Hồ sơ xét tuyển đại học gồm những gì? Hồ sơ xét tuyển học bạ gồm những gì?
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Hồ sơ xét tuyển đại học gồm những gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Hồ sơ xét tuyển đại học gồm những gì?
Trước khi giải đáp về hồ sơ xét tuyển đại học bao gồm những gì chúng ta cần biết thêm một số thông tin sau:
- Các thí sinh là học sinh lớp 12 sẽ mua và nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại trường THPT mà mình đang theo học
- Đối với các thí sinh tự do sẽ thực hiện mua hồ sơ tại các nhà sách hoặc mua trực tiếp tại phòng Giáo dục và Đào tạo của địa phương nơi mình sinh sống. Đồng thời các thí sinh tự do cũng sẽ tiến hành đăng ký dự tuyển tại phòng giáo dục nơi mình sinh sống để thuận tiện hơn.
- Khi làm thủ tục dự thi, thí sinh cần có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Nếu trường hợp bị mất chưa kịp làm lại sẽ được cấp một mã số gồm 12 ký tự để dễ dàng trong việc quản lý dự thi.
- Thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển phải có email hoặc số điện thoại khi đăng ký.
Dưới đây là thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học gồm những gì, mời mọi người tham khảo:
Bạn đang xem: Hồ sơ xét tuyển đại học gồm những gì? Hồ sơ xét tuyển học bạ gồm những gì?
Đối với thí sinh là học sinh lớp 12
Hồ sơ bao gồm:
- 02 phiếu đăng ký dự tuyển (phiếu số 1 và phiếu số 2)
- Bản photo Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân.
- 02 ảnh 4×6 cm. Phía sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh.
- 01 ảnh để dán vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT.
- 02 phong bì đã dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
Đối với thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT
Các thí sinh tự do chưa tốt nghiệp sẽ bao gồm: Các thí sinh đã dự thi THPT Quốc gia nhưng chưa đỗ tốt nghiệp và các thí sinh không đủ điều kiện dự thi THPT Quốc gia các năm trước. Vậy các thí sinh cần chuẩn bị hồ sơ đăng kí xét tuyển đại học bao gồm những gì? Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- 02 phiếu ĐKDT giống nhau
- 02 ảnh 4×6 cm đựng trong một phong bì nhỏ. Chú ý sau ảnh phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh. Ngoài ra, phải có thể 1 ảnh để dán vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT.
- Bản photocopy 2 mặt Chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Bản photo phải trên 1 mặt giấy A4
- 02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao);
- Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp
- Giấy xác nhận điểm do trường xác nhận
- Thí sinh tự do bị mất học bạ THPT bản chính có nguyện vọng dự thi phải có xác nhận lại bản sao học bạ được cấp
- Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nhưng không có học bạ THPT đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào đại học phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục
Đối với các thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT
Đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT thì hồ sơ xét tuyển đại học cần những gì? Tham khảo để cập nhật đúng nhất các giấy tờ sau:
- 2 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau
- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao)
- 2 ảnh cỡ 4×6 cm
- 2 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
- CMT nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân công chứng
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển Đại học
Các thông tin về hồ sơ nộp xét tuyển đại học gồm những gì đã được chia sẻ ở trên. Nội dung phần này chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người các ghi phiếu đăng ký dự thi đúng nhất.
Mục SỞ GDĐT… MÃ SỞ: Thí sinh thực hiện phần đăng ký dự thi tại sở giáo dục nào thì ghi tên sở giáo dục đó vào. Sau đó điền 2 chữ số biểu thị mã của sở đó vào ô trống tiếp theo. Mã này cần phải đúng theo quy định mã sở.
Mục Số phiếu: Thí sinh không ghi mục này, bỏ trống
Mục 1. Họ và tên viết tên đúng theo giấy khai sinh, lưu ý viết bằng chữ in hoa có dấu. Giới tính: số 1 là nữ, số 0 là nam.
