Tin học 7 Bài 5 Kết nối tri thức: Ứng xử trên mạng | Giải Tin học lớp 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Tin học 7 Bài 5: Ứng xử trên mạng
Bạn đang xem: Tin học 7 Bài 5 Kết nối tri thức: Ứng xử trên mạng | Giải Tin học lớp 7
1. Giao tiếp, ứng xử có văn hoá qua mạng
Hoạt động 1 trang 23 Tin học 7: Ngôn ngữ giao tiếp qua mạng
Câu 1 trang 23 Tin học lớp 7: Em biết những phương thức giao tiếp qua mạng nào? Em đã từng sử dụng những phương thức nào?
Trả lời:
Những phương thức giao tiếp qua mạng mà em biết là: gửi và nhận thư điện tử, gửi và nhận tin nhắn, nói chuyện trực tuyến thông qua các ứng dụng, trên các diễn đàn, trên mạng xã hội,…
Câu 2 trang 23 Tin học lớp 7: Theo em những đặc điểm khác nhau giữa giao tiếp gặp gỡ trực tiếp và giao tiếp qua mạng là gì?
Trả lời:
Giao tiếp qua mạng:
– Bạn có thể giao tiếp với mọi người từ các quốc gia khác nhau;
– Bạn có thể làm quen với những người quen mới mà không rời khỏi tường nhà bạn; bạn có thể bình luận vào các bài đăng của bạn bè và người lạ.
– Bạn có thể ẩn danh thể hiện suy nghĩ của mình.
Giao tiếp trực tiếp:
– Là hình thức giao tiếp mà các bên gặp gỡ trong thực tế và dùng ngôn ngữ, lời nói làm phương tiện chính để nói chuyện với nhau. Có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, ăn mặc, trang điểm… Có thể nhanh chóng biết được ý kiến của người đối thoại.
* Giao tiếp qua mạng và giao tiếp trực tiếp có một sự khác biệt đáng kể giữa chúng. Giao tiếp hầu như, người dùng Internet chú ý đến trí thông minh, sự hài hước của người đối thoại, khả năng thực hiện một cuộc trò chuyện, hình ảnh được chỉnh sửa theo ý thích của họ, và giao tiếp qua mạng có thể thể hiện những phẩm chất, tính cách không tồn tại trong đời sống thực tế.
Câu 3 trang 23 Tin học lớp 7: Tại sao có những bạn khi giao tiếp qua mạng lại thiếu văn minh hơn so với khi giao tiếp trực tiếp?
Trả lời:
Trong suy nghĩ của nhiều bạn mạng xã hội là thế giới ảo, ẩn danh. Chính vì vậy các bạn dễ dãi trong cách ứng xử giao tiếp với nhau, coi mạng xã hội như một công cụ để thể hiện cái tôi của mình, hoặc lợi dụng các diễn đàn công khai để đả kích, nói xấu, bôi nhọ lẫn nhau…
Hoạt động 2 trang 24 Tin học 7: Nên hay không nên?
Câu hỏi trang 24 Tin học lớp 7: Em hãy cùng các bạn thảo luận những điều các em nghĩ là nên và không nên làm khi giao tiếp qua mạng rồi sắp xếp vào 2 nhóm tương ứng. Các em có thể sử dụng những gợi ý sau:
a) Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng.
b) Giấu bố mẹ, thầy cô vấn đề khiến em căng thẳng, sợ hãi khi sử dụng mạng.
c) Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng,… văn minh, lịch sự.
d) Bảo vệ tài khoản các nhân trên mạng (ví dụ thư điện tử) của mình.
e) Nói bậy, nói xấu người khác, sử dụng tiếng lóng, hình ảnh không lành mạnh.
f) Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng.
g) Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.
h) Dành quá nhiều thới gian truy cập mạng, ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt của bản thân.
i) Tự chủ bản thân để sử dụng mạng hợp lí
j) Đọc thông tin trong hộp thư điện tử của người khác.
