Học TậpLớp 7

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật (24 mẫu)

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật bao gồm hướng dẫn viết cùng 24 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật

Mục lục

Dàn ý Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật

– Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật tía nuôi cậu bé An

Bạn đang xem: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật (24 mẫu)

– Thân đoạn:

+ Hình dáng

+ Lời nói, cử chỉ, hành động

+ Cách tía đối xử với hai đứa An và Cò

+ Sự quan tâm của tía với cậu bé An

+ Cách tía nuôi truyền dạy những kinh nghiệm đi rừng cho An

– Kết đoạn: Cảm nhận về nhân vật người cha – tía nuôi của cậu bé An.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 1

Tía nuôi của An là một chăm chỉ làm lụng, trải qua những sương gió của cuộc đời ông đã có cho mình những kinh nghiệm quý báu về công việc. Ông có những hành động rất dứt khoát và mạnh mẽ khi đang đi làm, phục vụ công việc của mình: “Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu”. Nhưng tía nuôi cũng là một người đầy tình cảm, ông đã cầm tay thằng An để hướng dẫn và chỉ cho nó thấy những điều hay của rừng già.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 2

Tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải và rất quan tâm đến những đứa con. Đưa các con vào rừng “ăn ong”, ông đi trước, mang theo những vật dụng cần thiết như túi, cái gù, chà gạc và dẫn đường cho chúng. Một người từng trải và nhiều kinh nghiệm đi rừng sẽ luôn đi trước để dẫn dắt. Bên cạnh đó, chi tiết ông nói các con nghỉ chân ăn cơm cho thấy ông là người cha quan tâm và yêu thương con. Tuy không cần quay lại nhìn nhưng chỉ cần nghe nhân vật “tôi” thở, ông cũng cảm nhận được cậu bé đang mệt, cần nghỉ ngơi.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 3

Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi rất ấn tượng với nhân vật tía nuôi của An. Dù chỉ được miêu tả qua vài chi tiết đơn giản, nhưng chúng ta vẫn có thể hình dung được một con người từng trải, giàu tình cảm và yêu thương. Khi dẫn An vào rừng, ông luôn đi trước để chỉ đường. Ông thường vung tay lên và dùng dao rừng sắc để cắt bỏ những cành cây gai đang cản trở đường đi, để đảm bảo An đi được dễ dàng. Khi thấy An mệt mỏi, ông đã dừng lại để các con có thể ăn cơm và nghỉ ngơi. Ông luôn quan tâm đến sức khỏe và cảm xúc của các con và dành cho họ tình yêu thương đầy tràn.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 4

Tía nuôi của An rất yêu thương và lo lắng cho An. Tía nuôi dắt An ra rừng vàhai cha con cùng nhau đi lấy mật hoa rừng. Sau khi lấy mật, An tựa lưng vào cây nghỉ ngơi thì bất chợt nghe thấy “tiếng động cơ” gào rú tung trời. Tía An thấy nguy hiểm ập đến, vừa kêu lên vừa đẩy cậu bé nằm xuống để tránh bom nổ. Rồi ông hét lên kinh hoàng: “Giặc đốt rừng, con ơi!”. Tía lập tức lôi An nhỏm dậy để chạy. Cậu bé An thì tiếc hai thùng mật, không biết làm sao để khiêng đi nhưng tía nuôi nói phải chạy thoát thân đã. Rồi tía lôi An chạy đi ngược hướng gió, vừa lôi An đi vừa quát An mau chạy nhanh… Qua những lời nói và hành động mà tía nuôi An đã nói và làm chứng tỏ ông là một người cha nuôi rất yêu thương và luôn lo lắng cho An. Người đọc cảm tưởng người cha mạnh mẽ, can đảm này thương An như con ruột của mình.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 5