Mục 2: Ghi đúng ngày tháng năm sinh như giấy khai sinh. Lưu ý phần năm sinh chỉ viết 2 số cuối.
Mục 3:
a) Nơi sinh của thí sinh cần ghi rõ tên tỉnh hoặc thành phố, nếu thí sinh được sinh ở nước ngoài thì chỉ cần ghi rõ tên quốc gia.
b) Dân tộc phải ghi đúng theo giấy khai sinh.
c) Quốc tịch nước ngoài thì đánh dấu (X).
Mục 4: Ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên phải, ba ô đầu để trống đối với mẫu chứng minh nhân dân cũ, đối với chứng minh nhân dân mới hoặc căn cước công dân ghi đủ 12 số vào các ô
Mục 5: Các thí sinh cần tra cứu tại nơi đăng ký dự thi thông tin đúng nhất về mã tỉnh, huyện, xã nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú. Các mã số thuộc khu vực I theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo.
Mục 6: Ghi tên trường và địa chỉ đến huyện (quận), tỉnh (thành phố) của trường vào dòng kẻ chấm. Ghi mã tỉnh nơi trường đóng vào 2 ô đầu, ghi mã trường vào 3 ô tiếp theo (mã trường ghi theo quy định của Sở GDĐT, nếu mã trường có 1 chữ số thì 2 ô đầu tiên ghi số 0, nếu mã trường có 2 chữ số thì ô đầu tiên ghi số 0).
Mục 7: Ghi rõ điện thoại, email. Đối với thí sinh có yêu cầu điều chỉnh đăng ký xét tuyển tuyển sinh trực tuyến, cần đăng ký số điện thoại di động cá nhân (của mình) để được cấp mật khẩu sử dụng một lần (OTP) qua tin nhắn đảm bảo cho sự bảo mật khi đăng ký xét tuyển trực tuyến.
Mục 8: Thí sinh phải ghi rõ thông tin của người liên hệ: họ tên; số điện thoại; địa chỉ xóm (số nhà), thôn (đường phố, ngõ ngách), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố). Địa chỉ này đồng thời là địa chỉ nhận Giấy báo trúng tuyển nếu thí sinh trúng tuyển.
Mục 9: Thí sinh có nguyện vọng lấy kết quả dự thi để xét tuyển sinh đại học; cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non thì đánh dấu (X) vào ô bên cạnh.
Mục 10: Thí sinh bắt buộc phải đánh dấu (X) vào một trong 2 ô để biểu thị rõ thí sinh học theo chương trình THPT hay chương trình GDTX.
Mục 11: Đối với thí sinh tự do phải đánh dấu (X) vào một trong 2 ô để phân biệt rõ là thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT hay đã tốt nghiệp THPT (tính đến thời điểm dự thi).
Mục 12: Thí sinh đăng ký dự thi tại Hội đồng thi nào thì ghi tên Hội đồng thi và mã Hội đồng thi do Bộ GDĐT quy định vào vị trí tương ứng.
Mục 13: Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp ĐKDT tại trường đó. Các đối tượng khác nộp ĐKDT tại các địa điểm do Sở GD&ĐT quy định. Mã đơn vị ĐKDT ghi theo hướng dẫn của nơi nhận ĐKDT.
Mục 14: Đối với thí sinh hiện đang là học sinh lớp 12 (chưa tốt nghiệp THPT) phải đăng ký bài thi tại điểm a, thí sinh không được phép chọn các môn thi thành phần ở điểm b.
Mục 15: Đối với thí sinh có nguyện vọng miễn thi ngoại ngữ hoặc đăng ký để xét tuyển sinh. Thí sinh cần ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều kiện được miễn thi. Hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ và các loại chứng chỉ ngoại ngữ để đăng ký xét tuyển theo yêu cầu của trường ĐH, CĐ. Đối với loại chứng chỉ có ghi điểm thi (điểm toàn bài thi), thí sinh phải ghi điểm vào ô “Điểm thi”, Ví dụ:
Mục 16: Thí sinh đã dự thi THPT năm trước, nếu có những bài thi/môn thi đủ điều kiện bảo lưu theo quy định. Thí sinh muốn bảo lưu điểm của bài thi/môn thi nào thì ghi điểm bài thi/môn thi đó vào ô tương ứng.