Trả lời:
Những điều các em nghĩ là nên và không nên làm khi giao tiếp qua mạng:
Nên |
Không nên |
a) Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng. |
b) Giấu bố mẹ, thầy cô vấn đề khiến em căng thẳng, sợ hãi khi sử dụng mạng. |
c) Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng,… văn minh, lịch sự. d) Bảo vệ tài khoản các nhân trên mạng (ví dụ thư điện tử) của mình. |
e) Nói bậy, nói xấu người khác, sử dụng tiếng lóng, hình ảnh không lành mạnh. g) Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép. |
f) Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng. |
h) Dành quá nhiều thới gian truy cập mạng, ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt của bản thân. |
i) Tự chủ bản thân để sử dụng mạng hợp lí |
j) Đọc thông tin trong hộp thư điện tử của người khác. |
Câu hỏi 1 trang 24 Tin học lớp 7: Cách tốt nhất em nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì?
A. Nói lời xúc phạm người đó.
B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.
C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giúp đỡ, tư vấn.
D. Đe dọa người bắt nạt mình.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Nhờ bố mẹ, thầy cô giúp đỡ, tư vấn để giải quyết. Việc làm này giúp em không còn lo lắng an tâm học tập, tránh được những suy nghĩ tiêu cực, nguy hại đến bản thân.
Câu hỏi 2 trang 24 Tin học lớp 7: Là một người ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng, em sẽ có những hành động cụ thể nào?
Trả lời:
Là một người ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng, em sẽ:
– Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng.
– Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng, … văn minh, lịch sự.
– Bảo vệ tài khoản cá nhân trên mạng (ví dụ thư điện tử) của mình.
– Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng.
– Tự chủ bản thân để sử dụng mạng hợp lí.
2. Làm gì khi gặp thông tin có nội dung xấu trên mạng
Hoạt động 3 trang 24 Tin học 7: Xử lí tình huống khi đang truy cập mạng
Câu hỏi trang 24 Tin học lớp 7: Khi em đang truy cập mạng, máy tính thỉnh thoảng lại hiện lên những trang web có nội dung bạo lực, nội dung không phù hợp với lứa tuổi của em, em sẽ làm gì?
Trả lời:
Nếu việc đó xảy ra, đóng ngay trang web đó và sử dụng phần mềm chặn truy cập trang web xấu.
Câu hỏi trang 25 Tin học lớp 7: Những cách ứng xử nào sau đây là hợp lí khi truy cập một trang web có nội dung xấu?
A. Tiếp tục truy cập trang web đó.
B. Đóng ngay trang web đó.
C. Đề nghị bố mẹ, thầy cô hoặc người có trách nhiệm ngăn chặn truy cập trang web đó.
D. Gửi trang web đó cho bạn bè xem.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B và C
Khi truy cập phải một trang web có nội dung xấu, chúng ta cần:
– Đóng ngay các trang thông tin đó.
– Nhờ người lớn cài phần mềm chặn truy cập các trang web xấu.
3. Tác hại và cách phòng tránh bệnh nghiện internet
Hoạt động 4 trang 25 Tin học 7: Nghiện internet-Biểu hiện và tác hại
Câu 1 trang 25 Tin học lớp 7: Trung bình một ngày em sử dụng máy tính bao nhiêu giờ?
Trả lời:
Trung bình một ngày em sử dụng máy tính 1,5 giờ.
Câu 2 trang 25 Tin học lớp 7: Em có chơi trò chơi điện tử và sử dụng mạng xã hội không? Nếu có thì khoảng bao nhiêu giờ một tuần?
Trả lời:
Em có sử dụng trò chơi điện tử và sử dụng mạng xã hội khoảng 3 giờ/1 tuần.
Câu 3 trang 25 Tin học lớp 7: Theo em các biểu hiện và tác hại của bệnh nghiện internet là gì?
Trả lời:
Các biểu hiện và tác hại của nghiên internet:
– Bỏ bê việc học hành để lên mạng.
– Hay thức khuya để sử dụng mạng
– Thấy tức giận, cáu kỉnh khi không được sử dụng máy tính.
– Nói dối khi có người hỏi về thời gian em truy cập mạng.
– Thích dành thời gian trên mạng hơn là với gia đình, bạn bè.
– Mất hứng thú với những hoạt động thú vị trước đây, khi em chưa sử dụng mạng.
Câu hỏi trang 26 Tin học lớp 7: Em có các biểu hiện nào trong các hành vi sau đây?
a) Bỏ bê việc học hành để lên mạng
b) Hay thức khuya để sử dụng mạng
c) Thấy tức giận, cáu kỉnh khi không được sử dụng máy tính
d) Nói dối khi có người hỏi về thời gian truy cập mạng
e) Thích dành thời gian trên mạng hơn là với gia đình, bạn bè
f) Mất hứng thú với những hoạt động thú vị trước đây, khi em chưa sử dụng mạng.
Trả lời:
Em không có các biểu hiện trên.
Hoạt động 5 trang 26 Tin học 7: Hồi sinh cây
Câu hỏi trang 26 Tin học lớp 7: Người bị bệnh nghiện Internet có thể được ví như một cái cây có nguy cơ úa tàn. Em hãy cùng các bạn trong nhóm của mình vẽ một cây tương tự như hình bên lên một tờ giấy to để tạo một tấm áp phích bằng cách vẽ thêm lá, hoa cho cây và ghi trên đó những điều nên làm để phòng tránh nghiện Internet, giúp cây xanh tươi trở lại.
Trả lời:
Các em tham khảo hình vẽ bên dưới:
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 27 Tin học lớp 7: Khi giao tiếp qua mạng, những điều nào sau đây nên tránh?
A. Tôn trọng người đang giao tiếp với mình.
B. Nói bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu
C. Kết bạn với những người không quen biết.
D. Bảo vệ thông tin cá nhân của mình.
E. Truy cập bất cứ liên kết nào nhận được.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B, E
Khi giao tiếp qua mạng, chúng ta nên tránh:
– Nói bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu vì nhiều khi những câu nói, bình luận ấy sẽ gây tổn thương người khác.
– Hạn chế kết bạn với những người không quen biết vì trên mạng có nhiều người xấu.
– Không được truy cập các liên kết lạ.
Luyện tập 2 trang 27 Tin học lớp 7: Theo em, hai hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện internet nhất?
A. Chơi trò chơi trực tuyến
B. Đọc tin tức.
C. Sử dụng mạng xã hội
D. Học tập trực tuyến.
E. Trao đổi thông tin qua thư điện tử.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A và C
Hiện nay, có rất nhiều người nghiện chơi trò chơi trực tuyến và mạng xã hội.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 27 Tin học lớp 7: Em hãy cùng một nhóm bạn của mình tạo ra một sản phẩmm (áp phích, đoạn kịch ngắn, sơ đồ tư duy, bài trình chiếu, …) về chủ đề Ứng xử trên mạng để trình bày với các bạn trong lớp.
Trả lời:
Gợi ý: Sơ đồ tư duy chủ đề “Ứng xử trên mạng”
Vận dụng 2 trang 27 Tin học lớp 7: Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ làm gì để giúp bạn?
Trả lời:
Nếu một trong những người bạn em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ: Em sẽ báo với ba mẹ bạn và cùng với ba mẹ bạn giúp đỡ bạn giảm dần thời gian tiếp xúc với mạng internet. Thường xuyên gặp gỡ bạn để chia sẻ, tâm sự và học tập cùng bạn. Giúp bạn cùng tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao ngoài giờ học.
Xem thêm lời giải bài tập Tin học lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính
Bài 7: Tính toán tự động trên trang tính
Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán
Bài 9: Trình bày bảng tính
Bài 10: Hoàn thiện bảng tính
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Tin học 7 Kết nối tri thức
- Giải Bài 9.29 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 9.30 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.33 trang 21 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.27 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.28 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.29 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống