Học Tập

C2H3Cl → (-CH2CHCl-)n

Mời các em theo dõi nội dung bài học C2H3Cl → (-CH2CHCl-)n do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

C2H3Cl → (-CH2CHCl-)n

C2H3Cl → (-CH2CHCl-)n được THCS Bình Chánh biên soạn là phương trình điều chế nhựa PVC, hy vọng nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn biết cách viết phương trình phản ứng C2H3Cl ra PVC cũng như vận dụng tốt vào các dạng câu hỏi bài tập liên quan.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số câu hỏi liên quan dưới đây:

Bạn đang xem: C2H3Cl → (-CH2CHCl-)n

1. Phương trình điều chế nhựa PVC từ Vinyl clorua

nC2H3Cl \overset{t^{\circ },xt,p }{\rightarrow} CH2CHCl ) n

Hay

Điều chế PVC

2. Điều kiện phản ứng điều chế nhựa PVC

Nhiệt độ, xúc tác, áp suất

3. Hiện tượng nhận biết

Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm (-CH2CHCl-)n (Polyvinyl clorua), được sinh ra

Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia C2H3Cl (Vinyl clorua), biến mất.

4. Nhựa Poli vinyl clorua 

Poli(vinylclorua) là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinylclorua (CH2=CHCl).

Công thức phân tử: (C2H3Cl)n

Công thức cấu tạo:

PVC

Tên gọi: Poli(vinylclorua)

Kí hiệu: PVC

PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt.

PVC khá trơ về mặt hóa học: Trong môi trường axit, kiềm thì PVC bền và không bị biến đổi.

Tuy nhiên PVC có phản ứng tiêu biểu như:

Phản ứng đề hidroclo hóa- Người ta điều chế nhựa PVC bằng phản ứng trùng hợp vinylclorua (CH2=CHCl).

5. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1: Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?

A. Tơ visco.

B. Tơ nilon-6,6.

C. Tơ nitron.

D. Tơ tằm.

Xem đáp ánĐáp án A

Loại tơ Nguồn gốc Ví dụ
Tơ thiên nhiên Có sẵn trong thiên nhiên, được sử dụng trực tiếp Bông (xenlulozo), len, tơ tằm
Tơ hóa học Tơ tổng hợp Polime được tổng hợp bằng phản ứng hóa học Tơ poliamit (nilon, capron), tơ vinylic (nitron, vinilon), tơ lapsan,…
Tơ bán tổng hợp hay nhân tạo Chế biến polime thiên nhiên bằng phương pháp hóa học Tơ visco, tơ xenlulozo axetat,

Chi tiết tại: Dạng bài tập về phân loại tơ Có đáp án

Câu 2: Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?

A. tơ nilon-6,6 và bông.

B. tơ nilon-6,6 và tơ nitron.

C. tơ tằm và bông.

D. tơ visco và tơ axetat.

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 3: Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau

A. CH2=CHCH2Cl

B. CH3CH=CH2

C. CH2=CHCl

D. CH2=CH2

Xem đáp ánĐáp án C: PVC là –(-CH2-CH(Cl)-)-n → monome tạo thành là CH2=CHCl

Câu 4. Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng?

A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi

B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng

C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp

D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền

Xem đáp ánĐáp án D

Nhận xét không đúng là: Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền.

Sai vì tính dẻo và tính đàn hồi không cùng đồng thời với nhau.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng về polime?

A. Tất cả các polime tổng hợp đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

B. Tất cả các polime đều không tác dụng với axit hay bazơ.

C. Protein là một loại polime thiên nhiên.

D. Cao su buna-S có chứa lưu huỳnh trong phân tử.

Xem đáp ánĐáp án C

A. Sai, Các polime tổng hợp có thể được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng hoặc trùng hợp.

Lấy ví dụ: trùng hợp vinyl clorua

B. Sai, Poli(vinyl axetat) (PVA) tác dụng với dung dịch NaOH hay cao su thiên nhiên tác dụng với HCl:

C. Đúng, Protein là một loại polime thiên nhiên có trong tơ tằm, lông cừu, len.

D. Sai, Trong cấu trúc của cao su buna – S không có chứa lưu huỳnh.

Câu 6. Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả năng cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,…. Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là

A. poli (metyl metacrylat)

B. poliacrilonitrin.

C. poli (vinyl metacrylat)

D. poli (hexametylen ađipamit).

Xem đáp ánĐáp án A: 

poli (metyl metacrylat)

Thủy tinh hữu cơ được điều chế từ CH2=C(CH3)-COOCH3 (metyl metacrylat) bằng phản ứng trùng hợp.

Câu 7. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Polime không bay hơi được.

B. Polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định.

C. Thủy tinh hữu cơ là vật liệu trong suốt, giòn và kém bền.

D. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.

Xem đáp ánĐáp án C

A, B, D đúng, do polime có khối lượng phân tử lớn, được cấu tạo bởi nhiều mắt xích tạo thành.

C sai vì thủy tinh hữu cơ là loại chất dẻo, rất bền, cứng, trong suốt.

Câu 8. Một mẫu cao su buna chứa polibutađien và các phụ gia vô cơ (khi cháy không tạo thành CO2 và H2O). Đốt cháy hoàn toàn 2, 50 gam mẫu cao su trên thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 2,025 gam nước. Phần trăm polibutadien trong mẫu cao su trên bằng

A. 81,0%

B. 82,5%

C. 65,0%

D. 85,0%

Xem đáp ánĐáp án A

Ta có nCO2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol

nH2O = 2,025/18 = 0,1125 mol

=> mpolibutadien = mC + mH = 0,15.12 + 0,1125.2 = 2,025 gam

Vậy phần trăm polibutadien trong mẫu cao su trên là: 2,025/2,5.100% = 81,0%

Câu 9. Thủy tinh hữu cơ là polime có tên là poli(metyl metacrylat). Ưu điểm của loại thủy tinh này khi bị va đập nó cũng không vỡ thành các mảnh sắc nhọn mà thành những hạt như hạt ngô. Nhờ tính chất này mà thủy tinh hữu cơ đã được sử dụng chế tạo.

A. mắt kính

B. kính an toàn làm kính ô tô

C. kính cửa sổ

D. kính làm bể cá

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 10. Trùng hợp m tấn etilen thu được 1,5 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

A. 1,80.

B. 2,00.

C. 1,875.

D. 1,25.

Xem đáp ánĐáp án C

CH2=CH2\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}(-CH2-CH2-)n

28 tấn → 28 tấn

1,5 tấn ← 1,5 tấn (theo lí thuyết)

Vì H = 80% nên khối lượng etieln thực tế cần lấy là: metilen = metilen lí thuyết : 0,8 = 1,5:0,8= 1,875 (tấn)

Câu 11. Poli (vinl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây

A. C2H5COO-CH=CH2

B. CH2=CH-COO-CH3

C. CH2=CH-COO-C2H5

D. CH3COO-CH=CH2

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 12. Trong các câu dưới đây, câu nào có phát biểu đúng nhất?

A. Tơ nitron, politetrafloetilen, poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phương pháp trùng hợp

B. Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo

C. Tơ poliamit kém bền về mặt hóa học là do có chứa các nhóm peptit dễ bị thủy phân trong môi trường axit và môi trường kiềm

D. Cao su lưu hóa, amilopectin là những polime có cấu trúc mạch không gian

Xem đáp ánĐáp án A: Tơ nitron, politetrafloetilen, poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phương pháp trùng hợp

Câu 13. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. poli (metyl metacrylat).

B. poli (etylen terephtalat).

C. polistiren.

D. poliacrilonitrin.

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 14. Trùng hợp 5,6 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là

A. 4,3 gam

B. 7,3 gam

C. 5,3 gam

D. 6,3 gam

Xem đáp ánĐáp án D

Số mol C2H4 0,25 mol → khối lượng = 0,25.28 = 7 gam

H = 90% => khối lượng polime là 7.0,9 = 6,3 gam

………………………

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan 

THCS Bình Chánh đã gửi tới bạn phương trình hóa học C2H3Cl → (-CH2CHCl-)n, là phương trình điều chế nhwuaj PVC từ phản ứng trùng ngưng etilen. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho các bạn trong quá trình học tập cũng như vận dụng giải các dạng bài tập câu hỏi liên quan.

Ngoài ra, THCS Bình Chánh.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chúc các bạn học tập tốt.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Học Tập

Rate this post

Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button