Lưu ý: Đối với bài thi tổ hợp, thí sinh được quyền bảo lưu kết quả của từng môn thi thành phần nếu đủ điều kiện. Để bảo lưu điểm toàn bài của bài thi tổ hợp nào, thí sinh phải ghi điểm của tất cả các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đó).
Mục 17: Thí sinh tự xác định đối tượng ưu tiên, ghi đúng ký hiệu các đối tượng ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và văn bản hướng dẫn. Nếu khai thiếu trung thực sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành. Thí sinh thuộc diện ưu tiên phải nộp đủ giấy tờ, minh chứng hợp pháp cho trường khi đến nhập học.
Mục 18: Đối với thí sinh dự thi có mục đích xét tuyển ĐH, CĐ cần ghi mã khu vực vào ô trống như sau: Khu vực 1 (KV1) điền chữ số 1, Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) điền 2NT, Khu vực 2 (KV2) điền chữ số 2, Khu vực 3 (KV3) điền chữ số 3.
Mục 19: Ghi theo hướng dẫn trên phiếu ĐKDT.
Mục 20: Đối với thí sinh thi với mục đích lấy kết quả để xét học liên thông lên/sang cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, đại học cần đánh dấu (X) vào ô đã tốt nghiệp ở bậc học nào tương ứng: Đã tốt nghiệp trung cấp (TC) hoặc Đã tốt nghiệp cao đẳng (CĐ) hoặc Đã tốt nghiệp đại học (ĐH).
Mục 21: Mục này dành cho thí sinh có nguyện vọng xét tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Để ghi thông tin ở mục này, thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của trường có nguyện vọng học được đăng tải trên trang thông tin của các trường để có thông tin đăng ký chính xác về mã trường, mã ngành/nhóm ngành, tên ngành/nhóm ngành, tổ hợp môn xét tuyển.
Hồ sơ xét tuyển học bạ gồm những gì?
Hồ sơ xét tuyển học bạ gồm những gì?. Một bộ hồ sơ dùng để xét tuyển học bạ thpt thường bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Phiếu đăng ký xét tuyển học bạ theo mẫu của trường.
– Học bạ THPT bản sao được công chứng.
– Bằng tốt nghiệp THPT (nếu có) hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản sao có công chứng).
– Chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng.
– Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
– Phong bì dán tem và được ghi đầy đủ địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh.
– Ảnh 3×4 (4 chiếc) và ảnh 4×6 (2 chiếc).
– Lệ phí xét tuyển theo từng trường.
Phiếu đăng ký xét tuyển học bạ
Phiếu đăng ký xét tuyển học bạ của các trường đại học thường sẽ bao gồm những nội dung sau:
A – Thông tin cá nhân
– Họ tên: Tên theo giấy khai sinh, viết bằng chữ in hoa có dấu.
– Giới tính: Nam hoặc Nữ.
– Số CMND: Theo CMND hoặc thẻ căn cước.
– Ngày cấp / Nơi cấp: Theo đúng CMND.
– Ngày, tháng, năm sinh: Theo đúng giấy khai sinh.
– Nơi sinh: Tên tỉnh hoặc thành phần nơi sinh ra. Nếu sinh ở nước ngoài ghi tên nước theo tiếng Việt.
– Quốc tịch / Dân tộc: Theo giấy khai sinh.
– Hộ khẩu thường trú: Thí sinh được ưu tiên theo đối tượng hoặc khu vực liên quan đến hộ khẩu thường trú nên phải khẳng định hộ khẩu trên 18 tháng.
– Địa chỉ liên hệ / Di động / Email: Cung cấp chính xác để nhà trường liên hệ.
– Nơi học THPT hoặc tương đương:
Tên trường được ghi vào từng ô
Mã tỉnh của trường được ghi vào 2 ô đầu, mã trường 3 ô tiếp theo. Mã trường theo quy định của Sở GD – ĐT. Mã trường một chữ số thì hai ô đầu điền số 0, hai chữ số thì ô đầu điền 0.
– Năm tốt nghiệp: Ghi đúng năm tốt nghiệp của mình.
– Đối tượng ưu tiên tuyển sinh: Khoang tròn đúng ký hiệu đối tượng ưu tiên theo quy định. Không thuộc đối tượng nào thì thí sinh để trống.
– Khu vực ưu tiên: Khoanh tròn vào khu vực ưu tiên.
B – Thông tin đăng ký xét tuyển
Nguyện vọng: Thí sinh sẽ được chọn nguyện vọng theo thứ tự.
– Xếp loại học lực lớp 12: Theo học bạ THPT.
– Tổ hợp xét điểm: Ghi rõ tên môn học.
– Điểm trung bình môn lớp 12: Theo học bạ THPT.
– Tổng điểm: cộng điểm của ba môn trên.
Cách làm hồ sơ xét tuyển học bạ
Sau khi bạn đã lựa chon được trường đại học mà mình muốn học. Việc tiếp theo bạn băn khoăn đó là cách làm hồ sơ xét tuyển học bạ. Đừng lo lắng về vấn đề này, tất cả trên các trang web của nhà trường đều sẽ có thông tin đính kèm các hướng dẫn bạn làm hồ sơ xét tuyển bằng học bạ. Nếu bạn không tìm thấy trên trang của nhà trường bạn có thể tìm kiếm thông qua các kênh youtobe. Sẽ có rất nhiều video chia sẻ và hướng dẫn cho bạn làm hồ sơ xét tuyển học bạ chi tiết nhất.
Thông thường, các yêu cầu trong bộ hồ sơ cần có những gì bạn của các trường đại học đều giống nhau. Năm nay, đã có rất nhiều trường đại học đã sử dụng xét tuyển học bạ bằng online. Bạn chỉ cần đăng nhập thông tin và điền đầy đủ chính xác các mục mà nhà trường yêu cầu là bạn có thể nộp học bạ một cách nhanh chóng và tiện lợi. Vì thế bạn không cần quá lo lắng cách làm hồ sơ xét tuyển học bạ như thế nào?.
Lưu ý trong cách làm hồ sơ xét tuyển đại học bằng học bạ
Cách làm hồ sơ xét tuyển đại học bằng học bạ tưởng chừng là đơn giản những có những chú ý sau đây bạn đọc nên biết để tránh ghi sai sót thông tin không đáng có trong quá trình xét tuyển đại học của mình nhé.
– Học bạ không hợp lệ: là những trường hợp học bạ không đầy đủ thông tin cả ba năm học 10,11,12. Học bạ bị thiếu trang, không có chữ ký và dấu của ban giám hiệu nhà trường,… Với những học bạ photo cần phải có công chứng của xã, huyện, thị trấn nơi mình đang học tập và sinh sống
– Phiếu đăng ký xét tuyển học bạ điền sai/ thiếu các thông tin như: số căn cước ( chứng minh thư), số điện thoại, địa chỉ người liên hệ. Điền sai tổ hợp môn xét tuyển vào ngành,
Một số lưu ý khác học sinh cần tránh để không bị mắc phải khi làm hồ sơ xét tuyển đại học bằng học bạ. Trong hồ sơ các em không nộp bản tốt chính học bạ và bằng tốt nghiệp ( chỉ được nộp bản sao có công chứng).
Cách làm hồ sơ xét tuyển đại học bằng học bạ bạn có thể tham khảo từ một số anh chị đi trước, hoặc tìm kiếm trên các phương tiện truyền thông để có thể tham khảo cho bản thân.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Hồ sơ xét tuyển đại học gồm những gì. Mọi thông tin trong bài viết Hồ sơ xét tuyển đại học gồm những gì? Hồ sơ xét tuyển học bạ gồm những gì? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp