Nguyên nhân kinh tế dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân?
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Nguyên nhân kinh tế dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Câu hỏi: Nguyên nhân kinh tế dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân?
Trả lời: Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân bắt nguồn từ địa vị kinh tế-xã hội khách quan:
Bạn đang xem: Nguyên nhân kinh tế dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân?
– Giai cấp công nhân ra đời và phát triển dưới chủ nghĩa tư bản, là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hóa cao.
– Giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống. Họ bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động.
– Địa vị kinh tế xã hội giúp cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để và có khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử, đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.
Thông tin tham khảo:
Hiểu thế nào về giai cấp công nhân ?
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất họ lao động với phương thức công nghiệp ngành càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất mang tính hoạt động là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ là người làm thuê do không có nguyên liệu sản xuất, buộc bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích của giai cấp tư sản . Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa xây dựng thành công chủ nghãi cộng sản, chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới
Đặc điểm của giai cấp công nhân
– Lao động bằng phương thức công nghiệp
– Đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến
– Có tinh thần cách mạng triệt để
– Có tổ chức, kỷ luật có tinh thần hợp tác tâm lý lao động
Địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản
Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội, lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất và luôn vận động phát triển do sự thay đổi không ngừng của công cụ lao động ở trình độ ngày càng cao. Nhưng trình độ của công cụ lao động thay đổi được là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người.Trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội với nền sản xuất đại công nghiệp ngày càng phát triển, giai cấp công nhân trở thành bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất. Lao động sống của giai cấp công nhân tạo ra phần lớn của cải vật chất cho xã hội và đóng vai trò có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Trong chủ nghĩa tư bản, do không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, giai cấp công nhân buộc phải bán sức lao động trở thành người làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề. Trong chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản chỉ có thể bóc lột được giai cấp công nhân khi họ nắm giữ, chi phối tư liệu sản xuất của xã hội. Do vậy, bằng mọi giá, giai cấp tư sản phải duy trì chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Mặt khác, giai cấp công nhân cũng chỉ được giải phóng khỏi mọi sự áp bức, bóc lột khi xoá bỏ được chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và thay thế vào đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Giai cấp tư sản bóc lột, song giai cấp công nhân là đối tượng bị bóc lột trực tiếp và nặng nề nhất. Do vậy, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân đối lập trực tiếp với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.Giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, bởi vì muốn giải phóng mình khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, giai cấp công nhân phải đấu tranh xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Nếu điều này trở thành hiện thực thì giai cấp công nhân không chỉ giải phóng mình mà còn giải phóng toàn xã hội khỏi mọi sự áp bức, bóc lột. Hơn nữa, do điều kiện làm việc và điều kiện sống chủ yếu là ở các khu công nghiệp tập trung và ở các thành phố lớn, nên giai cấp công nhân có khả năng tập hợp lực lượng, đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội.
Đặc điểm chính trị – xã hội của giai cấp công nhân
Do địa vị kinh tế – xã hội quy định khiến cho giai cấp công nhân có những đặc điểm chính trị – xã hội mà những giai cấp và tầng lớp khác không thể có được. Đó là những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Giai cấp công nhân có tính tiên phong và tinh thần cách mạng triệt để nhất. Tính tiên phong của giai cấp công nhân thể hiện ở việc nó đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến của thời đại. Do yêu cầu khách quan của việc đổi mới liên tục công nghệ của sản xuất công nghiệp, nên giai cấp công nhân phải không ngừng học tập, rèn luyện trau dồi tri thức chuyên môn kỹ thuật, nâng cao tay nghề ở trình độ ngày càng cao.Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng độc lập, được trang bị bởi lý luận tiền phong là chủ nghĩa Mác-Lênin và là lực lượng đi đầu trong mọi phong trào cách mạng xoá bỏ áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội mới tiến bộ vì hạnh phúc của con người.Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để nhất bởi vì lợi ích của họ mâu thuẫn trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Lợi ích của giai cấp công nhân chỉ thực sự được đảm bảo khi xoá bỏ triệt để chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và các hình thức tư hữu khác. Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân chỉ được giải phóng khi đồng thời giải phóng toàn xã hội khỏi mọi sự áp bức, bóc lột. Tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân còn được thể hiện trong tiến trình cách mạng không ngừng cho tới khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới.
Thứ hai: Giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.Sản xuất công nghiệp hiện đại theo dây chuyền và tính chuyên môn hoá cao độ đã khách quan rèn luyện cho giai cấp công nhân có tính tổ chức kỷ luật cao trong quá trình lao động sản xuất. Đồng thời, bản thân cuộc đấu tranh một mất một còn của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản đã tôi luyện cho giai cấp công nhân phải có ý thức tổ chức cao.
