Học TậpKhoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạoLớp 7

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo: Nguyên tử | Giải KHTN 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử

Bạn đang xem: Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo: Nguyên tử | Giải KHTN 7

Mở đầu trang 14 Bài 2 KHTN lớp 7: Từ những vật thể đơn giản như cây bút, quyển vở, chai nước cho đến những công trình nổi tiếng như tháp Eiffel,… đều được tạo nên từ chất. Mỗi chất lại được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ. Những hạt đó là gì? 

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Mỗi chất lại được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ. Những hạt đó gọi là nguyên tử.

1. Mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr

Câu hỏi thảo luận 1 trang 14 KHTN lớp 7: Những đối tượng nào trong Hình 2.1 ta có thể quan sát bằng mắt thường? Bằng kính lúp? Bằng kính hiển vi?

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Quan sát bằng mắt thường: Ruột bút chì 

Quan sát bằng kính lúp: Hạt bụi trong không khí

Quan sát bằng kính hiển vi: Tế bào máu, vi khuẩn.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 14 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 2.2, em hãy cho biết khí oxygen, sắt, than chì có đặc điểm chung gì về cấu tạo?

Quan sát Hình 2.2, em hãy cho biết khí oxygen, sắt, than

Trả lời:

Khí oxygen, sắt, than chì đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, gọi là nguyên tử.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 15 KHTN lớp 7: Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Trả lời:

Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân ở bên trong và lớp vỏ tạo bởi một hay nhiều electron (kí hiệu là e) mang điện tích âm. Bên trong hạt nhân chứa các hạt proton (kí hiệu là p) mang điện tích dương.

Các electron được sắp xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo tương tự như hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Câu hỏi thảo luận 4 trang 15 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 2.5, hãy cho biết nguyên tử nitrogen và potassium có bao nhiêu

a) điện tích hạt nhân nguyên tử?

b) lớp electron?

c) electron trên mỗi lớp?

Quan sát Hình 2.5, hãy cho biết nguyên tử nitrogen và potassium

Trả lời:

 

Nguyên tử nitrogen

Nguyên tử potassium

Điện tích hạt  nhân nguyên tử

+7

+19

Lớp electron

2

4

Electron trên mỗi lớp

2/5

2/8/8/1

Câu hỏi thảo luận 5 trang 16 KHTN lớp 7: Tại sao nguyên tử trung hòa về điện?

Trả lời:

Mỗi electron mang điện tích -1, mỗi proton mang điện tích +1, mà trong nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau do đó nguyên tử trung hòa về điện.

Luyện tập 1 trang 16 KHTN lớp 7: Cho biết các thành phần cấu tạo nên nguyên tử trong hình minh họa sau:

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)Trả lời:

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 2: Nguyên tử - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

(1) Neutron

(2) Vỏ nguyên tử

(3) Electron

(4) Hạt nhân nguyên tử

(5) Proton

Luyện tập 2 trang 16 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 2.6, hãy hoàn thành bảng sau:

Số đơn vị điện tích hạt nhân

Số proton

Số electron trong nguyên tử

Số electron ở lớp ngoài cùng

?

?

?

?

Để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxygen có đủ số electron tối đa thì cần thêm bao nhiêu electron nữa?

Cho biết các thành phần cấu tạo nên nguyên tử trong hình minh họa sau

Trả lời:

Số đơn vị điện tích hạt nhân

Số proton

Số electron trong nguyên tử

Số electron ở lớp ngoài cùng

8

8

8

6

Để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxygen có đủ số electron tối đa là 8 thì cần thêm 2 electron nữa.

2. Khối lượng nguyên tử

Câu hỏi thảo luận 6 trang 17 KHTN lớp 7: Vì sao người ta thường sử dụng amu làm đơn vị khối lượng nguyên tử?

Trả lời:

Khối lượng của nguyên tử rất nhỏ, không thể cân đo dễ dàng bằng các dụng cụ bình thường (theo khối lượng g hay kg), bên cạnh đó phải sử dụng số mũ, lũy thừa âm lớn cho các đơn vị g hay kg nên không thuận tiện.Vì thế để biểu thị khối lượng nguyên tử người ta sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắt là amu (atomic mass unit).

1 amu = 1,6605 × 10-24 gam

Luyện tập trang 17 KHTN lớp 7: Quan sát mô hình dưới đây, cho biết số proton, số electron và xác định khối lượng nguyên tử magnesium (biết số neutron bằng 12)

Quan sát mô hình dưới đây, cho biết số proton, số electron

Trả lời:

Điện tích hạt nhân nguyên tử Mg là +12.

⇒ Một nguyên tử magnesium (Mg) gồm: 12 proton, 12 electron.

Khối lượng nguyên tử Mg bằng 12 + 12 = 24 amu.

(do khối lượng 1p = 1n = 1 amu).

Bài tập (trang 17)

Bài 1 trang 17 KHTN lớp 7: Em hãy điền vào chỗ trống các từ, cụm từ thích hợp sau để được câu hoàn chỉnh:

chuyển động

các electron

hạt nhân

điện tích dương

trung hòa về điện

vỏ nguyên tử

điện tích âm

vô cùng nhỏ

sắp xếp

 

Nguyên tử là hạt (1) … và (2) … Theo Rutherford – Bohr, nguyên tử có cấu tạo gồm 2 phần là (3) … (mang (4) …) và (5) … tạo bởi (6) … (mang (7) …).

Trong nguyên tử, các electron (8) … xung quanh hạt nhân và (9) … thành từng lớp.

Trả lời:

(1) vô cùng nhỏ

(2) trung hòa về điện

(3) hạt nhân

(4) điện tích dương

(5) vỏ nguyên tử

(6) các electron

(7) điện tích âm

(8) chuyển động

(9) sắp xếp

Bài 2 trang 17 KHTN lớp 7: Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử?

Trả lời:

Proton và neutron có khối lượng xấp xỉ bằng nhau (gần bằng 1 amu). Electron có khối lượng rất bé (chỉ khoảng bằng 0,00055 amu), nhỏ hơn rất nhiều lần so với khối lượng của proton và neutron. Do đó khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 5: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất

Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học

Xem thêm tài liệu Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Nguyên tử

Trắc nghiệm Bài 2: Nguyên tử

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

5/5 - (5 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button