Học TậpLớp 7

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất (13 mẫu)

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất bao gồm hướng dẫn viết cùng 13 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất
Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất

Mục lục

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất- Mẫu 1

Mùa hè năm ngoái, em có dịp đi Hải Phòng cùng gia đình nên đã có cơ hội được thử món đặc sản dừa dầm nơi đây. Nó có vị mát của rau câu, vị ngọt của nước cốt dừa, vị thanh từ dừa tươi đã mang lại cho em dư vị rất khó quên.

Bạn đang xem: Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất (13 mẫu)

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất- Mẫu 2

Một sản vật đặc trưng cho vùng quê em, chính là món gỏi đu đủ ba khía. Món ăn ấy, em lần đầu được thử, là lúc theo bố mẹ vào miền Tây thăm nhà dì. Những chú ba khía, được dì Tư và các anh chị em tự mình chèo thuyền đi bắt. Sau đó đem về rửa sạch, trộn với gia vị, cà chua, ớt, chanh, đu đủ thái sợi, đậu đũa… thế là có món gỏi trộn ngon lành. Hương vị của món ăn khá lạ lẫm đối với em, nhưng khi ăn vẫn thấy rất ngon và hấp dẫn. Một phần, là bởi vì sự thịnh tình, hiếu khách của mọi người ở đó, đã làm cho món ăn quê hương thêm phần ngon hơn.

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất- Mẫu 3

Sản vật gây ấn tượng mạnh và làm em nhớ mãi đó chính là vải thiều thuộc vùng đất Thanh Hà, Hải Dương. Mùi vị đó cho đến bây giờ nhớ lại em vẫn thấy ngọt ở đầu lưỡi và có hương thơm thoang thoảng lướt qua. Vải Thanh Hà là một trong những đặc sản vô cùng nổi tiếng và đã được xuất khẩu cả trong nước và cả nước ngoài. Vải Thanh Hà không giống những loại vải khác vì quả rất tròn và đều nhau, quả nào quả ấy cũng căng mọng nước. Khi cho vào miệng, từng thớ vải ngọt thanh như tan ra trong miệng mình vậy. Đây thực sự là trải nghiệm em không bao giờ có thể quên trong những chuyến hành trình khám phá những đặc sản của tất cả các vùng miền.

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất- Mẫu 4

Cốm là đặc sản lâu đời của Hà Nội. Là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúc bát ngát xanh, mang hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ. Khi ăn cốm, phải ăn từng chút ít, thong thả, nhón từng chút một, không được phũ phàng. Cảm nhận cái tươi mát của lá non, cái chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc; thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một. Qủa thật, cốm là một món ăn đặc sản tượng trưng cho tinh hoa của đất trời.

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất- Mẫu 5

Hà Nội là địa điểm nổi tiếng với ẩm thực hấp dẫn, không chỉ đối với du khách nước ngoài mà còn lôi cuốn người Việt Nam. Nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở Hà Nội.

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất- Mẫu 6

Vải thiều thuộc vùng đất Thanh Hà, Hải Dương – một trong những đặc sản vô cùng nổi tiếng và đã được xuất khẩu cả trong nước và cả nước ngoài. Quả rất tròn và đều nhau, quả nào quả ấy cũng căng mọng nước. Khi cho vào miệng, từng thớ vải ngọt thanh như tan ra trong miệng mình. Đây thực sự là trải nghiệm em không bao giờ có thể quên trong những chuyến hành trình khám phá những đặc sản của tất cả các vùng miền

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất- Mẫu 7

Cốm là một thức quà đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Cốm được gói trong lớp lá sen, nên ít nhiều vương hương sen thãnh nhã. Phần cốm bên trong có màu xanh ngọc, có mùi thơm nhàn nhạt, rất đặc trưng của lúa ngon tơ. Nhai một chút cốm, em cảm nhận được vị ngọt thanh, không hề nhạt nhẽo, cũng chẳng ngọt lợ. Đó là vị ngọt sữa với mức độ vừa phải, đúng ý những người muốn thưởng thức một món quà thanh nhã. Cùng với đó, là sự dẻo bùi hòa quyện trong từng hạt cốm, chứa đựng bao tinh hoa đất trời và bao kì công của người làm cốm. Ăn cốm, không chỉ là thưởng thức một món ngon, mà còn là tận hưởng mùa thu của Hà Nội, của đất trời gói ghém trong từng hạt ngọc xanh.

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất- Mẫu 8

Nhắc đến vùng đất Kinh Bắc, chắc hẳn ai cũng biết đến làn điệu dân ca Quan họ. Bên cạnh đó, cũng tại vùng đất ấy có một thứ đặc sản khiến người đi xa cũng nhớ, người đến khó quên, đó là bánh phu thê. Thường thì nó hay xuất hiện vào trong đám cưới và biểu trưng cho tình cảm vợ chồng gắn kết. Bánh gồm có 2 phần phần vỏ và phần nhân. Phần vỏ thường dẻo, có màu xanh nhạt và mùi thơm của gạo. Phần nhân đơn giản chỉ là bột đậu xanh ngọt ngọt nhưng không ngán. Cả hai hòa quện với nhau tạo nên một hương vị thơm ngon khó cưỡng khiến em nhớ mãi và ao ước sẽ có cơ hội thử nó một lần nữa.

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất- Mẫu 9

Một món ăn đặc trưng của vùng quê em là món khoai deo. Để làm ra món ăn này, người ta hấp (luộc) chín khoai, rồi thái lát, đem phơi nắng cho khô và dẻo lại. Món này có thể ăn luôn hoặc đem hấp chín, vừa chắc bụng lại có thể để rất lâu. Món ăn này được làm ra để chống đói và dự trữ, bởi đặc trưng quê em là đất cát, vừa khó trồng trọt, lại nắng gay gắt, thường có bão luc. Vì vậy, món ăn này vừa mang đậm đặc trưng của vùng đất gió Lào cát trắng, vừa thấm đượm sự chịu thương chịu khó, cần kiệm của người dân quê em.

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất- Mẫu 10

Cốm là một món ăn đặc trưng, chỉ ngon nhất khi ăn vào mùa thu, nhất là mùa thu Hà Nội. Cốm được chế biến thành đa dạng các món ăn, nhưng em thích nhất vẫn là cách làm truyền thống. Những hạt cốm được rang đều tay, gói vào lá sen tươi khi còn nóng ấm. Lúc mở ra, cốm tỏa hương dịu ngọt của riêng hạt ngọc sữa lẫn với mùi sen, thơm khó tả. Miếng cốm lúc này vừa giòn ở ngoài lại dẻo bùi bên trong. Vị ngọt sữa vừa đúng mức, quyện lại trong đầu lưỡi, ngon không thể cưỡng lại được. Nếu được thưởng thức món cốm này vào một chiều thu Hà Nội, trong cái se lạnh và hanh khô thì lại càng thơm ngon hơn.

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất- Mẫu 11

Trải nghiệm của em về sản vật đặc trưng cho một vùng đất chắc chắn sẽ là một câu chuyện thú vị. Hãy để em chia sẻ một ví dụ khác về sản phẩm đặc trưng của Hà Nội – đó là “bánh mì pate Hà Nội.” Bánh mì pate Hà Nội là một món ăn đường phố phổ biến tại thủ đô nước ta. Nó thường được bán ở những quán hàng nhỏ ven đường, và có lẽ đó là một trong những món ăn đặc trưng mà người dân Hà Nội rất tự hào. Trải nghiệm của em bắt đầu khi em đến Hà Nội lần đầu. Em đã ngửi thấy hương vị thơm ngon từ những quán bánh mì pate đang pha chế bên đường. Em quyết định thử một ổ bánh mì pate để cảm nhận hương vị đặc biệt này. Khi ăn lần đầu, em bất ngờ bởi sự hòa quyện của bánh mì mềm mịn, giòn tan với lớp pate ngon béo và hương vị của gia vị. Đó thực sự là một trải nghiệm đặc biệt và khó quên. Bánh mì pate Hà Nội không chỉ là một món ăn mà còn là một phần của cuộc sống hàng ngày của người dân Hà Nội. Nó thể hiện sự đa dạng và phong phú của ẩm thực đường phố ở thủ đô. Mỗi khi em thưởng thức món này, em cảm nhận được không chỉ hương vị độc đáo mà còn sự ấm áp, thân thuộc của thành phố này. Vì vậy, bánh mì pate Hà Nội là sản phẩm đặc trưng của vùng đất này, nó thể hiện văn hóa và đặc điểm riêng của người dân Hà Nội trong việc tạo ra những món ăn ngon và độc đáo. Em rất tự hào vì đã có trải nghiệm này và hy vọng sẽ được quay lại Hà Nội để thưởng thức nó một lần nữa

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất- Mẫu 12

Nói đến đặc sản của đất Thái Bình thì không thể không nhắc tới bánh cáy. Đây vốn là thức bánh dân dã với hương vị rất đặc trưng được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người dân làng Nguyễn, xưa kia còn được dùng như một sản vật để tiến vua.

Bánh cáy có nguồn gốc từ làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Khi ăn, người thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt, bùi, lại có chút béo đan xen cùng với độ giòn, lại vừa dẻo vừa dai. Thú vị hơn nữa là lại được nhâm nhi bên ấm trà xanh nóng trong tiết trời se se lạnh, vị trà ấm kết hợp với vị cay nóng của gứng trong miếng bánh sẽ khiến người ăn cảm thấy ấm dạ, khoan khoái.

Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng bánh cáy được làm từ con cáy bởi trong dân gian cũng có truyền thuyết cho rằng bánh cáy là do thần cáy ở biển ban cho. Tuy nhiên, trên thực tế, bánh cáy là một loại bánh được làm từ gạo nếp, vừng, lạc kết hợp thêm các loại lá, quả để tạo ra các màu trắng, xanh, vàng cho miếng bánh. Có thể nói, đây là loại bánh rất đặc trưng mà ngoài Thái Bình ra không nơi nào có được.

Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất- Mẫu 13

Thành phố Nam Định nhỏ bé, nhưng văn hóa ẩm thực ở đây lại vô cùng phong phú, nào phở bò Nam Định, bánh gai Bà Thi, kẹo sìu châu, bánh nhãn Hải Hậu, bánh cuốn làng Kênh, nem nắm Giao Thủy, bánh mỳ Ba Lan, nào xíu báo, xôi xíu lạp xưởng, bánh mỳ pate,…Những món ăn đơn giản, mộc mạc như chính đất thành Nam, nhưng nếm thử rồi chắc chắn sẽ nhớ mãi.

Ắt hẳn, món phở bò Nam Định đã quá quen thuộc với nhiều thực khách, nhưng cái món xôi xíu lạp xưởng ( hay còn gọi xôi xíu) của đất thành Nam này vẫn còn xa lạ với nhiều người.

Cũng chẳng biết món xôi xíu này xuất hiện ở Nam Định từ bao giờ, chỉ biết rằng, khắp các đường của thành phố bạn chắc chắn sẽ dễ dàng tìm thấy món xôi này. Sẽ thấy những cô bán hiền lành, vồn vã bên cái bàn kê cao cao, bày đủ món xôi, chè, sữa đậu… Giống như xôi trứng, xôi ruốc, xôi lạp xưởng,… xôi xíu lạp xưởng là món xôi trắng, dùng kèm với thịt xá xíu, lạp xưởng, và nước sốt thịt nhưng nó vẫn tạo nên một phong vị riêng, mà không thứ xôi nào có được.

Nam Định vốn nổi tiếng với đặc sản gạo Hải Hậu. Gạo làm món xôi xíu này cũng là loại gạo nếp thật ngon, hạt tròn, căng mọng, để xôi được thành thứ xôi dẻo thơm, đượm vị nắng, đượm vị quê. Thịt xíu ăn kèm, phải được tẩm ướp vừa vặn, nạc và mềm. Lạp xưởng chủ yếu được mua ngoài, nhưng đều phải chọn loại ngon đậm đà. Và điều làm nên sức hút riêng của món xôi xíu thành Nam này, có lẽ chính là nhờ thứ nước sốt thịt thơm ngon, mà mỗi hàng, thường có một bí quyết riêng.

Trộn đều bát xôi, nếm thử một miếng, bạn sẽ thấy, mùi vị thịt xíu, hòa quyện với lạp xưởng, gạo nếp dẻo thơm, vị cay cay của tiêu, nước sốt thịt ngọt, lại đậm đà, dùng thêm một ly sữa đậu nành, cũng đủ để bạn bắt đầu một ngày mới.

*****

Trên đây là hơn 13 mẫu Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng cho một vùng đất lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

5/5 - (7 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button