Thứ ba: Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Bản chất quốc tế của giai cấp công nhân thể hiện ở địa vị kinh tế – xã hội, ở nội dung sứ mệnh lịch sử của họ giống nhau trên toàn thế giới. Bản chất quốc tế của giai cấp công nhân có được còn xuất phát từ yêucầu khách quan của sản xuất công nghiệp hiện đại ngày nay đã mang tính quốc tế hoá và toàn cầu hoá rộng rãi. Hơn nữa, vì mục tiêu lợi nhuận, giai cấp tư sản ở các nước phải liên kết với nhau trên phạm vi quốc tế. Do vậy, muốn chiến thắng giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân ở các nước phải đoàn kết lại tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ và trở thành lực lượng quốc tế hùng mạnh.
Sự tiến bộ của giai cấp công nhân thời nay so với thế kỷ XIX
Về nguồn gốc xuất thân từ đô thị của giai cấp công nhân hiện nay
Giai cấp công nhân thời Mác là giai cấp lao động, làm thuê, bị bóc lột và xuất thân chủ yếu từ nông dân và nông thôn. Nhưng từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, xu thế đô thị hóa và đông đảo cư dân đô thị đã bổ sung một lượng lớn vào nguồn nhân lực của giai cấp công nhân.
Trong những thập niên gần đây, quá trình đô thị hóa trên thế giới có sự khác biệt khi so với vài thế kỷ trước đây và đang diễn ra với tốc độ cao.
Từ giữa thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện những thành phố lớn trên sa mạc như LasVegas cùng nhiều đô thị ở Trung Đông… Chúng hầu như được xây dựng và phát triển dựa trên nguyên lý mới: khắc phục sự khắc nghiệt của tự nhiên, nhân tạo hóa các điều kiện sống bằng khoa học và công nghệ hiện đại. Đây là một quá trình gắn liền với phát triển văn minh và công nghệ. Đó là những thành phố được dịch vụ bởi công nghệ hiện đại. Nó cần đến công nghệ mới, công nghiệp và công nhân.
Ở các nước đang phát triển và phát triển ở trình độ cao, từ những năm 60 thế kỷ XX trở lại đây, nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa có một bộ phận lớn và ngày càng tăng, được tuyển mộ từ nhóm cư dân đô thị. Cơ cấu xuất thân của công nhân cũng đa dạng hơn: họ xuất thân từ gia đình công nhân truyền thống, từ gia đình trí thức – công chức, tiểu thương, dịch vụ… Lối sống đô thị khá gần gũi với tác phong lao động công nghiệp cũng giúp cho người lao động bớt bỡ ngỡ khi tham gia vào phương thức sản xuất công nghiệp.
Đô thị hóa làm xuất hiện ngày một đông đảo hơn đội ngũ lao động làm thuê, vốn có mặt từ thời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, gồm “bác sĩ, luật gia, tu sĩ, thi sĩ, bác học đều bị giai cấp tư sản biến thành những người làm thuê…”. Song hiện nay họ đông đúc hơn, đa dạng hơn. Đó là nhóm lao động dịch vụ xã hội với hàng nghìn nghề khác nhau. Xét về cơ cấu xã hội, các nhà nghiên cứu đều thấy sự tăng lên của những nhóm lao động dịch vụ mới. Họ là những người kết hợp cả lao động chân tay và lao động trí óc. Trong các quốc gia phát triển đã có sự xuất hiện một cơ cấu xã hội mới với vai trò mới của trí thức, công nhân tri thức. Piter Druke cho biết: “Người làm việc cả bằng tay lẫn bằng kiến thức lý thuyết đã tạo thành nhóm tăng nhanh nhất trong lực lượng lao động Mỹ từ 1980. (Thí dụ các kỹ thuật viên máy tính, kỹ thuật viên X quang, nhà vật lý trị liệu, các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y khoa..,”. Cũng bởi vậy, ở nhiều nước phát triển hiện nay, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân đã không còn cơ sở xã hội như thế kỷ XIX và thay vào đó là liên minh giữa những người lao động mà chủ yếu là hai nhóm ngành lao động đông đảo ở đô thị là sản xuất công nghiệp và dịch vụ bằng phương thức công nghiệp.
Đô thị là nơi mà đấu tranh giai cấp hiện đại bộc lộ tính điển hình của nó. Ph.Ăng ghen từng viết: “Các thành phố lớn là nơi bắt nguồn của phong trào công nhân: nơi đây công nhân lần đầu tiên đã bắt đầu suy nghĩ về tình cảnh của mình và đấu tranh để thay đổi nó, nơi đây sự đối lập về lợi ích giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản lần đầu đã biểu lộ ra, nơi đây những liên đoàn lao động, phong trào Hiến chương và chủ nghĩa xã hội đã ra đời…”
Phân hóa sâu sắc của xã hội đô thị hiện nay cũng khiến cho các điểm nóng xã hội, các cuộc đấu tranh chính trị hiện đại xuất hiện thường xuyên hơn tại các đô thị – đấu trường của chính trị hiện đại. Cuốn sách Thế kỷ của những cuộc cách mạng 1789 – 1848 (xuất bản năm 1962 và tái bản 2005) của nhà sử học Eric Hobsbawm nói về vấn đề đó. Tác giả đã nhận định “Phát triển đô thị trong giai đoạn giai đoạn 1789 – 1848 là một quá trình chia tách giai cấp khổng lồ, đã đẩy những người lao động nghèo vào các vũng lầy khổng lồ của tình trạng khốn cùng bên ngoài các trung tâm của chính phủ, của các doanh nghiệp và của các khu dân cư của giai cấp tư sản”… Mô tả này tương tự như quan sát và phân tích của Ph.Ăng ghen về mặt tối của các đô thị công nghiệp trong “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”. Và hiện nay thì, Liên hợp quốc nhận định: “Quản lý đô thị đã trở thành một trong những thách thức phát triển quan trọng nhất trong thế kỷ XXI” .