Tía nuôi của An rất yêu thương và lo lắng cho An. Tía nuôi dắt An ra rừng và hai cha con cùng nhau đi lấy mật hoa rừng. Sau khi lấy mật, An tựa lưng vào cây nghỉ ngơi thì bất chợt nghe thấy “tiếng động cơ” gào rú tung trời. Tía An thấy nguy hiểm ập đến, vừa kêu lên vừa đẩy cậu bé nằm xuống để tránh bom nổ. Rồi ông hét lên kinh hoàng: “Giặc đốt rừng, con ơi!”. Tía lập tức lôi An nhỏm dậy để chạy. Cậu bé An thì tiếc hai thùng mật, không biết làm sao để khiêng đi nhưng tía nuôi nói phải chạy thoát thân đã. Rồi tía lôi An chạy đi ngược hướng gió, vừa lôi An đi vừa quát An mau chạy nhanh… Qua những lời nói và hành động mà tía nuôi An đã nói và làm chứng tỏ ông là một người cha nuôi rất yêu thương và luôn lo lắng cho An. Người đọc cảm tưởng người cha mạnh mẽ, can đảm này thương An như con ruột của mình.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 6

Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi ấn tượng nhất với nhân vật tía nuôi của An. Ông chỉ được nhà văn khắc họa qua một số chi tiết đơn giản. Nhưng qua đó, chúng ta vẫn thấy được hình ảnh một con người từng trải và giàu tình yêu thương. Khi đưa con vào rừng, ông đi trước để dẫn đường: “Lâu lâu ông lại vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc, ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi”. Khi thấy An mệt, ông đã bảo các con dừng lại ăn cơm và nghỉ ngơi: “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi…”. Những hành động này cho thấy sự quan tâm và yêu thương dành cho các con.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 7

Đến với văn bản “Đi lấy mật” trích trong Đất rừng phương Nam, nhân vật tía nuôi của An đã để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải, am hiểu nhiều. Ông đã quen thuộc với khu rừng cũng như công việc đến mức có thể đoán biết hướng gió, hay nơi ong làm tổ. Khi đưa các con vào rừng “ăn ong”, ông luôn đi trước để dẫn đường. Bên cạnh đó, chi tiết ông nghe được tiếng thở mệt của An, rồi bảo các con dừng lại để nghỉ ngơi đã cho thấy được tình yêu thương, sự quan tâm của ông dành cho con cái. Chỉ với vài chi tiết nhỏ nhưng lại giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật này.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 8

Đọc đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi cảm thấy rất yêu thích nhân vật tía nuôi của An. Ông chủ yếu được khắc họa qua hành động, lời nói để làm nổi bật nét tính cách. Có thể thấy, tía nuôi của An là một người đàn ông từng trải, am hiểu nhiều về vùng đất U Minh. Ông đã quen thuộc với khu rừng cũng như công việc đến mức có thể đoán biết hướng gió, hay nơi ong làm tổ. Điều này khiến tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ. Khi đưa các con vào rừng “ăn ong”, ông luôn đi trước để dẫn đường. Ông còn nghe tiếng thở mệt của An, rồi bảo các con dừng lại để nghỉ ngơi. Điều này cho thấy ông rất tinh tế, giàu tình yêu thương. Nhân vật tía nuôi của An đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng nhất định khi đọc tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 9

Sau khi đọc xong văn bản “Rừng cháy”, em vô cùng ấn tượng với nhân vật người cha hay tía nuôi của cậu bé An. Người cha được xuất hiện qua những lần tất tả, vội vã lôi đứa con trai nuôi tháo chạy khỏi bom mìn và lửa đạn. Tuy An không phải là con ruột của tía nuôi, nhưng ở bên cạnh tía, An cũng phần nào cảm thấy bơi bớt đi những tủi hờn, khốn khổ của đứa trẻ mồ côi giữa những ngày chiến tranh lửa đạn. Người đọc hẳn ám ảnh với những chi tiết miêu tả tiếng gọi rừng rợn, đầy khủng khiếp đến kinh hoàng của người cha trong những lần có bom giật. Qua đó, chúng ta cảm nhận được tình cảm yêu thương của người cha nghèo dành cho con, cho dân tộc. Người cha trong văn bản thực sự đã khiến người đọc ấm lòng bởi tính cách khẳng khái cùng trái tim yêu thương, giàu lòng đôn hậu.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 10

Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật tía nuôi của An. Dù không phải nhân vật chính, nhưng ông vẫn được nhà văn Đoàn Giỏi khắc họa khá rõ nét, qua một số chi tiết đơn giản. Tác giả chủ yếu khắc họa hành động, lời nói để làm nổi bật nên tính cách của nhân vật này. Khi đưa con vào rừng, ông đi trước để dẫn đường. Nhà văn miêu tả như: “Lâu lâu ông lại vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc, ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi”. Khi thấy An mệt, ông đã bảo các con dừng lại ăn cơm và nghỉ ngơi: “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi…”. Chỉ với vài chi tiết nhỏ, tôi cảm nhận được tía nuôi của An là một người giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất tinh tế, giàu tình yêu thương.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 11

Người tía nuôi trong đoạn trích “Rừng cháy” đã để lại cho em nỗi xúc động trước tình cảm cha con gần gũi, thiêng liêng trong những năm tháng kháng chiến của dân tộc. Người tía hiện lên với tình yêu thương vô bờ dành cho cậu bé An. Tuy An không phải con ruột nhưng ông vẫn luôn bảo vệ, chở che cậu trước lần càn quét của địch ở rừng. Để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật, tác giả Đoàn Giỏi đã đặt tía nuôi vào hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Hôm đó, rừng núi đại ngàn “hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng”, hai cha con đang nghỉ trưa dưới gốc tràm thì bầu không khí tĩnh lặng bị phá vỡ bởi “tiếng động cơ gào rú chuyển động rung trời”. Chứng kiến tàu bay của địch đang nã từng đợt súng và thả bom xuống rừng, tía nuôi nhanh chóng gọi “An ơi! Nằm xuống mau. Nó thả cái gì đen đen xuống kia. Nó thả…”. Chẳng chờ con đáp lại, ông vội đẩy con nằm gí xuống cỏ, bảo An “đừng ngóc đầu dậy nghe con!”. Hành động bảo vệ con của ông diễn ra vô cùng nhanh chóng và dứt khoát, càng làm nổi bật sự dũng cảm và tình yêu thương vô bờ đối với An. Bên cạnh đó, mỗi lời nói như “An ơi!”, “Chắc là bom lép, đừng ngóc đầu dậy nghe con!”, “Giặc đốt rừng, con ơi!” đều chan chứa biết bao thương mến của ông dành cho người con chẳng phải máu mủ ruột rà. Nhìn thấy thằng bé tiếc hùi hụi thùng mật mà cả hai cha con phải vất vả lấy được, ông quát lớn “Chạy thoát thân đã!”, rồi “vất cái nón đang đội trên đầu xuống, tay chỉ cầm chiếc nỏ lôi tôi chạy ngược hướng gió, nơi ngọn lửa bắt đầu tràn đến chúng tôi”. Hình ảnh người tía nuôi với sự gan dạ, chất phác và giàu tình yêu thương đã được nhà văn xây dựng thông qua lời nói, hành động cụ thể. Trong tác phẩm, tác giả còn sử dụng hệ thống từ ngữ địa phương giàu sắc thái biểu cảm nhằm khắc họa sự chất phác, hồn hậu của người miền Tây. Có thể thấy, tình yêu thương của tía nuôi đã giúp An vượt qua được nỗi sợ hãi trước cái chết cận kề. Thông qua nhân vật tía nuôi, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 12

Trong văn bản “Rừng cháy”, chắc hẳn chúng ta không quên được những chi tiết miêu tả đặc điểm của nhân vật người cha. Người cha không phải là cha ruột của An, hay còn được gọi với tên thân thuộc hơn hết là tía nuôi. Người tía ấy hiện lên với tay vớ chiếc nỏ, tay thì lôi An nhổm dậy. Sau đó, tía vất cái nón đang đội trên đầu xuống, tay chỉ cầm chiếc nỏ lôi An chạy ngược theo hướng gió. Rồi tía động viên An rằng: “Tây đâu mà Tây! Cứ chạy đi!”. Thông qua những chi tiết đó, có thể thấy được, người tía nuôi của A là một người nông dân lương thiện, ấm áp. Hơn thế, chính tình yêu thương, chấp nhận đứa trẻ tội nghiệp làm con nuôi để cưu mang, chăm sóc như con ruột của người tía đã khiến cho người đọc cảm động.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 13

