Học TậpLớp 9Soạn văn 9

Soạn văn 9 bài Tôi và chúng ta

ND chính

Đoạn trích đã làm nổi bật vấn đề đổi mới trong sản xuất, đem lại lợi ích cho đất nước và mọi người. Thông qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng muốn phát triển, cần phá bỏ cách suy nghĩ lạc hậu, mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động.

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 180 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Bạn đang xem: Soạn văn 9 bài Tôi và chúng ta

Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 180 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

– Mâu thuẫn: cuộc đấu tranh âm thầm nhưng dai dẳng và không kém phần gay gắt giữa cái mới và cái cũ. 

=> Ý nghĩa: Cần mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 180 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

– Tình huống: Khi tình hình xí nghiệp ngày càng đi xuống, giám đốc đã giải quyết bằng những biện pháp táo bạo. Đó cũng chính là lời tuyên chiến với phe của Nguyễn Chính.

– Mâu thuẫn: tiên tiến, dám nghĩ dám làm và bảo thủ, máy móc.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 180 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Tính cách của các nhân vật:

– Giám đốc Hoàng Việt là một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, táo bạo, dám nghĩ dám làm.

– Lê Sơn cũng là một kỹ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi.

– Phó giám đốc Nguyễn Chính tiêu biểu cho loại người bảo thủ nhưng cũng rất khôn ngoan, nhiều mánh khoé.

– Quản đốc Trương là người suy nghĩ và làm việc như cái máy, thiếu tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với chị em công nhân.

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 180 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Cuộc đấu tranh trong Tôi và chúng ta là cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới. Đó là vấn đề nóng bỏng của thực tiễn đời sống sinh động. Tuy gay go nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ. 

Luyện tập

Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch:

Mâu thuẫn kịch trong đoạn trích phát triển thăng cấp qua các giai đoạn. Đầu tiên, giám đốc Hoàng Việt triển khai thông báo kế hoạch mới của mình bằng cách đặt câu hỏi cho Lê Sơn, Nguyễn Chính để chỉ ra tính hợp lý và khả thi của kế hoạch. Tuy nhiên, ngay sau đó, kế hoạch liên tục vấp phải sự cản trở của các thành viên khác trong xí nghiệp như phó giám đốc, bà trưởng phòng tài vụ và quản đốc. Nhưng với sự kiên quyết, tinh thần dám nghĩ, dám làm dựa trên cơ sở phục vụ cho lợi ích của công nhân xí nghiệp thì Hoàng Việt và Lê Sơn đã tiếp tục theo đuổi kế hoạch đổi mới phương thức kinh doanh của xí nghiệp trong sự ủng hộ của công nhân.

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Tôi và chúng ta

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 9

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button