Khoa học tự nhiên 7 Bài 16 Cánh diều: Từ trường Trái Đất | Giải KHTN 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên Bài 16: Từ trường Trái Đất
Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Bài 16 Cánh diều: Từ trường Trái Đất | Giải KHTN 7
Mở đầu trang 83 Bài 16 KHTN lớp 7: Như ta đã biết, kim nam châm tự do, khi cân bằng luôn nằm dọc theo hướng nam bắc. Từ trường nào đã tác dụng lên kim nam châm để nó luôn chỉ theo một hướng như vậy?
Trả lời:
Từ trường của Trái Đất đã tác dụng lên kim nam châm để nó luôn chỉ theo một hướng như vậy.
I. Mô tả từ trường Trái Đất
Câu hỏi 1 trang 83 KHTN lớp 7: Dựa vào hình 16.1, em hãy cho biết cực Bắc địa lí và cực từ bắc (của Trái Đất) có trùng nhau không?
Trả lời:
Cực Bắc Trái Đất và cực từ bắc Trái Đất không trùng nhau.
II. La bàn
Câu hỏi 2 trang 84 KHTN lớp 7: Khi ở trong tàu thuyền trên biển cả mênh mông, cần tìm hướng di chuyển chính xác, người ta có thể dùng dụng cụ gì?
Trả lời:
Ta có thể sử dụng la bàn để xác định chính xác hướng di chuyển của tàu thuyền.
Luyện tập trang 85 KHTN lớp 7: Ở hình 16.3, B là vị trí của ngôi nhà. Hãy xác định hướng địa lí từ tâm la bàn đến B.
Trả lời:
+ Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang, tránh xa các vật có tính chất từ.
+ Khi kim nam châm nằm ổn định (hướng nam bắc), xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ Bắc của kim nam châm.
+ Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn tới điểm B. Hướng này là 2400 (hướng Tây Nam).
Vận dụng trang 85 KHTN lớp 7: Hãy sử dụng la bàn để tìm hướng cổng trường của em.
Trả lời:
+ Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang, tránh xa các vật có tính chất từ.
+ Khi kim nam châm nằm ổn định (hướng nam bắc), xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ Bắc của kim nam châm.
+ Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn tới cổng trường. Từ đó, ta sẽ xác định được hướng của cổng trường.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài tập Chủ đề 7
Bài 17: Vai của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật
Bài 18: Quang hợp ở thực vật
Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
- Khoa học tự nhiên 7 Bài mở đầu Cánh diều: Phương pháp và kĩ năng trong học tập môn khoa học tự nhiên | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 1 Cánh diều: Nguyên tử | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 2 Cánh diều: Nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 3 Cánh diều: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập Chủ đề 1, 2 trang 26, 27 | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 4 Cánh diều: Phân tử, đơn chất, hợp chất | Giải KHTN 7