Văn bản “Rừng cháy” đã rất thành công khi khắc họa hình ảnh người cha một cách chân thực với sự ngợi ca, trân trọng nhất. Người cha ấy hiện lên giữa bom đạn chiến tranh giật đùng đùng, cùng sự yêu thương con vô bờ bến. Tuy An không phải con ruột mình, nhưng người cha hay tía nuôi ấy vẫn nhận nuôi cậu bé, dành tình thương trọn vẹn như con ruột. Điều đó khiến cậu bé không còn cảm thấy bơ vơ trước cuộc đời, mà cảm nhận được sự yêu thương ấm áp. Với tấm lòng lương thiện, trái tim nhân đạo, người cha đã khiến cho người đọc cảm phục mạnh mẽ. Có thể nói, con người và thiên nhiên trong đoạn trích “Rừng cháy” đã cùng nhau song hành để tạo nên bản anh hùng ca về một dân tộc mạnh mẽ, kiên cường.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 14

Trong đoạn trích “Rừng cháy”, nhà văn Đoàn Giỏi đã để lại cho em những ấn tượng sâu đậm về hình ảnh người tía nuôi của cậu bé An. Tác giả đã đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh vô cùng cấp bách và nguy hiểm. Sau khi lấy đầy mật vào hai thùng, hai cha con ngồi nghỉ dưới gốc cây tràm. Bé An đang thả hồn, mơ màng tận hưởng trong cánh rừng đại ngàn ngày nắng lên thì không khí lặng yên bị xáo động bởi tiếng máy bay gào rú. Ba chiếc tàu bay cứ thấp dần rồi nã đạn xuống rừng khiến hai cha con An không khỏi đinh tai nhức óc. Chính trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” này, người tía nuôi hiện lên với tất cả tình yêu thương dành cho con. An tuy không phải con ruột của ông, nhưng ông vẫn luôn bảo vệ, che chở. Thấy nguy hiểm ập đến, ông ra sức gọi, liên tục nhắc nhở “đừng ngóc đầu dậy nghe con”. Nhìn thấy con loay hoay tiếc hai thùng mật, ông quát to “Chạy thoát thân đã!”. Đó là những tình cảm chân thành mà ông dành cho đứa con nuôi. Để làm nổi bật tình yêu thương đó, tác giả xây dựng nhân vật bằng lời nói và hành động cụ thể. Ngoài ra, những từ ngữ địa phương được Đoàn Giỏi đưa vào tác phẩm đã làm nổi bật đặc điểm của người dân miền Tây hồn hậu, chất phác. Thông qua hình ảnh người tía, tác giả muốn thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng, gắn kết. Tóm lại, người tía nuôi đã khiến em cảm phục về một tấm lòng nhân hậu bao la.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 15

Mỗi lần đọc đoạn trích “Rừng cháy”, em không khỏi xúc động trước vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật người tía nuôi. Nếu trong “Đi lấy mật”, ông hiện lên với vẻ ngoài khỏe khoắn của người nông dân chuyên đi rừng thì ở đoạn trích này, ông lại là người cha thương con vô bờ. Để làm nổi bật điều đó, tác giả đặt ông vào tình thế hiểm nghèo, đầy rẫy rủi ro. Hai cha con đang nghỉ chân dưới gốc cây tràm sau khi lấy mật thì nghe thấy tiếng động cơ gào rú. Âm thanh tĩnh lặng của rừng núi đại ngàn bị phá vỡ bởi tiếng máy bay. Ở trong hoàn cảnh đó, tình cảm ông dành cho bé An đã trở thành điểm tựa giúp hai cha con vượt qua được sự càn quét của kẻ địch. Để tránh khỏi làn đạn đang nã xuống rừng, ông nhanh trí đẩy con nằm gí xuống cỏ. Ông hành động vô cùng thận trọng và bình tĩnh, nhắc con không được ngóc đầu. Ông liên tục cập nhật tình hình bằng những câu “Nó thả cái gì đen đen xuống kia.”, “Giặc đốt rừng, con ơi!”. Hai chữ “nghe con” chan chứa biết bao nhiêu tình thương. Nhìn thấy An tiếc thùng mật lấy được, ông quát lớn “Chạy thoát thân đã!”. Bằng cách xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động cụ thể, nhà văn đã đem đến cho người đọc cảm nhận về sự nhân hậu, can trường của người tía nuôi. Chính tình yêu thương chân thành đã giúp con người vượt qua được những hiểm nguy. Từ ngữ địa phương cũng góp phần khắc họa sự chất phác, hồn hậu của người nông dân miền Tây. Thông qua nhân vật người tía, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 16

Nhân vật người cha trong đoạn trích “Rừng cháy” là một người nông dân Nam Bộ đã góp phần làm nên linh hồn cho câu chuyện. Giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, con người xuất hiện một cách chân thực, đôn hậu như tạo nên cái hồn cho văn bản. Người tía được miêu tả qua những chi tiết hết sức chân thực, gợi nên tấm lòng nhân hậu, chất phác, bình dị của con người Nam Bộ. Với những tiếng gọi rụng rời, kinh hoàng của người cha trong những lần bom đạn giật đùng đùng đã khiến người đọc không khỏi xốn xang. Bởi chính sự tàn ác của chiến tranh đã cướp đi tất cả, nhưng bằng tấm lòng yêu thương con người của người cha đã khiến ta vô cùng cảm phục. Nỗi đau, nỗi nhớ và mất mát do quân giặc đem đến cho người cha, cho An và cho nhân dân trên khắp miền đất nước ta có bao giờ nguôi. Và chính trong những nỗi đã ấy, có những thứ tình cảm đã sưởi ấm con tim của đồng loại, làm ta vơi đi phần nào nỗi đớn đau, mất mát, và đó chính là tình cảm của người cha.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 17

Khi đọc đoạn trích “Rừng cháy”ta có thể bắt gặp hình ảnh một nông dân Nam Bộ tạo nên linh hồn của câu chuyện, cũng chính là tía nuôi của An. Người cha xuất hiện chân thật và giản dị giữa thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, vừa bình dị, vừa cao cả. Người tía trong văn bản xuất hiện qua những lần tất tả, vội vã lôi đứa con trai nuôi tháo chạy khỏi bom mìn, lửa đạn. Ở đây, ta thấy thấm đẫm tấm lòng nhân hậu, chất phác, bình dị của con người Nam Bộ. An không phải là con ruột của người tía nuôi, nhưng có lẽ ở bên cạnh tía, An phần nào cảm thấy vơi bớt đi những tủi hờn, khốn khổ của đứa trẻ mồ côi giữa những ngày chiến trinh lửa đạn. Những tiếng gọi rụng rời, đầy khủng khiếp, kinh hoàng của người cha trong những lần có bom giật khiến người đọc không khỏi xốn xang vì sự tàn ác của chiến tranh và cũng cảm phục tấm lòng yêu thương nơi người cha nghèo khổ. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát… do quân giặc đem đến cho người cha, cho An, cho nhân dân trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Và chính trong những nỗi đau ấy, có những thứ tình cảm đã sưởi ấm con tim của đồng loại, đã làm cho người ta vơi đi được phần nào đớn đau, mất mát, đó chính là sự cưu mang. Người cha trong văn bản đã khiến người đọc ấm lòng vì tính cách khẳng khái, trái tim yêu thương, đôn hậu. Có thể nói, con người và thiên nhiên trong đoạn trích “Rừng cháy” đã cùng nhau song hành để tạo nên bản anh hùng ca về một dân tộc mạnh mẽ, kiên cường.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 18

Nhân vật mà em cảm thấy yêu thích nhất trong đoạn trích “Đi lấy mật” là tía nuôi của An. Ông hiện lên là một con người giàu kinh nghiệm, từng trải trong công việc “ăn ong”. Khu rừng rộng lớn không làm khó được ông. Trên đường đi, ông luôn đi trước để dẫn đường. Những hành động như: “Lâu lâu ông lại vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc, ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi” cho thấy ông đã rất quen thuộc với khu rừng này. Bởi vậy, ông có thể đoán được hướng gió, hay tìm được nơi ong làm tổ. Bên cạnh đó, tía nuôi của An còn hiện lên là một người cha giàu tình yêu thương, rất quan tâm đến con cái. Chỉ cần nghe tiếng thở, ông đã biết An mệt. Ông đã bảo các con dừng lại ăn cơm và nghỉ ngơi: “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi…”. Tuy chỉ được khắc họa qua vài chi tiết, nhưng nhân vật này đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 19

Nhân vật người cha – tía nuôi của cậu bé An là một người mà tôi rất ấn tượng trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi. Từ đoạn trích “Đi lấy mật”, ông hiện lên với một ngoại hình khoẻ khoắn, điểm xuyết là những chi tiết nhỏ thể hiện sự tinh tế, chăm sóc con của mình. Và ở trong đoạn trích “Rừng cháy”, tính cách ấy lại càng được thể hiện rõ ràng hơn. Câu chuyện kể về hành trình quay trở về của hai cha con An sau khi lấy được mật, ngỡ tưởng con đường về sẽ đầy ắp sự yên ả, vui vẻ. Nhưng đột nhiên, có một tiếng động lớn từ khắp rừng, đó chính là ba chiếc máy bay địch và chúng đã thả một cái gì đó đen đen xuống mặt đất. Ngay lập tức, tía nuôi nói với An: “Nằm xuống mau”. Điều này chứng tỏ, ông là một người rất nhanh trí và có khả năng quan sát rất tốt. Quả không hổ danh là người con của rừng núi, am hiểu đời sống cũng như hoàn cảnh lúc bấy giờ. Trong tình thế khá nguy hiểm như vậy, tía nuôi An hành động rất thận trọng và bình tĩnh, ông còn bảo An: “Chắc là bom lép, đừng ngóc đầu dậy nghe con!”. Hai chữ “nghe con” khiến người đọc cảm nhận được rất sâu sắc tình cảm mà tía nuôi dành cho An, đó chính là tình cảm gia đình, gắn bó, đầy yêu thương. Khi biết được giặc đốt rừng, ông lại một lần nữa xử lí tình huống rất khéo léo. Tía nuôi bảo An chạy thoát thân trước, bỏ lại hai thùng mật mía và cùng động viên An và bản thân mình “Cố lên. May ra còn kịp …” Đối với tía nuôi, tính mạng con người luôn là quan trọng nhất và chúng ta cần phải thật nhanh và cố gắng vượt qua nghịch cảnh. Tóm lại, nhân vật tía nuôi đã để lại trong em nhiều suy nghĩ về con người và cuộc sống, ông là một tấm gương vượt qua khó khăn, nghịch cảnh đời thường mà chúng ta không thể nào quên.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 20

Nhân vật người tía trong đoạn trích “Rừng cháy” là một nông dân Nam Bộ đã góp phần tạo nên linh hồn của câu chuyện. Giữa cái nền thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, con người xuất hiện với sự chân thật, đôn hậu như tạo nên cái hồn cho văn bản. Người tía trong văn bản xuất hiện qua những lần tất tả, vội vã lôi đứa con trai nuôi tháo chạy khỏi bom mìn, lửa đạn. Ở đây, ta thấy thấm đẫm tấm lòng nhân hậu, chất phác, bình dị của con người Nam Bộ. An không phải là con ruột của người tía nuôi, nhưng có lẽ ở bên cạnh tía, An phần nào cảm thấy vơi bớt đi những tủi hờn, khốn khổ của đứa trẻ mồ côi giữa những ngày chiến trinh lửa đạn. Những tiếng gọi rụng rời, đầy khủng khiếp, kinh hoàng của người cha trong những lần có bom giật khiến người đọc không khỏi xốn xang vì sự tàn ác của chiến tranh và cũng cảm phục tấm lòng yêu thương nơi người cha nghèo khổ. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát… do quân giặc đem đến cho người cha, cho An, cho nhân dân trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Và chính trong những nỗi đau ấy, có những thứ tình cảm đã sưởi ấm con tim của đồng loại, đã làm cho người ta vơi đi được phần nào đớn đau, mất mát, đó chính là sự cưu mang. Người cha trong văn bản đã khiến người đọc ấm lòng vì tính cách khẳng khái, trái tim yêu thương, đôn hậu. Có thể nói, con người và thiên nhiên trong đoạn trích “Rừng cháy” đã cùng nhau song hành để tạo nên bản anh hùng ca về một dân tộc mạnh mẽ, kiên cường.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 21

Khi mỗi lần được đọc lại đoạn trích “Rừng cháy”, trong lòng tôi tôi cảm xúc lại ùa về mà xúc động bởi vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật người tía nuôi. Nếu trong “Đi lấy mật”, nhân vật được xây dựng với vẻ ngoài khỏe khoắn của một người nông dân chuyên đi rừng mà không biết thấm mật thì ở trong đoạn trích này, ông lại được xây dựng với hình tượng một người cha thương con vô bờ bến. Để làm nổi bật hơn chi tiết này, tác giả đã đặt ông vào một tình thế hiểm nghèo với đầy rẫy rủi ro. Hai cha con đang nghỉ trưa tại một gốc cây cây tràm trong không khí tĩnh lặng, nhưng sau khi lấy mật thì bất giác nghe thấy tiếng của động cơ máy bay kêu gào rú, âm thanh tĩnh lặng của rừng núi đại ngàn bỗng nhiên bị phá vỡ bởi tiếng máy bay. Ở trong hoàn cảnh đó, tình cảm cha con mà ông dành cho bé An đã trở thành điểm tựa giúp cho hai cha con có thể. Vượt qua được sự càn quét của máy bay kẻ thù trên không. Để tránh khỏi làn mưa bom đạn lạc đang nã xuống rừng, ông nhanh trí đẩy con nằm gí xuống cỏ, rồi ông hành động vô cùng thận trọng và bình tĩnh, nhắc con không được ngóc đầu. Hai chữ “nghe con” từ ông chan chứa biết bao nhiêu tình thương. Bằng cách xây dựng nhân vật qua lời nói và hành động cụ thể, nhà văn đã đem đến cho người đọc cảm nhận về sự nhân hậu, dũng cảm và can trường của người tía nuôi. Dường như, chính tình yêu thương chân thành đã giúp con người vượt qua được những hiểm nguy. Từ ngữ địa phương cũng góp phần khắc họa sự chất phác, hồn hậu của người nông dân miền Tây, đại diện là người tía của An. Thông qua tác phẩm, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 22

Trong đoạn trích “Rừng cháy”, nhà văn Đoàn Giỏi đã để lại cho độc giả những ấn tượng sâu đậm về hình ảnh người tía nuôi của cậu bé An. Tác giả đã đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh vô cùng cấp bách và nguy hiểm, sau khi lấy đầy mật vào hai thùng, hai cha con ngồi nghỉ dưới gốc cây tràm. Bé An đang thả hồn, mơ màng tận hưởng trong cánh rừng đại ngàn ngày nắng lên thì không khí lặng yên của núi rừng bỗng bị xáo động bởi tiếng máy bay gào rú. Ba chiếc tàu bay cứ thấp dần rồi nã đạn liên hồi xuống rừng khiến hai cha con An không khỏi đinh tai nhức óc. Chính trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” này, người tía nuôi hiện lên với tất cả tình yêu thương dành cho con, An tuy không phải con ruột của ông, nhưng ông vẫn luôn bảo vệ, che chở. Thấy nguy hiểm ập đến, ông ra sức gọi, liên tục nhắc nhở “đừng ngóc đầu dậy nghe con”, nhìn thấy con loay hoay tiếc hai thùng mật, ông quát to “Chạy thoát thân đã!”. Đó là những tình cảm chân tình mà ông dành cho đứa con nuôi. Để làm nổi bật tình yêu thương đó, tác giả xây dựng nhân vật bằng lời nói và hành động cụ thể. Ngoài ra, những từ ngữ địa phương được Đoàn Giỏi đưa vào tác phẩm đã làm nổi bật đặc điểm của người dân miền Tây hồn hậu, chất phác, bình dị. Thông qua hình ảnh người tía nuôi của bé An, nhà văn muốn thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng, gắn kết.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 23

Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, nhân vật tía nuôi của An là người mà tôi yêu thích nhất. Ông là một người giàu kinh nghiệm, từng trải trong công việc “ăn ong”, và khu rừng rộng lớn không làm khó được ông. Ông luôn đi trước để dẫn đường và những hành động như dùng dao rừng sắc phá để cắt bỏ những cành cây gai đang cản trở đường đi cho thấy ông rất quen thuộc với khu rừng này. Ông có thể đoán được hướng gió hay tìm được nơi ong làm tổ. Bên cạnh đó, tía nuôi của An cũng là một người cha giàu tình yêu thương, rất quan tâm đến con cái. Khi thấy An mệt mỏi, ông đã dừng lại để các con có thể ăn cơm và nghỉ ngơi. Ông luôn lắng nghe tiếng thở của các con và biết khi nào nên dừng lại. Ông bảo các con dừng lại và nghỉ ngơi cho đến khi An đỡ mệt và ăn cơm xong mới tiếp tục đi. Tuy chỉ được miêu tả qua vài chi tiết đơn giản, nhưng nhân vật tía nuôi của An đã hiện lên rất đầy đủ và gợi lên trong tôi nhiều ấn tượng. Nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích “Đi lấy mật” đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc. Dù chỉ được tác giả khắc họa qua vài chi tiết đơn giản nhưng nhân vật này đã vô cùng thân thiết và đầy tình cảm.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 24

Người tía nuôi trong đoạn trích “Rừng cháy” đã để lại cho em nỗi xúc động trước tình cảm cha con gần gũi, thiêng liêng trong những năm tháng kháng chiến ác liệt của dân tộc. Người tía hiện lên với tình yêu thương vô bờ dành cho cậu bé An, mặc dù bé không phải con ruột nhưng ông vẫn luôn bảo vệ, chở che cậu trước lần càn quét của địch ở rừng. Để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật, tác giả Đoàn Giỏi đã đặt tía nuôi vào hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, môt hôm, khi hai cha con vào rừng lấy mật. Rừng núi đại ngàn “hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng”, hai cha con đang nghỉ trưa dưới gốc tràm thì bầu không khí tĩnh lặng bị phá vỡ bởi “tiếng động cơ gào rú chuyển động rung trời”, ba chiếc tàu bay của địch đang nã từng đợt súng và thả bom xuống rừng, tía nuôi nhanh chóng gọi “An ơi! Nằm xuống mau. Chẳng chờ con đáp lại, ông vội đẩy con nằm gí xuống cỏ, bảo An “đừng ngóc đầu dậy nghe con!”, chính hành động bảo vệ con của ông diễn ra vô cùng nhanh chóng và dứt khoát, càng làm nổi bật sự dũng cảm và tình yêu thương vô bờ đối với An. Bên cạnh đó, mỗi lời nói như “An ơi!”, “Chắc là bom lép, đừng ngóc đầu dậy nghe con!”, “Giặc đốt rừng, con ơi!”, mỗi câu nói đều chan chứa biết bao thương mến của ông dành cho người con chẳng phải máu mủ ruột rà. Nhìn thấy thằng bé tiếc hùi hụi thùng mật mà cả hai cha con phải vất vả lấy được, ông quát lớn “Chạy thoát thân đã!”, rồi “vất cái nón đang đội trên đầu xuống, tay chỉ cầm chiếc nỏ lôi tôi chạy ngược hướng gió, nơi ngọn lửa bắt đầu tràn đến chúng tôi” để kéo An khỏi chỗ nguy hiểm. Hình ảnh người tía nuôi với sự gan dạ, chất phác và giàu tình yêu thương đã được nhà văn xây dựng thông qua từng lời nói, hành động cụ thể. Trong tác phẩm, tác giả còn sử dụng hệ thống từ ngữ địa phương giàu sắc thái biểu cảm nhằm khắc họa sự chất phác, hồn hậu, bình dị của người miền Tây. Có thể thấy, tình yêu thương của tía nuôi đã giúp An vượt qua được nỗi sợ hãi trước cái chết cận kề và thông qua đó, tác giả bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca tình cảm gia đình thiêng liêng.

*****

Trên đây là hơn 24 mẫu Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mật lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

5/5 - (9 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button