Theo đó, cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội hiện nay, sát cánh cùng giai cấp công nhân là các tầng lớp cư dân đô thị và các nhóm lao động dịch vụ. Trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân không thể không quan tâm tới lực lượng xã hội to lớn này trong các đô thị.
Cơ cấu đa dạng của giai cấp công nhân hiện đại cũng làm nảy sinh những nhu cầu bổ sung nhận thức mới
Trình độ mới của sản xuất và dịch vụ cùng với cách tổ chức xã hội hiện đại cũng làm cho cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại đa dạng tới mức nội hàm của nó liên tục phải điều chỉnh theo hướng mở rộng: theo lĩnh vực (công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ) theo trình độ công nghệ (bộ phận công nhân áo xanh – công nhân của công nghiệp truyền thống; áo trắng – công nhân có trình độ đại học cao đẳng chủ yếu làm công việc điều hành quản lý sản xuất; áo vàng – công nhân của các ngành công nghệ mới, áo tím – công nhân dịch vụ – lao động đơn giản như gác cầu thang, vệ sinh đô thị…); Phân loại công nhân theo sở hữu (có cổ phần, có tư liệu sản xuất và trực tiếp lao động tại nhà để sống và, không có cổ phần). Phân loại công nhân theo chế độ chính trị (công nhân ở các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ở các nước G7, ở các nước đang phát triển)…
Cũng vì vậy, đã có hàng chục khái niệm để chỉ giai cấp công nhân và có nhiều điểm khác biệt về nội hàm khi so sánh các khái niệm ấy với nhau. Sự mở rộng nội hàm ấy đã khiến cho, chỉ còn đặc điểm lao động và bị bóc lột sức lao động (được dùng từ thời C.Mác) là có thể chấp nhận được. Còn các tiêu chí – phẩm chất khác như gắn liền với máy móc công nghiệp, lao động mang tính xã hội hóa, có tính tổ chức, kỷ luật và triệt để cách mạng, có tinh thần quốc tế và bản sắc dân tộc… trong nhiều trường hợp cụ thể, là tương đối khó nhận diện.
Vấn đề đặt ra là ở chỗ trí thức là người lao động, song có thực sự nên coi họ là bộ phận của giai cấp công nhân hiện nay hay không? Có nơi (như Trung Quốc) cho luôn trí thức vào tầng lớp giai cấp công nhân “cho tiện”, song khái niệm giai cấp công nhân hiện đại cũng thật khó bao chứa những nhóm lao động này, nếu không muốn nói tới nguy cơ là làm tan loãng – xóa nhòa giai cấp công nhân.
Vấn đề khác là, một giai cấp mà có nhiều nhóm, đội ngũ, tầng lớp với các bộ phận có trình độ giác ngộ khác nhau như vậy, thì sự thống nhất – đoàn kết về ý chí và tổ chức sẽ diễn ra như thế nào? Đã có tình trạng người lao động công nghiệp mà không tự coi mình là giai cấp công nhân! Họ coi mình là “giai cấp trung lưu”, vừa làm thuê lại vừa “hữu sản” thông qua chế độ cổ phần… Đã có tình trạng “đa nguyên công đoàn” ở nhiều nước và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã thừa nhận như một quyền của người lao động – quyền “tự do nghiệp đoàn”.
Sự yếu ớt về chính trị và tổ chức của các đảng cộng sản, sự chia rẽ, phân liệt giữa các đảng cộng sản và đảng công nhân hiện nay cùng những vấn đề đặt ra từ lợi ích quốc gia dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, liệu có thể là những trở lực từ bên trong để ngăn cản khẩu hiệu “Công nhân toàn thế giới đoàn kết lại” để chống giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản hay không? Chính những vấn đề khách quan trên đã đặt ra nhu cầu bổ sung nhận thức mới về giai cấp công nhân, một giai cấp luôn phát triển cùng với sự phát triển của công nghiệp và cách mạng khoa học và công nghệ.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Nguyên nhân kinh tế dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân?. Mọi thông tin trong bài viết Nguyên nhân kinh tế dẫn đến sự ra đời của giai cấp công nhân? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp