Lịch Sử 10 Bài 16 Chân trời sáng tạo: Văn minh Chăm-pa | Soạn Lịch sử 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 16: Văn minh Chăm-pa
I. Cơ sở hình thành
Bạn đang xem: Lịch Sử 10 Bài 16 Chân trời sáng tạo: Văn minh Chăm-pa | Soạn Lịch sử 10
Câu hỏi trang 95 Lịch Sử 10: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm-pa?
Trả lời:
– Địa hình Chăm-pa phía Tây là dãy Trường Sơn, phía Đông là biển đảo, xen kẽ là dải đồng bằng nhỏ, hẹp, dọc ven biển, bị chi cắt bởi các con sông ngắn và những núi, đèo hiểm trở. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi.
=> Tác động:
+ Khó khăn: thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt.
+ Thuận lợi: thiên nhiên cũng ưu đãi cho dân cư ở đây khá nhiều nguồn lợi: lâm thổ sản, các mỏ khoáng sản và nhiều vịnh, cảng tốt.
Câu hỏi trang 95 Lịch Sử 10: Điều kiện dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm-pa?
Trả lời:
– Điều kiện dân cư:
+ Cư dân Chăm cổ gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa (Na-ri-kê-la-vam-sa) và bộ tộc Cau (Kra-mu-ka-vam-sa) được gọi chung là người Chăm, thuộc ngữ hệ Nam Đảo.
+ Cộng đồng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của người phụ nữ trong quan hệ gia đình và hôn nhân.
– Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình ba trục: cảng (phía Đông) – thành (Trung tâm) – trung tâm tôn giáo (phía Tây).
Câu hỏi trang 95 Lịch Sử 10: Nêu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Chăm-pa?
Trả lời:
– Từ thời văn hóa Sa Huỳnh (khoảng thế kỉ V TCN), thông qua tầng lớp thương nhân, chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn, tư tưởng, tôn giáo của người Chăm là Hinđu và Phật giáo, mô hình nhà nước và pháp luật Ấn Độ đã du nhập vào Chăm-pa.
– Sự tiếp thu chọn lọc những thành tựu văn minh Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiết chế chính trị và xã hội Chăm-pa, góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.
II. Thành tựu văn minh tiêu biểu
Câu hỏi trang 96 Lịch Sử 10: Nêu mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Chăm-pa cổ đại?
Trả lời:
– Mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Chăm-pa cổ đại:
+ Đứng đầu bộ máy nhà nước là vua, theo chế độ cha truyền con nối.
+ Dưới vua là hai vị đại thần (một người đứng đầu ngạch quan văn, một người đứng đầu ngạch quan võ).
+ Ở cấp địa phương là đội ngũ quan quản lí các châu – huyện – làng.
Câu hỏi trang 96 Lịch Sử 10: Nêu thành tựu về chữ viết của văn minh Chăm-pa?
Trả lời:
– Thành tựu về chữ viết của văn minh Chăm-pa:
+ Khoảng thế kỉ III, trên cơ sở tiếp nhận chữ Phạn của Ấn Độ, người Chăm đã sáng tạo ra chữ Chăm cổ, gọi là chữ A-kha Ha-y-áp.
+ Sau hơn 1000 năm sử dụng, người Chăm-pa đã hoàn thiện A-kha Ha-y-áp, trở thành A-kha Thơ-ra làm chữ viết phổ biến của vương quốc.
Câu hỏi trang 97 Lịch Sử 10: Nêu những nét chính về đời sồng vật chất của cư dân Chăm-pa?
Trả lời:
– Hoạt động kinh tế:
+ Trồng lúa, các loại cây hoa màu và bông vải; rồng được các loại lúa ngắn ngày, có khả năng chịu khô hạn.
+ Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với các nghề gạch, gốm, luyện kim, chế tạo thuỷ tinh, đóng thuyền,…
+ Người Chăm rất giỏi nghề buôn bán bằng đường biển. Thương cảng Đại Chăm, Cù lao Chàm, Thị Nại đóng vai trò quan trọng trên con đường mậu dịch biển quốc tế.
– Văn hóa ăn, mặc, ở:
+ Cư dân sống quây quần trong những nếp nhà xây bằng gỗ hoặc gạch nung, mặt trước có một hiên ở chính giữa.
+ Trang phục chính của nam gồm quần, ngoài quần váy (gọi là ka-ma), áo cánh xếp chéo, cài dây phía bên hông cùng khăn đội đầu. Phụ nữ mặc quần bên trong áo dài, đầu đội khăn.
+ Bữa ăn hàng ngày của cư dân Chăm thương là cơm, rau và cá.
Câu hỏi 1 trang 98 Lịch Sử 10: Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?
Trả lời:
– Văn học:
+ Văn học dân gian: đa dạng về thể loại, đề tài… và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn học Ân Độ.
+ Văn học viết: trường ca, gia huấn ca và thơ triết lí, thơ trữ tình,… được sáng tác bằng cả chữ Phạn lẫn chữ Chăm cổ.
– Tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng phồn thực.
+ Các tôn giáo: Ấn Độ giáo; Phật giáo Đại thừa; Hồi giáo lần lượt được du nhập vào Chăm-pa và được đông đảo nhân dân sùng mộ.
– Kiến trúc, điêu khắc:
+ Những đền tháp Chăm là một khối vững chắc xây bằng gạch, có cửa chính và cửa giả gồm nhiều tầng, xếp nếp, tầng trên lặp lại tầng dưới nhưng nhỏ dần và tụ lại thành đỉnh nhọn vươn lên cao.
+ Dấu ấn riêng biệt trong kiến trúc Chăm là kĩ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và kĩ thuật chạm trổ trên đá.
+ Những phù điêu nhấn mạnh vào từng hình tượng và khuynh hướng thiên về tượng tròn là đặc điểm giàu tính ấn tượng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khác cổ Chăm-pa.
– Âm nhạc:
+ Âm nhạc và ca múa không thể thiếu trong sinh hoạt cộng động và các dịp lễ hội truyền thống như Ri-gia Nư-ga, Ka-tê, Ri-gia Pra-ung.
+ Chế tạo nhiều loại nhạc cụ độc đáo như trống gi-neng, trống pa-ra-nưng, chiêng, kèn xa-ra-nai, lục lạc, dàn ka-nhi,…
– Phong tục tập quán:
+ Nghi lễ cưới hỏi của người Chăm chịu sự chi phối của chế độ mẫu hệ.
+ Tập tục tang ma có sự phân chia theo lứa tuổi, đẳng cấp và nguyên nhân cái chết.
Câu hỏi 2 trang 98 Lịch Sử 10: Dựa vào kiến thức trong bài và Hình 16.5, em hãy cho biết nét độc đáo của kiến trúc, điêu khắc Chăm-pa?
Trả lời:
– Nét độc đáo của kiến trúc, điêu khắc Chăm-pa:
+ Các công trình kiến trúc thường được xây bằng gạch và được kết dính bởi những vật liệu đặc biệt mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể giải đáp được. Phong cách kiến trúc thường là các tháp có nhiều tầng, xếp nếp, tầng trên lặp lại tầng dưới nhưng nhỏ dần và tụ lại thành đỉnh nhọn vươn lên cao.
+ Các tác phẩm điêu khắc thường được trạm trổ trên đá. Những phù đêu nhấn mạnh vào từng hình tượng và khuynh hướng thiên về tượng hình tròn và giàu tính ấn tượng, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật Chăm-pa.
Luyện tập và Vận dụng (trang 99)
Luyện tập trang 99 Lịch Sử 10: Lập bảng thống kê các thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?
Trả lời:
Vận dụng trang 99 Lịch Sử 10: Hãy sưu tầm, giới thiệu một di sản văn minh Chăm-pa và cho biết cảm nhận của em về di sản đó?
Trả lời:
(*) Giới thiệu: Tháp Bà Po Nagar (Khánh Hòa)
Tọa lạc trên ngọn đồi Cù Lao bên cửa sông Cái, thuộc phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; tháp Bà Ponagar là một trong những quần thể kiến trúc đền, tháp độc đáo, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử về văn hóa, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm-pa cổ, có quy mô vào loại lớn nhất còn lại ở miền Trung Việt Nam, đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1979.
1 – Tên gọi và lịch sử hình thành
Tháp Bà Ponagar còn có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Theo tiếng Chăm, “Yang” là Thần, “Po” là tôn kính, “Inư” là Mẫu, Mẹ; “Nagar” là xứ sở, đất nước”). Nơi đây xưa kia là trung tâm tôn giáo, đền thờ Nữ thần Ponagar – Bà Mẹ xứ sở của Vương quốc Chăm-pa, hiện nay Tháp Po Nagar là nơi thờ tự Thánh Mẫu Thiên Y A Na.
Tên gọi tháp Ponagar được dùng để chỉ chung cả quần thể di tích này, nhưng thực ra là tên gọi của ngọn tháp cao nhất đang thờ tượng Nữ thần Ponagar, biểu tượng linh thiêng nhất được người Chăm tôn thờ ở vị trí tối cao. Theo truyền thuyết, Bà được xem là vị Thần khai sinh ra Vương quốc Chăm-pa, khai sáng các ngành nghề và cũng là vị Thần tạo dựng nên sự sống, dạy dỗ con dân lao động mưu sinh trong cuộc sống. Các vua Chăm tôn vinh Bà là “Bà Đại Phúc”, “Người bảo hộ tối cao của vương quyền”. Đối với người Chăm, việc thờ phụng Nữ thần đã có từ lâu và tồn tại liên tục trong nhiều thế kỷ.
