Con gái cô cũng vì thế mà dậy theo tôi. Ăn sáng xong cô đưa tôi đi học. Cô hỏi tôi nhiều điều và kể cho tôi nghe nhiều chuyện. Tự nhiên tôi thấy cô thật gần gũi như mẹ của mình vậy. Cô cũng bảo tôi cứ coi cô như mẹ và không có gì phải ngại khi ở nhà cô. Buổi tối, cô nói hai chị em học nhanh còn đi ngủ sớm. Vậy mà tôi cứ nghĩ một người nghiêm khắc như cô sẽ bắt con cái học đến khuya. Cô thậm chí còn không cần kiểm tra bài vở của các con. Cô chỉ hỏi một câu duy nhất là việc học có gì vất vả không. Nhờ có những lời tâm sự của con gái cô tôi mới hiểu, cô muốn quan tâm nhưng không muốn tạo áp lực. Có lẽ cũng chính vì thế mà con của cô ai cũng tự giác học.

Tôi hiểu thêm về con người cô nên không còn sợ cô như trước nữa. Tôi hiểu, vẻ mặt nghiêm nghị của cô là để chúng tôi học tập một cách nghiêm túc. Học là học, chơi là chơi. Những ngày ở nhà cô, tôi đã có thể nhiều kỉ niệm. Bây giờ tuy không học cô nữa nhưng tôi vẫn nhớ cô. Lâu lâu tôi vẫn tới thăm cô và cô trò cùng nhau ôn lại kỉ niệm cũ.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 32

” Tạm biết gấu misa nhé, tạm biệt thỏ trắng xinh, mai tôi vào lớp 1 rồi”, những câu hát đó vẫn mãi vang vọng trong lòng chúng ta. Kỉ niệm về những năm học đầu đời thật sự khó quên. Đặc biệt là kỉ niệm năm lớp một của em. Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức.

Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng em tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc.

Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết. Đến cuối buổi học, cô Nhung trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: “Bạn Trang hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều.” Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: “Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?” Lớp em đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: “Tuy vậy, bạn Trang vẫn quên. Cô phê bình Trang trong buổi học ngày hôm nay.” Rồi cô nhìn thẳng em và nói: “Cô hi vọng Trang sẽ nhớ lời cô dặn.” Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. “Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn.” – Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.

Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, em đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 33

Thầy cô giáo là những người lái chuyến đò sang sông, đưa chúng ta cập bến của tri thức, nuôi dưỡng ở chúng ta, những người học sinh những hiểu biết, những bài học, rèn luyện cho chúng ta những kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử. Hơn thế nữa, thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai luôn yêu thương chăm sóc, dưỡng dục ở chúng ta những nhân cách, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, giúp chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội. Ngày 20/11 chính là ngày để học sinh chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô, tri ân công lao dưỡng dục cũng như thể hiện tình thương yêu đối với thầy cô.

Ngày 20/11 năm nào trường em cũng tổ chức mitting kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, là một dịp để học sinh toàn trường tri ân đối với công lao của các thầy cô giáo. Công lao của các thầy cô giáo với chúng ta là vô bờ bến, là người truyền đạt những tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ và là người luôn định hướng cho chúng ta những con đường đi đúng đắn, phù hợp nhất với khả năng cũng như sở thích của bản thân. Nhân ngày 20/11 em cũng muốn kể về một kỉ niệm sâu sắc giữa em và cô giáo dạy môn lịch sử của mình, đó là những kí ức mà em sẽ không bao giờ quên, bởi nó là những tình cảm kính yêu chân thành nhất của em với cô giáo của mình.

Đó là khoảng thời gian khi em còn là học sinh lớp chín, giai đoạn cuối của lứa tuổi học sinh trung học. Cũng như bao bạn học sinh khác, thời điểm cuối cấp luôn là những lúc chúng em vui chơi, đùa nghịch thỏa thích, vui vẻ nhất bởi chẳng lâu sau đó chúng em sẽ phải chia tay, mỗi đứa một nơi nên những khoảnh khắc của thực tại chúng em đều vô cùng trân trọng. Trải qua thời gian bốn năm học cùng, chúng em không còn những bỡ ngỡ, xa lạ về nhau nữa mà dần trở nên thân thuộc, gắn bó như những người trong gia đình, bởi vậy mà khi nhận ra thời gian bên nhau không còn nhiều thì chúng em đã chơi hết mình, hay nói cách khác thì chúng em quậy phá như những đứa trẻ mới lớn.

Nhưng vô hình chung, sự vui chơi mà chúng em cho là hết mình, là tận dụng khoảng thời gian quý giá để bên nhau lại làm ảnh hưởng lớn đến việc học hành của chúng em. Sẽ chẳng có gì để nói nếu như chúng em kết hợp vừa chơi, vừa học nhưng chúng em vui chơi mà xao lãng việc học tập, khiến cho thầy cô vô cùng lo lắng và có nhiều lần lên lớp nhắc nhở, bảo ban chúng em. Giai đoạn cuối cấp vô cùng quan trọng, bởi nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi người, nhưng khi ấy chúng em đã không thể nhận thức được điều ấy, mặc dù được thầy cô nhắc nhở nhưng chúng em vẫn chứng nào tật ấy, liên tục đứng chót về xếp loại học tập. Em thấy những điều đó là bình thường bởi nếu không tạo ra những dấu ấn khó quên thì thật lãng phí cho một tuổi học trò.

Những suy nghĩ sai lầm ấy của em đến khi gặp và tiếp xúc với cô giáo dạy lịch sử của chúng em thì em mới có thể nhận thức và từ đó thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Em còn nhớ rất rõ đó là kì hai của năm học lớp chín, cô giáo dạy môn lịch sử của chúng em mới về hưu, bởi vậy mà sẽ có một giáo viên trẻ khác thay cô phụ trách môn lịch sử ở lớp em. Môn lịch sử là một trong những môn em không thích học nhất, bởi nó nhiều lí thuyết, nhiều sự kiện khó nhớ và em cũng không thê hiểu được học lịch sử thì có thể áp dụng gì cho cuộc sống hiện tại hay không. Lấy lí do không thích học nên em đã không học bài cũ, vả lại em nghĩ cô giáo mới đến thì sẽ không kiểm tra bài cũ đâu.

Cô giáo dạy lịch sử mới của chúng em là một cô giáo trẻ khoảng hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi, cô vô cùng xinh đẹp, dịu dàng. Nhưng trái ngược với vẻ bề ngoài của mình, cô là một người vô cùng nghiêm khắc trong việc dạy học của mình. Ngay buổi học đầu tiên, sau khi giới thiệu với cả lớp, và kiểm tra bài cũ ngay sau đó, câu hỏi mà cô đặt ra là lên bảng viết ra tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, lúc ấy em là người nói chuyện rôm nhất nhóm nên cô đã gọi em lên bảng. Em lên bảng loay hoay quay qua quay lại vì em không học bài, em hi vọng các bạn ở dưới có thể nhắc bài cho mình.

Nhưng cô giáo đã thẳng thắn hỏi em “Em đã chuẩn bị bài cũ ở nhà chưa?”, em ấp úng nói “Dạ chưa” thì cô đã nói với em “Học bài về nhà rất quan trọng, nó giúp các em hiểu hơn về bài học cũng như có nền tảng để nắm bài mới. Môn lịch sử không phải môn học chính nhưng nó vô cùng có ích trong cuộc sống. Vì vậy cô hi vọng lần sau em sẽ nghiêm túc hơn trong việc học bài về nhà”. Cô giáo nói tuy rất nhẹ nhàng nhưng em cảm thấy vô cùng xấu hổ với cả lớp, cũng từ đó mà em không có mấy thiện cảm với cô giáo của mình. Em thường xuyên tỏ ra chống đối khi không hăng hái phát biểu như những môn học khác, cũng thường xuyên không học bài về nhà.

Hôm ấy có tiết kiểm tra môn lịch sử bốn mươi lăm phút, lần này cô giáo làm rất chặt, tất cả sách vở đều phải đặt lên mặt bàn, cả lớp đều trật tự làm bài, nhưng em vốn không học gì và cũng không có chút kiến thức nào về môn lịch sử. Bởi vậy mà em cố gắng lấy quyển vở ở đầu bàn lén lút coi. Em cẩn thận mở từng trang vở rất khẽ khàng, cố gắng không phát ra tiếng để tránh sự chú ý của cô giáo. Việc quay cóp của em ngỡ như sẽ thành công như bao lần, bởi vị trí mà em ngồi là cuối lớp, lại bị khuất bóng của bạn Minh lớp trưởng, cô giáo không thể nhìn thấy được. Hí hửng với ý tưởng của mình, em vô tư coi bài mà không để ý xung quanh.

Nhưng lúc đang mải miết coi và chép bài thì cô giáo đã đến chỗ em tự lúc nào, cô không lớn tiếng phát giác em trước cả lớp mà chỉ khẽ gõ nhẹ nhón tay lên mặt bàn để em chú ý. Em giật mình sợ hãi ngước lên nhìn cô, sợ cô sẽ trách phạt và nêu gương xấu cho cả lớp, nhưng trái với suy nghĩ của em, cô giáo không hề làm vậy, cô chỉ nói rất nhẹ “Cuối giờ hãy gặp cô một chút nhé”. Em mang tâm trạng nặng nề và sợ hãi suốt bốn tiết học sau đó, trong đầu em mường tượng ra bao hình phạt mà cô sẽ làm với em, mà đáng sợ nhất chính là mời bố mẹ lên để làm việc. Em không sợ bị cô giáo trừ điểm hay trách phạt mà em sợ hãi nhất chính là việc khiến bố mẹ thất vọng, đau lòng.

Cuối tiết học thứ năm, em xuống phòng chờ giáo viên để gặp cô giáo, nhưng không hề có sự trách phạt nào cả, cô chỉ nhẹ nhàng nói với em “Chỉ có những thứ làm ra mới thực sự có giá trị, điểm số không quan trọng, quan trọng là em nhận được gì sau những bài học ấy”. Nghe cô nói đến đây, em cảm thấy vô cùng hối hận, em cúi sát đầu xuống mặt bàn và nói lời xin lỗi với cô “Em xin lỗi cô”. Cô nắm lấy bàn tay em làm em vô cùng bất ngờ, cô ôn tồn nói “Cô biết em là một học sinh ngoan, hãy cố gắng để tiến bộ hơn nữa, đừng để một môn học em không thích làm ảnh hưởng đến sự tiến bộ ấy. Môn lịch sử khó nhưng cũng không phải không có cách học, có khó khăn gì thì cô có thể giúp em giải đáp”.

Lời nói của cô đầy chân thành khiến cho khóe mắt của em cay cay, em vô cùng cảm động trước tấm lòng nhân hậu đầy yêu thương của cô. Vì không muốn em xấu hổ với lớp mà cô đề nghị gặp riêng, rồi cô không những không trách phạt mà còn hứa giúp em học tốt. Trong lòng em lúc ấy tràn ngập cảm giác hối hận cùng sự biết ơn. Em đã tự hứa với chính mình phải cố gắng, không phụ tấm lòng của cô. Và kết quả cuối kì học em đạt tám phẩy năm điểm môn sử, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và biết ơn cô vô cùng, vì cô không chỉ cho em động lực học môn lịch sử- là môn mà em vốn rất ghét mà còn cho em một bài học sâu sắc, đó là cách nỗ lực vượt qua những khó khăn của cuộc sống, đó là đối mặt và tìm cách vượt qua.

Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô- Mẫu 34

Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có những kỷ niệm khó quên trong đời. Với em cũng vậy, gần bốn năm cắp sách đến trường em cũng có bao nhiêu kỉ niệm vui buồn. Và kỉ niệm đáng nhớ nhất trong em có lẽ là về cô giáo chủ nhiệm năm em học lớp ba.

Gia đình em vốn không mấy khá giả, nhà lại đông anh em. Bố mẹ em không phải công nhân viên chức mà chỉ quanh năm làm ruộng và làm thuê nên cuộc sống đủ ăn là may mắn rồi. Em là anh cả trong gia đình, sau em còn có ba người em nhỏ nữa. Năm em học lớp ba, đó cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất. Bố em mắc bệnh nan y khó chữa, gia đình đã bán tài sản, vay mượn khắp nơi để chạy chữa. Em đã quyết định nghỉ học vì đến kỳ nộp tiền học mà gia đình không có.

Cô giáo chủ nhiệm em lúc đó tên Lan. Cô Lan là một cô giáo hiền lành, yêu nghề và rất quan tâm đến đời sống của học sinh chúng em. Hai ngày liền không thấy em tới lớp, cô đã hỏi thăm bạn bè và tìm đến nhà em để thăm hỏi. Cô đã động viên gia đình rất nhiều và mong muốn em tiếp tục đến lớp. Cô nói em là một học sinh giỏi của lớp, nếu nghỉ học thì thật tiếc quá. Cô cũng nói mong muốn em học tập để có một tương lai tốt đẹp và có cơ hội để giúp đỡ gia đình. Lúc đó em chỉ nghĩ trước mắt nên vẫn nhất định nghỉ học. Rồi một tuần trôi qua cô lại tới nhà động viên. Cô nói đã thông báo trường hợp của em lên nhà trường và địa phương để xem xét cho em được đi học mà không phải đóng học phí. Em vui mừng lắm vì trước giờ em rất muốn đi học như các bạn cùng trang lứa. Và rồi sau hơn một tuần nghỉ học em lại được tiêp tục tới trường. Con đường tới trường dường như đẹp hơn mỗi ngày. Em tung tăng bước đi với niềm hân hoan vô cùng. Mỗi ngày sau buổi học, cô Lan lại dành thêm thời gian để giảng lại cho em những bài cũ mà em nghỉ tuần trước đó. Cô ân cần, nhiệt tình giảng dạy để em không bị mất kiến thức. Cuối năm đó em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và danh hiệu học sinh nghèo vượt khó. Em rất cảm động và hạnh phúc về những gì cô Lan đã dành cho em.

Đó là kỉ niệm đáng nhớ nhất của em về thầy cô. Nó sẽ mãi mãi in đậm trong trái tim em với một lòng biết ơn sâu sắc. Em luôn nhớ về cô và thầm hứa phải học tập tốt để trở thành một người giáo viên giỏi giang và tận tụy với nghề như cô.

*****

Trên đây là hơn 34 mẫu Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô lớp 5 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 5

5/5 - (6 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button