Học Tập

Tính chất hóa học của Thiếc

Mời các em theo dõi nội dung bài học Tính chất hóa học của Thiếc do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Tính chất hóa học của Thiếc

Tính chất hóa học và vật lý của Thiếc được THCS Bình Chánh sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

I. Định nghĩa

– Thiếc là một kim loại màu trắng bạc, kết tinh cao, dễ uốn, dễ dát mỏng. Khi một thanh thép bị bẻ cong, âm thanh nứt vỡ có thể nghe được do sóng tinh của các tinh thể.

Bạn đang xem: Tính chất hóa học của Thiếc

– Kí hiệu: Sn

– Cấu hình electron: [Kr]4d105s25p2

– Số hiệu nguyên tử: 50

– Khối lượng nguyên tử: 199 g/mol.

– Vị trí trong bảng tuần hoàn

+ Ô: số 50

+ Nhóm: IVA

+ Chu kì: 5

– Đồng vị: Thường 118Sn, 120Sn.

– Độ âm điện: 1,96

II. Tính chất vật lí & nhận biết

1. Tính chất vật lí

– Thiếc tồn tại ở hai dạng thù hình là thiếc trắng và thiếc xám, hai dạng này có thể biến đổi qua lại lẫn nhau phụ thuộc vào nhiệt độ.

– Ở điều kiện thường, thiếc là kim loại màu trắng bạc, có khối lượng riêng lớn, D = 7,92 g/cm3.

2. Nhận biết

– Sử dụng dung dịch kiềm đặc, có khí không màu thoát ra

Sn + NaOH (đặc, nguội) + 2H2O → Na[Sn(OH)3 ] + H2

III. Tính chất hóa học

– Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn kẽm và niken. Phụ thuộc vào chất oxi hóa mà thiếc có thể thể hiện số oxi hóa +2 hay +4.

Sn → Sn2+ + 2e

Sn → Sn4+ + 4e

a. Tác dụng với phi kim

– Tác dụng với oxi:

Tính chất hóa học của thiếc

– Tác dụng với halogen.

Tính chất hóa học của thiếc

b. Tác dụng với axit

+ Tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng

Sn + H2SO4 → SnSO4 + H2

+ Tác dụng với H2SO4 và HNO3 đặc

Sn + 2H2SO4(đặc) → SnO2 + 2SO2 + 2H2O.

Sn + 4HNO3 (đặc) → SnO2 + 4NO2 + 2H2O.

4Sn + 10HNO3 (rất loãng) → 4Sn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O.

c. Tác dụng với dung dịch kiềm đặc

Sn + NaOH (đặc, nguội) + 2H2O → Na[Sn(OH)3 ] + H2

Sn + 2NaOH (đặc) + 4H2O → Na2[Sn(OH)6] + 2H2.

IV. Trạng thái tự nhiên

– Trong tự nhiên, thiếc có trữ lượng khoảng 6.10-4% trong vỏ trái đất, khoáng vật chính là caxiterit: SnO2.

V. Điều chế

– Thiếc được sản xuất từ việc khử quặng thiếc với cacbon trong lò lửa quặt.

SnO2 + 2C → Sn + 2CO

VI. Ứng dụng

– Thiếc được dùng để tráng lên về mặt các vật bằng thép, vỏ hộp thực phẩm, nước giải khát, có tác dụng chống ăn mòn, tạo vẻ đẹp không độc hại Thiếc dùng chế tạo hợp kim.

– Lá thiếc mỏng dùng trong tụ điện, hợp kim thiếc – chì dùng để hàn.

– SnO2 dùng làm men trong công nghiệp gốm sứ và thủy tinh làm mờ.

VII. Các hợp chất quan trọng của Sn

Thiếc (II) clorua: SnCl2

Thiếc đioxit: SnO2

Tính chất hóa học của Thiếc trên đây được THCS Bình Chánh sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về tính chất hóa học, vật lí, nhận biết, điều chế và ứng dụng của tất cả các đơn chất, hợp chất hóa học đã học trong chương trình Hóa học.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Học Tập

5/5 - (2 bình chọn)

Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button