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, quần thể di tích tháp Bà Po Nagar được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII, dưới triều đại Panduranga – thời kỳ Hindu giáo (Ấn Độ giáo) đang phát triển rực rỡ tại Vương quốc Chăm-pa. Vào thời điểm đó, Ponagar đang là Thánh địa của miền Nam Chăm-pa.
2 – Nét chính về quần thể kiến trúc
Theo những kết quả khai quật khảo cổ học của Trường Viễn Đông Bác Cổ vào đầu thế kỷ XIX, quần thể di tích tháp Bà Po Nagar có tất cả 10 công trình kiến trúc, tuy nhiên, ngày nay chỉ còn tồn tại 5 kiến trúc được phân bố trên 3 mặt bằng (3 tầng) từ dưới lên trên gồm: Tầng thấp (Tháp cổng), tầng giữa (Khu tiền đình – Mandapa) và tầng trên cùng (Khu đền tháp).
+ Ở tầng thấp, ngang mặt đất là ngôi Tháp cổng do bị tàn phá bởi chiến tranh nên hiện chỉ còn lại một số dấu tích.
+ Ở tầng giữa là khu tiền đình gây ấn tượng với những hàng cột gạch “khổng lồ” hình bát giác còn lại khá nguyên vẹn. Theo cấu trúc xây dựng này, các nhà nghiên cứu nhận định đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái che, là nơi để các tín đồ chuẩn bị lễ vật và các nghi thức trước khi dâng cúng.
+ Tầng trên cùng là khu đền tháp với quy mô bề thế của tháp chính (tháp Đông Bắc), sự thanh thoát của tháp Nam, vẻ trữ tình của tháp Tây Bắc và chất mộc mạc của tháp Đông Nam… Các tháp đều được xây dựng một kiểu theo bình đồ hình vuông và các cửa tháp chính đều quay về hướng Đông (hướng của các vị Thần linh). Ba cửa ở ba hướng Tây, Nam và Bắc chỉ là những ô cửa giả. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn.
3 – Nghệ thuật xây dựng và chạm khắc
Nhiều nghiên cứu nhận định, quần thể tháp được xây dựng bằng chất liệu gạch nung, được chế tạo theo công nghệ riêng biệt, có độ xốp lớn, độ dẻo dai cao; hoa văn được chạm khắc tỉ mỉ, gọt đẽo trực tiếp trên mặt khối xây của tháp. Có lẽ, chính thành tựu này đã làm cho tháp Bà Ponagar trở thành một di tích mỹ thuật hiếm có. Hoàn toàn có lý khi H. Parmentier nhận xét: “người Chăm chạm gạch như chạm gỗ, đẽo đá như đẽo gỗ”. Tài liệu cổ Trung Hoa cũng từng ca ngợi người Chăm là “bậc thầy của nghệ thuật xây gạch”.
Điểm đặc biệt ở đây là những ngôi tháp gạch được xây khít mạch nhưng không nhìn thấy chất kết dính, không bị rêu phong, vẫn giữ được màu đỏ tươi theo năm tháng. Chính kỹ thuật xây tháp bằng gạch với những ngọn tháp có tuổi thọ cả nghìn năm, đã trở thành một loại hình kiến trúc độc nhất vô nhị trên thế giới. Dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chất kết dính các viên gạch được sử dụng trong quá trình xây dựng tháp nhưng bí ẩn này cho đến nay vẫn chưa được giải mã. Do đó, nơi đây còn là một điểm đến của nhiều nhà khoa học trong công cuộc tìm kiếm lời giải đáp cho những ẩn số về một thời huy hoàng của nền văn hóa Chăm-pa cổ.
(*) Nêu cảm xúc của bản thân: Trải qua bao thăng trầm cùng thời gian, sự tàn phá của thiên tai và chiến tranh, quần thể công trình tháp Bà Ponagar vẫn sừng sững tồn tại như một minh chứng cho trí tuệ, tài năng và sự sáng tạo của người Chăm, là dấu ấn sâu sắc cho sự tồn tại của một nền văn minh cổ trên mảnh đất miền Trung đầy nắng gió này.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 11: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại
Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ – trung đại
Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ – trung đại
Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Lịch Sử 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử | Soạn Lịch sử 10
- Lịch Sử 10 Bài 2 Chân trời sáng tạo: Tri thức lịch sử và cuộc sống | Soạn Lịch sử 10
- Lịch Sử 10 Bài 3 Chân trời sáng tạo: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác | Soạn Lịch sử 10
- Lịch Sử 10 Bài 4 Chân trời sáng tạo: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại | Soạn Lịch sử 10
- Lịch Sử 10 Bài 5 Chân trời sáng tạo: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ – trung đại | Soạn Lịch sử 10
- Lịch Sử 10 Bài 6 Chân trời sáng tạo: Văn minh Ai Cập cổ đại | Soạn Lịch sử 10