Học TậpKHTN 6 Kết nối tri thứcLớp 6

KHTN 6 Bài 19 Kết nối tri thức: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Mục lục Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 19 Kết nối tri thức: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Câu hỏi trang 67 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Tuy có kích thước nhỏ nhưng tế bào có thể thực hiện được các quá trình sống cơ bản. Vậy tế bào được cấu tạo từ những thành phần nào và chúng có chức năng gì để có thể giúp tế bào thực hiện những quá trình sống đó?

Đáp án:

Mỗi tế bào đều được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là:

– Màng tế bào: bao bọc tế bào chất và tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường

– Tế bào chất: là nơi diễn ra các hoạt động sinh hóa của tế bào

 – Nhân: là nơi chứa vật chất di truyền và là trung tâm điều khiển các hoạt động của tế bào

à Nhờ các cấu tạo này mà tế bào có thể thực hiện được các quá trình sống.

Câu hỏi trang 67 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

1. Quan sát hình 19.1 và đọc thông tin mục I, nêu các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng.

2. Trên màng tế bào có những lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ nhỏ này là gì?

Đáp án:

1. Thành phần chính của tế bào và chức năng:

Tên thành phần

Chức năng

Màng tế bào

– Bao bọc khối tế bào chất

– Tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường

Tế bào chất

– Là nơi diễn ra các hoạt động sinh hóa của tế bào

Nhân/vùng nhân

– Là nơi chứa vật chất di truyền

– Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống cẩu tế bào

2. Những lỗ nhỏ li ti trên màng tế bào giúp tế bào có thể trao đổi chất với môi trường.

Câu hỏi trang 68 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

Tài liệu THCS Bình Chánh

Đáp án:

So sánh sự giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:

 

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Giống

– Đều có cấu tạo từ ba thành phần chính là: màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân

Khác

– Nhân không có màng bao bọc

– Chưa có hệ thống nội màng

– Các bào quan chưa có màng bao bọc

– Nhân có màng bao bọc

– Có hệ thống nội màng

– Các bào quan đã có màng bao bọc

 

Câu hỏi trang 68 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT:

1. Quan sát hình 19.3, lập bảng so sánh sự giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.

2. Những điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật có liên quan gì đến hình thức dinh dưỡng của chúng? Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật?

Đáp án:

1. So sánh tế bào thực vật và tế bào động vật

 

Tế bào động vật

Tế bào thực vật

Giống

– Đều là tế bào nhân thực

– Đều có cấu tạo từ các thành phần chính là màng tế bào, tế bào chất và nhân

Khác

– Không có thành tế bào

 

– Không bào nhỏ hoặc không có

– Không có lục lạp

– Thành tế bào được cấu tạo từ cellulose

– Không bào lớn và nhiều

– Có lục lạp

2.

– Tế bào động vật không có lục lạp nên động vật sống dị dưỡng. Tế bào thực vật có lục lạp nên sống tự dưỡng.

– Thành cellulose là cấu tạo giúp quy định hình dạng cảu tế bào và giúp tế bào đứng vững.

 

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Bài 21: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào

Bài 22: Cơ thể sinh vật

Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

Bài 24: Thực hành: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: KHTN 6 Kết nối tri thức

5/5 - (28 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button