Địa lí 10 Chân trời sáng tạoHọc TậpLớp 10

Địa lí 10 Bài 32 Chân trời sáng tạo: Thực hành tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp trên thế giới | Soạn Địa 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Địa lí lớp 10 Bài 32: Thực hành tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp trên thế giới

I. Tìm hiểu sự phát triển một số ngành công nghiệp

Bạn đang xem: Địa lí 10 Bài 32 Chân trời sáng tạo: Thực hành tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp trên thế giới | Soạn Địa 10

Câu hỏi trang 120 Địa Lí 10: Cho bảng số liệu:

Bảng 32. Sản lượng dầu mỏ và điện trên thế giới, giai đoạn 1990 – 2020

                Năm

Sản phẩm

1990

2000

2010

2020

Dầu mỏ (triệu tấn)

3157.9

3598.3

3978. 6

4165. 1

Điện (tỉ kWh)

11890.0

15109.0

21073.0

25865.3

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trên thế giới, giai đoạn 1990 – 2020.

– Lấy năm 1990 = 100%, tính tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện qua các năm.

– Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ, trục tung thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện (%), trục hoành thể hiện thời gian (năm).

b. Dựa vào biểu đồ, em hãy nhận xét tình hình tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trong giai đoạn trên.

Trả lời:

a. Vẽ biểu đồ

– Lấy năm 1990 = 100%, tính tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện qua các năm

               Năm

Sản phẩm

1990

2000

2010

2020

Dầu mỏ (triệu tấn)

100

113.9

126.0

131.9

Điện (tỉ kWh)

100

127.1

177.2

217.5

 

Giải Địa lí 10 Bài 14: Đất – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trên thế giới, giai đoạn 1990 – 2020

b. Nhận xét

Nhìn chung sản lượng dầu mỏ và điện trên thế giới đều tăng trưởng trong giai đoạn 1990 – 2020, tuy nhiên có sự khác nhau:

– Điện có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt 217,5% năm 2020, trong đó tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2000 – 2010 (từ 127,1% lên 177,2%)

– Dầu mỏ tuy tăng tưởng nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm, đạt 131,9% năm 2020. Tăng mạnh nhất trong giai đoạn 1990 – 2000 (tăng từ 100% lên 113,9%).

II. Viết báo cáo về một vấn đề của ngành công nghiệp

Câu hỏi trang 120 Địa Lí 10: Dựa vào các bản đồ trong bài 30. Địa lí các ngành công nghiệp và hiểu biết của bản thân, em hãy lựa chọn một trong những ngành công nghiệp đã học và viết báo cáo về một vấn đề của ngành công nghiệp em đã chọn.

Trả lời:

– Trữ lượng than và các loại than của ngành công nghiệp khai thác than trên thế giới:

– Trữ lượng than trên toàn thế giới cao hơn gấp nhiều lần trữ lượng dầu mỏ và khí đốt. Ước tính có trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ lượng có thể khai thác là 3.000 tỷ tấn mà 3/4 là than đá.

– Than tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu, trong đó đến 4/5 thuộc về Trung Quốc (tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc), Hoa Kỳ (chủ yếu ở các bang miền Tây), LB Nga (vùng Ekibát và Xibêri), Ucraina (vùng Đônbat), CHLB Đức, Ấn Độ, Ôxtrâylia (ở hai bang Quinslan và Niu Xaoên), Ba Lan…

– Phụ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cacbon và độ tro, người ta phân thành nhiều loại than. Mỗi loại than có những ưu, nhược điểm riêng và nhìn chung, không thể thay thế cho nhau được.

+ Than nâu là một khối đặc hay xốp, màu nâu, hiếm có màu đen hoàn toàn, thường không có ánh. Than nâu có độ cứng kém, khả năng sinh nhiệt tương đối ít, chứa nhiều tro (đôi khi đến 40%), độ ẩm cao (35%) và có lưu huỳnh (1- 2%), mức độ biến chất thấp. Khi để lâu ngày thành đống, than bị ôxi hoá, vụn ra thành bột, sinh nhiệt làm cho than tự bốc cháy. Tính chất này gây khó khăn nhiều cho việc bảo quản. Do khả năng sinh nhiệt thấp nên than nâu ít khi được vận chuyển xa, thường sử dụng trong nhiệt điện, cho sinh hoạt, hoặc biến than thành nhiên liệu dạng khí.

+ Than đá thường có màu đen, hiếm hơn là màu đen hơi nâu, có ánh mờ. Than đá rất giòn. Có nhiều loại than đá khác nhau tuỳ thuộc vào các thuộc tính của chúng. Khi đem nung không đưa không khí vào (đến 900- 1100°C), than sẽ bị thiêu kết thành một loại cốc rắn chắc và xốp.

+ Than gầy (hay nửa antraxit) hoàn toàn không bị thiêu kết, không thành cốc, mà có dạng bột, mức độ biến chất cao nhất cùng với antraxit. Than gầy được dùng chủ yếu làm nhiên liệu nồi hơi và cho các nhà máy nhiệt điện.

+ Than khí là loại than có khả năng sản ra một lượng khí thắp lớn. Sử dụng giống như than gầy.

+ Than antraxit có màu đen, ánh kim, đôi khi có ánh ngũ sắc. Đây là loại than không có ngọn lửa, cháy khó và cần thông gió mạnh mới cháy được. Nó có khả năng sinh nhiệt lớn hơn mọi loại than khác nên được dùng chủ yếu làm nhiên liệu nhiệt lượng cao. Than không tự bốc cháy nên có thể để chất đống lâu ngày, có độ bền cơ học cao, không bị vỡ vụn trong khi chuyên chở.

– Ngoài ra còn có một số loại than khác (như than bùn…), song giá trị kinh tế thấp.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 36: Địa lí ngành thương mại

Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính – ngân hàng

Bài 38: Thực hành: tìm hiểu vấn đề phát triển ngành du lịch

Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button