Địa lí 10 Kết nối tri thứcHọc TậpLớp 10

Địa lí 10 Bài 33 Kết nối tri thức: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ | Soạn Địa 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCSBinhChanh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Địa lí lớp 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Mở đầu trang 91 Địa lí 10: Dịch vụ là gì? Dịch vụ gồm những ngành nào? Dịch vụ có vai trò và đặc điểm gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ?

Trả lời:

Bạn đang xem: Địa lí 10 Bài 33 Kết nối tri thức: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ | Soạn Địa 10

* Khái niệm: Là những hoạt động mang tính xã hội, sản phẩm phần lớn là vô hình (phi vật chất) thỏa mãn nhu cầu trong sản xuất và đời sống

* Cơ cấu: đa dạng phức tạp, xuất hiện nhiều ngành mới:

– Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, bán buôn, bán lẻ…

– Dịch vụ tiêu dùng: Y tế, giáo dục, thể dục thể thao, bưu chính viễn thông, du lịch…

– Dịch vụ công: Hành chính công, thủ tục hành chính

* Vai trò

– Vai trò kinh tế:

+ Giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra thông suốt, hiệu quả cao, giảm rủi ro.

+ Thúc đẩy sự phân công lao động, hình thành cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế hợp lí, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Tăng thu nhập quốc dân và thu nhập cá nhân.

– Về xã hội: Giúp các lĩnh vực đời sống xã hội, sinh hoạt công cộng diễn ra thuận lợi, nâng cao đời sống con người.

– Môi trường: Góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

– Tăng cường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế

* Đặc điểm:

– Khó đánh giá chất lượng, quy mô cung cấp dịch vụ.

– Quá trình sản xuất và tiêu dụng dịch vụ thường diễn ra đồng thời.

– Sự phát triển khoa học công nghệ làm thay đổi hình thức, cơ cấu, chất lượng ngành dịch vụ.

* Nhân tố ảnh hưởng:

– Vị trí địa lí.

– Nhân tố tự nhiên.

– Nhân tố kinh tế xã hội có ý nghĩa quan trọng.

1. Cơ cấu

Câu hỏi 1 trang 91 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy trình bày cơ cấu ngành dịch vụ.

Trả lời:

– Cơ cấu đa dạng phức tạp, xuất hiện nhiều ngành mới:

+ Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hóa, bán buôn, bán lẻ…

+ Dịch vụ tiêu dùng: Y tế, giáo dục, thể dục thể thao, bưu chính viễn thông, du lịch…

+ Dịch vụ công: Hành chính công, thủ tục hành chính

2. Vai trò

Câu hỏi 2 trang 91 Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày vai trò của dịch vụ, nêu ví dụ minh họa.

Trả lời:

– Vai trò kinh tế:

+ Giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra thông suốt, hiệu quả cao, giảm rủi ro. Ví dụ: nhờ có giao thông vận tải thì hàng hóa mới có thể vận chuyển đi đến nơi tiêu thụ.

+ Thúc đẩy sự phân công lao động, hình thành cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế hợp lí, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ví dụ: Các ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc giúp các ngành công nghiệp phát triển, từ đó thúc đẩy công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, lao động chuyển sang làm các ngành nghề liên quan đến dịch vụ như kinh doanh, môi giới… làm chuyển dịch cơ cấu lao động.

+ Tăng thu nhập quốc dân và thu nhập cá nhân. Ví dụ: Du lịch đem lại thu nhập lớn cho người dân tại vùng có tài nguyên du lịch.

– Vai trò về xã hội: Giúp các lĩnh vực đời sống xã hội, sinh hoạt công cộng diễn ra thuận lợi, nâng cao đời sống con người. Ví dụ: Dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của con người: du lịch, chữa bệnh, học tập…

Vai trò về môi trường: Góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Ví dụ: nhờ có du lịch, tài nguyên du lịch tự nhiên được đưa vào khai thác hiệu quả, đem lại nguồn lợi kinh tế.

– Tăng cường toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Ví dụ: Nhờ có ngành thương mại, cụ thể là ngoại thương, các quốc gia mua bán, trao đổi hàng hóa.

3. Đặc điểm

Câu hỏi 1 trang 92 Địa lí 10: Dựa vào mục thông tin mục 3, hãy trình bày đặc điểm của ngành dịch vụ. Nêu ví dụ minh họa.

Trả lời:

– Khó đánh giá chất lượng, quy mô cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Do dịch vụ là đáp ứng nhu cầu của con người, nên chất lượng của dịch vụ phụ thuộc lớn vào độ hài lòng của khách hàng.

– Quá trình sản xuất và tiêu dụng dịch vụ thường diễn ra đồng thời. Ví dụ: Hoạt động sản xuất: dạy học và hoạt động tiêu dùng: Học bài của học sinh luôn diễn ra đồng thời

– Sự phát triển khoa học công nghệ làm thay đổi hình thức, cơ cấu, chất lượng ngành dịch vụ. Ví dụ: Khoa học kĩ thuật phát triển, ngành y tế cũng phát triển, có thể chữa được nhiều bệnh mà thời trước kia không chữa được.

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

Câu hỏi 2 trang 92 Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục 4, hãy phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ. Nêu ví dụ minh họa.

Trả lời:

– Vị trí địa lí: thu hút đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận thị trường, thực hiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Ví dụ: Việt Nam nằm ở trên đường giao thông quốc tế, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á nên thuận lợi cho xuất, nhập khẩu, giao lưu giao thương với các quốc gia khác, thực hiện hội nhập quốc tế.

– Nhân tố tự nhiên: Tác động trực tiếp tới sự phát triển và phân bố một số loại hình dịch vụ. Ví dụ: Nhờ có đường bờ biển dài, nhiều bãi tắm đẹp mà Việt Nam có thể phát triển ngành du lịch như tắm biển, nghỉ dưỡng.

– Nhân tố kinh tế xã hội có ý nghĩa quan trọng:

+ Trình độ phát triển kinh tế: quyết định định hướng, trình độ phát triển, quy mô dịch vụ. Ví dụ: Hoa Kì là nước có trình độ kinh tế cao, dân cư mức sống cao nên ngành dịch vụ rất phát triển (tài chính, ngân hàng, GTVT, du lịch…)

+ Dân số – lao động: Ảnh hưởng tới tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới dịch vụ. Ví dụ: Hà Nội là thủ đô, dân cư tập trung đông, mạng lưới dịch vụ phong phú, ngược lại những khu vực miền núi, dân cư thưa thớt, nhu cầu thấp nên ngành dịch vụ kém phát triển.

+ Vốn đầu tư, khoa học công nghệ: ảnh hưởng quy mô, trình độ phát triển dịch vụ. Ví dụ: Khoa học công nghệ ảnh hưởng đến trình độ phát triển của ngành y tế, chữa được nhiều bệnh hơn.

+ Thị trường: Hướng phát triển, tốc độ, quy mô phát triển dịch vụ. Ví dụ: Thị trường xuất, nhập khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng, đẩy mạnh ngoại thương phát triển.

Luyện tập 1 trang 92 Địa lí 10: Các lĩnh vực hoạt động: Giao thông vận tải, tư vấn pháp lí, công chứng, bảo tàng, tư vấn sức khỏe, giáo dục thuộc nhóm dịch vụ nào?

Trả lời:

Nhóm dịch vụ kinh doanh: Giao thông vận tải, tư vấn pháp lí

Nhóm dịch vụ tiêu dùng: Tư vấn sức khỏe, giáo dục

Nhóm dịch vụ công: công chứng, bảo tàng

Luyện tập 2 trang 92 Địa lí 10: Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ cơ cấu GDP thế giới phân theo ngành kinh tế năm 2000 và năm 2019. Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của ngành dịch vụ.

Bảng 33: Cơ cấu GDP thế giới theo ngành kinh tế năm 2000 và 2019 (đơn vị %)

Năm

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

2000

5.2

30.7

64.1

2019

4.2

27.6

67.9

Trả lời:

– Vẽ biểu đồ:

 Biểu đồ cơ cấu GDP thế giới theo ngành kinh tế năm 2000 và 2019

Nhận xét:

+ Tỉ trọng GDP ngành dịch vụ thế giới có sự thay đổi từ năm 2000 đến 2019.

+ Tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhẹ từ 64.1% năm 2000 lên 67.9% năm 2019, vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP.

Vận dụng trang 92 Địa lí 10: Tìm hiểu về ngành dịch vụ công ở nước ta theo gợi ý:

– Dịch vụ công gồm những lĩnh vực nào?

– Một số tiến bộ trong dịch vụ công.

Trả lời:

– Ngành dịch vụ công gồm: Hành chính công, thủ tịch hành chính: công chứng giấy tờ, làm chứng minh thư, làm giấy khai sinh, cấp sổ đỏ…

– Ngành dịch vụ công ngày nay có nhiều tiến bộ: Áp dụng khoa học, kĩ thuật, công nghệ thông tin: làm căn cước công dân có gắn chíp để hạn chế việc sử dụng nhiều loại giấy tờ, lưu trữ thông tin trên máy tính, bỏ một số thủ tục hành chính rườm rà, áp dụng giao giấy tờ đến tận nơi người dùng…

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Bài 36: Địa lí ngành du lịch

Bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng

Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu về một ngành dịch vụ

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Địa lí 10 Kết nối tri thức

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button