Học TậpLớp 7Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Mùa phơi sân trước SGK Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo

Nội dung chính

Văn bản là một văn bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước. Qua văn bản, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây.


Câu 1

Bạn đang xem: Soạn bài Mùa phơi sân trước SGK Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc văn bản tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả và gọi tên tình cảm, cảm xúc ấy

Lời giải:

– Một số từ ngữ, hình ảnh: “Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại. Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kì mời gọi trong sân thiên hạ”; “chuối xiêm chín cây sẵn ngoài vườn, lột vỏ phơi một nắng, rồi đem ép mỏng. Không như cá khô rủ rê bọn ruồi nhặn đến mức phải đốt nằm nhang cắm nơi đầu gió để xua đuổi chúng, mật chuối tươm ướt rượt chỉ mê dụ quyến rũ lũ ong. Kéo tới dập dìu, lảo đảo bay đậu như say, những con ong sa đà ở giàn phơi cho đến khi những miếng chuối ép mỏng bắt đầu khô quắt, vàng óng như vừa nướng trên than hồng”, “Nhận ra trên giàn cũng phơi những thân phận người. Ngó qua khoảng sân đã rợp những cây mồng gà, vạn thọ biết ai ăn Tết lớn ai chịu đìu hiu, như ngó qua cái sào phơi quần áo biết nhà ai đông nhà ai đơn chiếc, ai khá giả ai nghèo. Nắng gió khiến mọi niềm vui nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường”, “chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, cứ chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi. Hụt hơi, chới với”,…

– Đó là tình cảm, cảm xúc: yêu mến, nhớ nhung, bồi hồi, xao xuyến,… với những món ăn mang hương vị quê nhà, đồng thời là niềm thương đối với những mảnh đời nghèo khó

Câu 2

Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Nêu lên suy nghĩ của bản thân về chất trữ tình trong văn bản

Lời giải:

– Dòng hồi tưởng của nhân vật tôi với những tình cảm, cảm xúc, tâm trạng khác nhau.

– Khung cảnh thiên nhiên và cảnh vật trong kỷ niệm về mùa phơi sân trước

– Ngôn từ giàu cảm xúc, giàu tính tạo hình kết hợp cùng giọng điệu tâm tình, thủ thỉ

=> Chất trữ tình được thể hiện rõ qua những cảm xúc, suy nghĩ nhân văn của tác giả kết hợp với những hình ảnh miêu tả chân thực, mộc mạc song vẫn đầy chất thơ đối với quê hương

Câu 3

Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Dựa vào phần tri thức Ngữ văn và suy nghĩ của bản thân em, cảm nhận về cái “tôi” của tác giả.

Lời giải:

Cái tôi tinh tế, rất chân thực, nhẹ nhàng mà sâu lắng, nhạy cảm và giàu tình yêu thương, trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ thời ấu thơ của mình

Câu 4

Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc văn bản, xác định chủ đề và nêu lý do

Lời giải:

– Chủ đề: đưa đến hình ảnh giàn phơi đặc biệt phong phú vào tháng Chạp của một miền quê nghèo ở Nam Bộ, qua đó tác giả thể hiện tình yêu thương sâu sắc đối với cảnh vật quê hương và thân phận con người

– Xác định dựa vào: nhan đề văn bản, từ ngữ, hình ảnh, các ý, các câu, các đoạn được triển khai trong văn bản

Câu 5

Câu 5 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Hướng dẫn giải:

Dựa vào văn bản và phần tri thức Ngữ văn, nêu đặc điểm của tản văn có trong văn bản

Lời giải:

– Hình thức: văn bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước.

– Chất trữ tình: được tạo nên từ chính hình ảnh thiên nhiên cùng những cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc của tác giả

– Cái tôi của tác giả vô cùng tinh tế, nhạy cảm.

– Ngôn ngữ: giản dị, quen thuộc, sinh động và mang hơi hướng trữ tình

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Mùa phơi sân trước

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button