Địa 10 Bài 13 Cánh Diều: Thực hành Cánh Diều: Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới | Soạn Địa 10 Cánh diều
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 13: Thực hành: Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới
Chuẩn bị
– Thước kẻ, bút chì, giấy nháp,…
– Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất (hình 2.4).
Nội dung
Câu hỏi trang 49 Địa Lí 10: Quan sát hình sau:
Hình 13.1. Bản đồ các nhóm đất chính trên thế giới
Quan sát hình 2.4 và hình 13.1, hãy lập bảng theo mẫu sau để thể hiện sự phân bố của các nhóm đất chính và thảm thực vật chính trên thế giới. Rút ra nhận xét.
Bảng 13. Sự phân bố các nhóm đất và sinh vật trên thế giới
Đới khí hậu |
Nhóm đất chính |
Thảm thực vật chính |
Cực |
|
|
Ôn đới |
|
|
Nhiệt đới |
|
|
Xích đạo |
|
|
Trả lời:
Đới khí hậu |
Nhóm đất chính |
Thảm thực vật chính |
Cực |
Đất hoang mạc cực, đất đồng rêu |
Đài nguyên, rêu, địa y |
Ôn đới |
Đất pôt-dôn, đất nâu , đất xám, đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm |
Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, rừng cận nhiệt ẩm |
Nhiệt đới |
Đất đỏ, nâu đỏ, đất feralit |
Rừng nhiệt đới ẩm, rừng xavan |
Xích đạo |
Đất feralit |
Rừng xích đạo |
Câu hỏi trang 50 Địa Lí 10: Dựa vào hình 13.2 và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố vành đai đất và vành đai thực vật ở sườn tây dãy Cap-ca.
Trả lời:
– Nhận xét: Sườn Tây dãy Cap-ca lừ chân núi lên đỉnh vành đai thực vật và vành đai đất có những thay đổi nhất định và có thay đổi như sau:
+ Từ 0-500m xuất hiện rừng lá rộng cận nhiệt và đất đỏ cận nhiệt
+ Từ 500-1200m xuất hiện rừng hỗn hợp và đất nâu
+ Từ 1200m-1600m xuất hiện rừng lá kim và đất pốt dôn núi
+ Từ 1600m-2000m xuất hiện đồng cỏ núi cao và đất đồng cỏ núi
+ Từ 2000-2800m xuất hiện địa y và cây bụi và đất sơ đẳng xen lẫn đá
+ Từ 2800m trở lên có băng tuyết
– Giải thích:
+ Nguyên nhân của sự thay đổi vành đai thực vật do sự thay đổi của độ cao dẫn đến nhiệt độ giảm (theo quy luật cứ 100m nhiệt độ giảm 0.6⁰C ) và càng lên cao thì vành đai đất thay đổi dẫn theo vành đai thực vật thay đổi.
+ Nguyên nhân của sự thay đổi vành đai đất: càng lên cao nhiệt độ càng giảm dẫn đến quá trình phá hủy đá gốc diễn ra chậm dẫn đến quá trình hình thành đất kém và càng lên cao thì có các loại sinh vật khác nhau vì vậy tính chất đất cũng có sự thay đổi theo chiều cao, các nhân tố như độ dốc, độ cao, hướng sườn, hình thái đại hình cũng ảnh hưởng đến vành đai đất.
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới
Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số
Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa
Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Địa lí 10 Cánh Diều
- Địa 10 Bài 1 Cánh Diều: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 2 Cánh Diều: Sử dụng bản đồ | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 3 Cánh Diều: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 4 Cánh Diều: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 5 Cánh Diều: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 6 Cánh Diều: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều