Học TậpLớp 7

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật (14 mẫu)

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật bao gồm hướng dẫn viết cùng 14 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật

Dàn ý Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật

1. Mở đoạn:

Bạn đang xem: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật (14 mẫu)

– Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích và nhân vật.

– Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

2. Thân đoạn:

* Nêu đặc điểm của nhân vật An:

– Yêu thiên nhiên và có những cảm nhận tinh tế, sâu sắc.

– Ham học hỏi, tìm hiểu mọi thứ xung quanh.

– Ngoan ngoãn, lễ phép và tràn đầy tình yêu thương.

* Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

– Xây dựng nhân vật thông qua lời nói và hành động cụ thể.

– Ngôi kể thứ nhất góp phần khắc họa nhân vật một cách chân thực, sinh động.

– Ngôn từ trong sáng, hình ảnh gần gũi, quen thuộc của người dân miền Tây Nam Bộ.

* Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:

– Thông qua nhân vật An, tác giả muốn bày tỏ tình yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống vùng Nam Bộ.

3. Kết đoạn:

– Khái quát và đánh giá về nhân vật.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 1

Qua văn bản Đi lấy mật ta thấy một cậu bé nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và ưa khám phá. Cậu bé có những suy nghĩ, quan sất và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc. Những hành động “chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi bơi xuồng đi mượn; đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật; reo lên khi thấy bầy chim đẹp…” cho thấy một tâm hồn thuần khiết, trong sáng. Cậu luôn suy nghĩ về những điều má nuôi đã dạy, về thằng Cò và đôi khi cậu lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh bởi cái gì cũng không biết. Sau một chặng đường mệt mỏi, cậu vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật. Bên cạnh đó, An có khả năng quan sát rất tinh tế. Qua con mắt của cậu, rừng U Minh hiện lên thật hoang sơ, hùng vĩ. Như vậy, An là một cậu bé nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và thích khám phá.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 2

Cậu bé An trong đoạn trích “Đi lấy mật” là một cậu bé tinh nghịch, thích khám phá và khám phá thế giới xung quanh mình. Với sự ngây thơ và hồn nhiên của một đứa trẻ, An luôn muốn tìm hiểu, khám phá mọi thứ và không ngần ngại bước vào những cuộc phiêu lưu mới. An thậm chí còn không ngại đụng độ, chen ngang vào giữa một bầy ong mật, chỉ để có thể chứng kiến những điều kỳ diệu trong thế giới tự nhiên. Dù là một cậu bé hồn nhiên và tinh nghịch, An lại rất biết suy nghĩ. An luôn nhớ về những lời dạy của mẹ nuôi, những điều mà không thể tìm thấy trong sách giáo khoa. An còn suy nghĩ về thằng Cò, một cậu bé sinh sống ở vùng sông nước, mà An nghĩ rằng có lẽ đang sống trong một thế giới khác, khác với thế giới của An. An còn mang trong mình nhiều trạng thái cảm xúc, đôi khi sợ bị coi thường, không dám hỏi bởi cái gì cũng không biết. An không chỉ là một cậu bé tinh nghịch, mà còn là một cậu bé có mắt nhìn tinh tế và sâu sắc. An có khả năng quan sát và cảm nhận tất cả những thứ xung quanh mình. Với An, rừng U Minh được miêu tả như một nơi sống động và hoang sơ đầy trù phú, với những loài vật và cây cối tuyệt đẹp, và sự giao thoa giữa nắng, mây, và các yếu tố tự nhiên khác. Từ đó, ta có thể thấy được An là một cậu bé tò mò, sáng tạo và rất yêu thiên nhiên.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 3

Từ văn bản “Đi lấy mật”, chúng ta thấy một cậu bé đầy nghịch ngợm nhưng đầy hứng thú với việc học hỏi và khám phá. Cậu bé có những suy nghĩ và quan sát sâu sắc, và rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá. Những hành động như “chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi bơi xuồng đi mượn; đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật; reo lên khi thấy bầy chim đẹp” cho thấy một tâm hồn trong sáng và thuần khiết của đứa trẻ. Cậu luôn suy nghĩ về những điều mẹ nuôi đã dạy và về thằng Cò, và đôi khi cậu có những suy nghĩ của người lớn khi không dám hỏi về một điều gì đó vì sợ bị khinh thường. Sau một chặng đường vất vả, cậu vui vẻ reo lên và rút ra những điều quý giá khi nhìn thấy được bầy ong mật. Ngoài ra, An còn có khả năng quan sát rất tinh tế. Từ con mắt của cậu, rừng U Minh hiện lên với vẻ hoang sơ và hùng vĩ. Vậy An là một cậu bé tinh nghịch nhưng ham học hỏi và đam mê khám phá những điều mới lạ.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 4

Đoạn trích “Đi lấy mật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi đã tạo cho độc giả một ấn tượng sâu sắc với nhân vật An. Tác giả đã khắc họa An với những nét tính cách đối lập, tạo nên một nhân vật phong phú và đầy sức sống. Điểm đặc biệt của An chính là tính cách hồn nhiên, trong sáng của một đứa trẻ. Những hành động như: “chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi bơi xuồng đi mượn; đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật; reo lên khi thấy bầy chim đẹp” cho thấy được sự tinh thần tự do và niềm vui sáng tạo của An. Không chỉ vậy, An còn là một đứa trẻ ham học hỏi, tìm hiểu mọi thứ xung quanh. An luôn suy nghĩ về những điều má nuôi đã dạy, về những điều thằng Cò nói và có muôn vàn câu hỏi. Những câu hỏi này cho thấy An có tinh thần tò mò, ham muốn khám phá những điều mới lạ xung quanh mình. Ngoài ra, An còn có khả năng quan sát tinh tế. Dưới đôi mắt của An, rừng U Minh hiện lên thật hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng thật trong lành, đẹp đẽ. Với những đặc điểm độc đáo này, An được coi là nhân vật chính của tác phẩm và là một trong những nhân vật được yêu thích nhất. Nhân vật An đã tạo cho độc giả một cảm giác gần gũi, thân thiết, cùng những suy nghĩ, hành động và tình cảm đầy xúc động, đem lại cho độc giả những cảm xúc thật kì diệu.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 5

Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, tác giả đã vô cùng tài tình khi khắc họa nhân vật An với nét tính cách đặc trưng. An là một đứa trẻ vô cùng hồn nhiên và trong sáng. Những hành động và lời nói của An khi đi lấy mật cùng má nuôi và thằng Cò cho thấy sự tò mò, ham học hỏi và tinh thần phiêu lưu của một đứa trẻ. An luôn tìm kiếm và khám phá mọi thứ xung quanh mình, và không ngừng đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về những điều mới lạ. An còn có khả năng quan sát tinh tế, và từ con mắt của An, rừng U Minh hiện ra với sự hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng thật trong lành và đẹp đẽ. Tác giả đã tạo nên một nhân vật đa chiều và sâu sắc, khiến người đọc dễ dàng cảm thông và đồng cảm với An. Trong số các nhân vật trong truyện, An được đặt vào vai trò là nhân vật chính, với sự xuất hiện và tương tác nhiều nhất trong câu chuyện. Những tình huống và trải nghiệm An trải qua cũng giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về bản chất của nhân vật này. An là một đứa trẻ có tài năng và tâm hồn trong sáng, đầy tình cảm và năng lượng tích cực, khiến cho độc giả không thể không yêu thích và cảm kích với nhân vật này.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 6

An là nhân vật chính trong đoạn trích “Đi lấy mật”. Được mô tả là một cậu bé ngây thơ, nghịch ngợm nhưng rất ham học hỏi và khám phá. An là một đứa trẻ tinh nghịch và luôn tìm cách khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống. Tuy nhiên, An không chỉ đơn thuần là một đứa trẻ tinh nghịch, mà còn rất thông minh và có khả năng quan sát sâu sắc. An luôn học hỏi những bài học mới và luôn quan tâm đến những điều xung quanh mình. An đã học được rất nhiều điều từ tía nuôi và thằng Cò trong hành trình đi lấy mật. Ngoài ra, An cũng là một đứa trẻ có khả năng quan sát tinh tế và sâu sắc. Dưới con mắt của An, cảnh rừng U Minh hiện lên sống động và hoang sơ, tràn đầy sức sống. An có khả năng quan sát và hiểu được những điều xung quanh mình một cách rõ ràng và sâu sắc. Tóm lại, An là một nhân vật trong sáng, hồn nhiên nhưng cũng rất thông minh và tò mò. An có tinh thần tìm hiểu và khám phá, cùng với khả năng quan sát sắc bén và sâu sắc. Những đặc điểm này đã giúp cho An học hỏi được rất nhiều trong hành trình đi lấy mật cùng với tía nuôi và thằng Cò.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 7

Xuất hiện trong đoạn trích “Đi lấy mật”, cậu bé An tuy có hơi tinh nghịch, quậy phá theo đúng lứa tuổi nhưng lại vô cùng tinh tế, hiểu chuyện và ngoan ngoãn. Vì chiến tranh, cậu không may bị lạc mất gia đình của mình nhưng bù lại cậu lại có gia đình bố mẹ nuôi vô cùng yêu thương mình. Trước hết, An có những hành động rất ngây thơ và hồn nhiên và dí dỏm: “chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé…; đảo mắt khắp nơi tìm bầy ong mật; reo lên khi thấy chim đẹp…”. Hồn nhiên nhưng trong cậu lại là một đứa bé hiểu chuyện và thông minh. Cậu luôn nhớ về những lời má nuôi dạy, những điều mà không có ở trong sách giáo khoa. Cậu còn cẩn thân ghi chép lại những gì mình đã học được kinh nghiệm đi lấy mật ong. An suy nghĩ về thằng Cò, một cậu bé của vùng sông nước. Cũng có đôi khi An lặng im vì sợ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh bởi cái gì cũng không biết. Cậu bé tinh nghịch ấy có những trạng thái, cảm xúc vô cùng đáng yêu. Cậu vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá khi nhìn thấy bầy ong mật dù đã thấm mệt mỏi sau một quãng đường đi. Không chỉ có vậy, dưới con mắt nhạy cảm và tinh tế của nhân vật An, bức tranh thiên nhiên rừng U Minh hiện lên vô cùng đa dạng và sinh động, hội tụ đầy đủ hình ảnh và âm thanh của núi rừng có động vật, thực vật và cả những âm thanh sống động của lũ chim ca,…Tất cả tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp vô cùng!

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 8

Có thể thấy, nhân vật An trong đoạn trích ” Đi lấy mật” đã để lại nhiều ấn tượng trong bạn đọc. Trước hết, An là một nạn nhân của chiến tranh bởi cậu bé ấy đã bị lạc mất gia đình từ nhỏ và trở thành đứa trẻ lang thang. Thật may mắn rằng, cậu được bố mẹ Cò cưu mang và được họ nhận nuôi. An tưởng rằng sẽ thiếu vắng tình cảm gia đình nhưng khi sống với gia đình Cò, cậu được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị. An nổi bật với trí thông mình của mình với những hiểu biết, cảm nhận vô cùng nhạy cảm và tinh tế. Với tình yêu thiên nhiên, thông qua cái nhìn của nhân vật An, rừng U Minh hiện lên tràn đầy nhựa sống, có sự kết hợp giữa vẻ đẹp đa sắc của các loài cây, loài động vật cũng như các âm thanh sống đồng nơi đây khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như nó bao qua một lớp thủy tinh. Rõ ràng cậu bé là người rất nhạy cảm và có khả năng quan sát sự vật xung quanh vô cùng sâu sắc và tinh tế. Không chỉ vậy, An còn là một cậu bé hiểu chuyện, ngoan ngoãn với tất cả mọi người đặc biệt là với cha mẹ. Dưới sự săn sóc của cha mẹ nuôi, An đã học được rất nhiều bài học quý báu đặc biệt học hỏi được nhiều kinh nghiệm về đi rừng, cách nhận biết được bầy ong, láy mật bằng cách quan sát nhành cây, hướng gió. Cậu bé ham học hỏi ấy đã chịu khó quan sát, học hỏi và chiêm nghiệm về cho mình những kinh nghiệm về cách lấy mật, nuôi ong ở khắp nơi trên thế giới như những ” thợ làm mật” lành nghề. Quả thực, An là một cậu bé thông minh, ngoan ngoãn, hiểu biết, thích quan sát và dành cho thiên nhiên một tình yêu thật đặc biệt.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 9

Khi đọc đoạn trích “Đi lấy mật”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật An. Tác giả đã khắc họa nhân vật này hiện lên với những nét tính cách đối lập. Trong hành trình đi lấy mật cùng tía nuôi và thằng Cò, tác giả đã khắc họa An đã lời nói, hành động, suy nghĩ. Những hành động như “chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi bơi xuồng đi mượn; đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật; reo lên khi thấy bầy chim đẹp…” cho thấy được sự hồn nhiên, trong sáng của một đứa trẻ. Không chỉ vậy, An còn là một đứa trẻ ham học hỏi, tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Điều đó thể hiện qua việc cậu luôn suy nghĩ về những điều má nuôi đã dạy, về những điều thằng Cò nói và có muôn vàn câu hỏi “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở mả?”, “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”, “Ủa, tại sao vậy má?”.. . Không chỉ vậy, An còn có khả năng quan sát tinh tế. Qua con mắt của cậu, rừng U Minh hiện lên thật hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng thật trong lành, đẹp đẽ. Có thể thấy, An là nhân vật chính của tác phẩm, tôi rất yêu thích nhân vật này.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 10

Nhân vật chính trong đoạn trích “Đi lấy mật” là An. Đó là một cậu bé ngây thơ, nghịch ngợm nhưng cũng rất ham học hỏi, khám phá. Trong hành trình đi lấy mật cùng với tía nuôi và Cò, An đã có được một nhiều nghiệm thú vị. Nhà văn đã khắc họa nhân vật này qua nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết, An cũng giống như bao đứa trẻ khác, nghịch ngợm nên đã có những hành động như: “ Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé; Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật; Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp; Ngước nhìn tổ ong như cái thúng… ”. Hồn nhiên là vậy nhưng An vẫn biết suy nghĩ, ham tìm hiểu. Cậu luôn nhớ về lời má nuôi dạy về cách lấy mật, lời thằng Cò nói về cách xem ong, về sân chin… Khi nghe má nuôi dạy cách lấy mật, nếu không hiểu gì, An lại hỏi ngay: “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở má?”, “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”, “Ủa, tại sao vậy má?”… Bên cạnh đó, không chỉ tinh nghịch và ưa khám phá, cậu còn có con mắt quan sát thật tinh tế và sâu sắc. Dưới con mắt của An, cảnh rừng U Minh hiện lên sống động và hoang sơ, trù phú. Có thể thấy rằng, cậu bé An hiện lên với vẻ hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng rất ham học hỏi, tìm hiểu.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 11

Cậu bé An trong đoạn trích ” Đi lấy mật” là một cậu bé lanh lợi, nhiều tình yêu dành cho thiên nhiên và có những quan sát đầy tinh tế, mới mẻ. Khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng vào buổi sớm dưới con mắt của nhân vật An cũng vì thế mà trở nên độc đáo, với không gian yên tĩnh, ánh sáng trong ắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm. Trời không có gió, không khí mát lạnh bởi hơi nước sông ngoài, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thỏa mộc thở ra từ bình minh. Không chỉ vậy, An còn là một cậu bé lẽ phép và vô cùng ham học hỏi, thể hiện qua cách xưng hô ngoan ngoãn với cha mẹ nuôi là tía và má. Những hành động của cậu bé với tía và má vô cùng lễ phép và cậu luôn thể hiện thái độ trân trọng và biết ơn. Cậu bé ấy luôn muốn khám phá về việc lấy mật ong, học hỏi từ ba mẹ nuôi của mình đồng thời tích góp cho mình những kinh nghiệm quý báu từ họ. Rõ rằng, mặc dù bị lạc mất gia đình từ nhỏ nhưng cậu bé An luôn đối mặt với cuộc sống một cách tích cực, ngây thơ và được săn sóc bởi một gia đình bố mẹ nuôi giàu tình yêu thương.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 12

An là nhân vật chính trong đoạn trích “Đi lấy mật”, được trích từ tác phẩm “Đất rừng phương Nam”. Trong đó, An được xây dựng hình tượng là một cậu bé ngây thơ, nghịch ngợm và rất ham học hỏi. Với tính cách nghịch ngợm, An đã có những hành động như: chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé và ngước nhìn tổ ong như cái thúng. Nhưng An cũng có tính cách suy nghĩ, luôn tò mò và ham tìm hiểu. An nhớ lời má nuôi dạy về cách lấy mật và lời thằng Cò nói về cách xem ong. Mặc dù ham học hỏi, nhưng đôi khi An cũng lấy làm sợ, không dám hỏi về những điều mới vì sợ bị khinh thường Ngoài ra, An còn có con mắt quan sát tinh tế và sâu sắc. Dưới ánh mắt của An, rừng U Minh trở nên sống động và hoang sơ, tràn đầy sự trù phú. Với tính cách này, An là một nhân vật rất thú vị và hấp dẫn trong câu chuyện. Tóm lại, An là một nhân vật có tính cách nghịch ngợm, hồn nhiên và trong sáng nhưng cũng rất ham học hỏi và tò mò. An có con mắt quan sát tinh tế và sâu sắc, giúp An nhìn thấy rừng U Minh với đầy đủ chi tiết và sự trù phú. Các đặc điểm tính cách của An đã được tác giả khắc họa rất tài tình và sắc nét, tạo nên một nhân vật đầy màu sắc và thú vị trong câu chuyện.

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 13

Cậu bé An trong đoạn trích Đi lấy mật là một cậu bé tinh nghịch nhưng lại tinh tế và ưa khám phá. Cậu bé có những hành động rất ngây thơ và hồn nhiên: “chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé…; đảo mắt khắp nơi tìm bầy ong mật; reo lên khi thấy chim đẹp…”. Hồn nhiên là thế nhưng cậu lại rất biết suy nghĩ. Cậu luôn nhớ về những lời má nuôi dạy, những điều mà không có ở trong sách giáo khoa. Cậu suy nghĩ về thằng Cò, một cậu bé của vùng sông nước. Cũng có đôi khi cậu lặng im vì sợ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh bởi cái gì cũng không biết. Cậu có những trạng thái, cảm xúc rất đỗi đáng yêu. Cậu vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá khi nhìn thấy bầy ong mật dù đã thấm mệt mỏi sau một quãng đường đi. Không chỉ tinh nghịch và ưa khám phá, cậu còn có con mắt quan sát thật tinh tế và sâu sắc. Dưới con mắt của An, cảnh rừng U Minh hiện lên sống động và hoang sơ, trù phú. Nó có sự kết hợp giữa vẻ đẹp của các loài vật, các loài cây cũng như những sự vật của thiên nhiên: nắng, mây…

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật- Mẫu 14

Trong đoạn trích “Đi lấy mật” (từ tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”), nhà văn Đoàn Giỏi đã khắc họa thành công nhân vật cậu bé An. An hiện lên với những đặc điểm, phẩm chất tốt đẹp khiến người đọc không thể quên. Bằng cách sử dụng ngôi kể thứ nhất cho đoạn trích, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng U Minh đã được hiện ra dưới góc nhìn vô cùng tinh tế của cậu bé An. Rừng U Minh thật hoang sơ và tươi đẹp, trong không khí trong lành của buối sáng sớm đi lấy mật ông của ba cha con An. Cậu bé ấy còn cảm nhận cảnh quan xung quanh bằng cả thính giác khi nghe thấy “chim hót líu lo” và bằng cả khứu giác với mùi hương tràm ngọt lan khắp cánh rừng. Động vật trong rừng cũng được miêu tả một cách rất chân thật qua con mắt của An, cậu thấy “Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng” đang biến mình thành nhiều màu rực rỡ, rồi “Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới” và cả “Chim áo già màu nâu, chim manh manh mỏ đỏ bóng như màu thuốc đánh móng tay, lại có bộ lông xám tro điểm những chấm trắng chấm đỏ li ti rất đẹp mắt”, khiến An phải thốt lên với Cò rằng: “Chim đẹp quá cò ơi”. Qua những cảm nhận tinh tế của An, có thể thấy, cậu bé còn là một người có tình yêu thiên nhiên vô cùng lớn, bởi chỉ có những người yêu thiên nhiên như cậu bé mới có thể cảm nhận cảnh quan xung quanh một cách đặt biệt như vậy . An còn là một chú bé rất hồn nhiên và tinh nghịch giống như bao đứa trẻ khác. Cậu bé “chen vào giữa” tía nuôi và Cò, rồi “quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn của nhà ai ngoài xóm bìa rừng từ chiều hôm qua”. Khi đi tìm tổ ong, cậu bé rất hăng hái, đảo mắt khắp mọi nơi. Hình ảnh một cậu bé hồn nhiên tinh nghịch của An như xoa dịu đi nỗi xót xa của người đọc về hoàn cảnh lạc mất gia đình của cậu. Tuy có hơi tinh nghịch nhưng An lại vô cùng ham học hỏi. Cậu luôn lắng nghe những lời chỉ dạy của tía và má để học hoir kinh nghiệm đi lấy mật ong, đồng thời cũng có những hành động vô cùng lễ phép với ba mẹ nuôi của mình. Cậu bé ấy cẩn thận ghi chép lại những điều mình học được, tích lũy những kinh nghiệm cho bản thân từ việc học hỏi ba mẹ nuôi. Sự thông minh của cậu được thể hiện rõ trong quá trình cậu hỏi hỏi cách lấy mật của những ” dân ăn ong” lành nghề. Qua nhân vật An, nhà văn không chỉ khắc họa thành công bức tranh rừng U Minh hùng vĩ mà còn thể hiện tình yêu trẻ thơ của mình bởi nhà văn đã truyền đạt một cách gần gũi nhất những cử chỉ, hành động và suy nghĩ của trẻ nhỏ.

*****

Trên đây là hơn 14 mẫu Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

5/5 - (17 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button