Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này bao gồm hướng dẫn viết cùng 16 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.
Đề bài: Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này
Dàn ý Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này
a.Mở đoạn
Giới thiệu, liên hệ những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học “bài học cuộc sống”.
b.Thân đoạn
Trả lời được những câu hỏi
+ Đó là món quà của ai?
+ Em nhận được khi nào?
+ Điều gì khiến em đặc biệt yêu thích món quà đó?
+ Món quà đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?
c.Kết đoạn
– Cảm nhận của em về món quà.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 1
Từ ý nghĩa mà câu truyện Ếch ngồi đáy giếng để lại, chúng ta nên thay đổi con người của mình ngay từ hôm nay. Hãy bắt đầu trao dồi và học hỏi những người xung quanh thay vì thói kêu căng, tự cao tự đại và cho mình là nhất. Những người biết học hỏi chắc chắn sẽ nhận được một cái kết tốt đẹp. Và ngược lại sẽ nhận được những kết quả khôn lường.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 2
Qua hai câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” và “Ếch ngồi đáy giếng”, em học được hai bài học quý giá. Đó là luôn phải có chính kiến của bản thân trong mọi trường hợp và giữ vững quan điểm cuối cùng, không nghe theo quá nhiều ý kiến từ người khác để rồi không biết mình muốn gì, làm gì. Bên cạnh đó, em còn học được rằng đừng bao giờ kiêu căng, ngạo mạn, tự tin thái quá vì trong cuộc sống còn có rất nhiều người giỏi hơn mình, có đời sống xã hội phong phú hơn mình. Em nên học hỏi họ và khiêm tốt hơn nữa. Với một loạt các câu tục ngữ được học, em đều thấy mỗi câu lại mang tới cho chúng ta một kinh nghiệm sống riêng. Trong số đó, em thích nhất câu “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Câu tục ngữ này đã nói lên tinh thần đoàn kết một lòng của con người, để có thế làm nên thành công lớn, chúng ta cùng hợp sức để thực hiện nó. Đoàn kết cũng chính là một trong số phẩm chất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam ta. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tiếp tục giữ gìn và phát huy.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 3
Truyện ngụ ngôn và tục ngữ luôn là kho tàng tri thức, kinh nghiệm dân gian tự bao đời nay. Những truyện ngụ ngôn và tục ngữ ấy luôn khuyên răn con người, giúp con người có được cuộc sống tốt đẹp. Sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài 6, em đã có cho mình được những điều bổ ích, giúp em vững vàng hơn trong cuộc sống. Em đã biết cần phải có chính kiến và quyết đoán. Em cũng biết sống ở đời phải có nghĩa, có trước có sau. Em cũng biết hiểu biết của con người so với thế giới mãi mãi là hạn chế, vì vậy chúng ta cần không ngừng trau dồi và phải luôn giữ thái độ khiêm tốn. Em cũng biết được cần phải chăm chỉ mới có thể đạt kết quả xứng đáng, mới có thể có được thành công. Những triết lí này, trong cuộc sống ngày nay vẫn luôn được nhắc đến, hóa ra lại có tự ngàn xưa, được ông cha ta để lại trong kho tàng truyện ngụ ngôn, tục ngữ, thành ngữ.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 4
Trong bài học này, em được học những câu chuyện ngụ ngôn và những câu tục ngữ dân gian vừa hay lại bổ ích. Những câu chuyện ngụ ngôn vừa ngắn gọn, dễ đọc, thú vị lại dễ hiểu. Chúng cô đọng thành những câu thành ngữ ngắn gọn, dạy em về bài học ý nghĩa về cuộc sống. Đó là bài học về sự khiêm tốn, học hỏi không ngừng (Ếch ngồi đáy giếng); về lập trường, chính kiến, suy nghĩ chính chắn về mỗi ý kiến từ bên ngoài (Đẽo cày giữa đường); về sự chăm chỉ, lao động bền vững (Con mối và con kiến). Cùng với đó, là những thông tin, bài học ý nghĩa về đặc điểm thời tiết và lối sống qua các câu tục ngữ vừa dễ đọc lại dễ nhớ. Tất cả đều là tinh túy mà biết bao thế hệ cha ông đúc kết và truyền lại cho con cháu. Bởi vậy, em rất trân trọng và tự hào những giá trị tinh thần tuyệt vời ấy.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 5
Những câu chuyện ngụ ngôn mà ông cha ta sáng tác, không chỉ để giải trí, mà ẩn bên trong đó là những bài học ý nghĩa và giá trị. Thông qua những mẩu chuyện nhỏ lẻ với nhân vật là con người hoặc động vật với các tính cách, phẩm chất, thói hư tật xấu thường thấy trong xã hội. Truyện ngụ ngôn gửi gắm nhẹ nhàng những bài học về lối sống, về đạo lý cho người đọc. Đó là những bài học nhẹ nhàng về cách nói năng, đi đứng, và cả những bài học lớn lao về đạo làm con, đạo làm người, về những phẩm chất đáng quý trong cuộc sống. Các câu chuyện ngụ ngôn ấy thường được rút gọn lại thành những câu thành ngữ ngắn, dễ đọc, dễ nhớ, không hề mang tính giáo điều một chút nào. Vì vậy, em rất trân trọng những câu chuyện ngụ ngôn mà cha ông đã để lại.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 6
Sau khi học xong Bài 6. Bài học cuộc sống, em đã hiểu được truyện ngụ ngôn, tục ngữ, thành ngữ là gì cũng như thấy được những kết tinh giá trị của các thể loại văn học dân gian này mà cha ông đã để lại. Nhờ truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường mà em đã cố gắng trau dồi kiến thức để có thể tự tin với những suy nghĩ, quyết định của mình. Nhờ truyện Ếch ngồi đáy giếng mà em hiểu được sự hiểu biết của bản thân mỗi người là hạn hẹp. Hay những câu tục ngữ đã cho em thấy được sự đúc kết chí lí, chí tình của cha ông về đời sống. Văn học dân gian, với những ngụ ngôn, tục ngữ, thành ngữ, ca dao, đã mang trong mình vẻ đẹp và trí tuệ của nhân dân. Nhờ Bài 6. Bài học cuộc sống mà em đã khám phá ra được những vẻ đẹp đó.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 7
Sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong Bài 6. Bài học về cuộc sống, em đã thấy được vẻ đẹp trong kho tàng văn học dân gian của ông cha ta để lại. Ở đó có sự phê phán những thói hư, tật xấu, cũng có sự đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người và còn có cả những đúc kết kinh nghiệm về thiên nhiên, đời sống xã hội. Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã cho em hiểu mỗi người cần phải có chính kiến của mình. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng cho em hiểu sự hiểu biết của mỗi người là có giới hạn, vì thế mà ta phải biết khiêm tốn và học hỏi không ngừng. Hay như những câu tục ngữ trong bài học này đã giúp em có được những tri thức tổng hợp về thiên nhiên và đời sống. Tất cả kho tàng văn học dân gian ấy, dù là những đúc kết từ rất xa xưa, nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 8
Người ta chỉ mất hai năm để học nói, nhưng mất cả đời để học nghe, bởi vậy lắng nghe có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người. Lắng nghe không chỉ đơn thuần là nghe người khác nói, mà còn là “lắng”, tức là là hiểu, đồng cảm, cảm nhận, sẻ chia với người khác trong cuộc sống. Con người cần phải biết lắng nghe vì đó là biểu hiện của biết chia sẻ, đồng cảm…Khi lắng nghe con người có thể hiểu biết hơn về người khác, có sự đồng cảm, đồng điệu, bao dung, giúp đỡ họ, có thể thấy được những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân, có cái nhìn khách quan, toàn diện về bản thân. Từ đó phát huy mặt mạnh và hạn chế, khắc phục mặt yếu. Không chỉ lắng nghe người khác mỗi người còn cần phải lắng nghe chính mình. Lắng nghe để cảm nhận bản thân, biết bản thân muốn gì, thấu hiểu chính con người mình. Vậy nên hãy biết lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe chính mình để có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 9
Trong tất cả các truyện ngụ ngôn mà em đã đọc qua, có lẽ câu chuyện khiến em ấn tượng nhất là câu chuyện “Rùa và thỏ”. Câu chuyện kể về cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ trong một khu rừng nọ. Chỉ vì sự kiêu ngạo của bản thân mà thỏ đã thua trước rùa trước sự chứng kiến của tất cả các loài vật trong khu rừng. Từ đó, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa cho bản thân mình là không nên kiêu ngạo, coi thường người khác. Đồng thời ca ngợi những người như rùa, luôn có sự kiên trì, cần cù, chịu khó,…vượt qua những thử thách để đem về chiến thắng, quả ngọt cho bản thân mình
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 10
Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng ta đã nhận thức rất đúng về vai trò của đoàn kết và mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân với cộng đồng. Nhận thức đó đã được đúc kết thành bài học bổ ích gửi gắm trong tục ngữ, ca dao và truyện cổ dân gian. Một trong những truyện mang ý nghĩa giáo dục thấm thía, sâu sắc dưới một hình thức ngụ ngôn dí dỏm, thú vị là truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Truyện kể về hành động dại dột của Chân, Tay, Tai, Mắt vì suy bì, ganh tị với Miệng mà bảo nhau đồng loạt không làm việc, để cho lão Miệng tự kiếm lấy miếng ăn. Hành động nông nổi thiếu suy nghĩ ấy khiến cho cả bọn mệt mỏi, rã rời. Hiểu ra sai lầm, tất cả kéo nhau đến giảng hoà với lão Miệng. Rồi ai làm việc nấy, mọi người lại sống hoà thuận như xưa. Qua câu chuyện chúng ta có thể thấy rõ thông điệp về tình đoàn kết mà còn mang đến bài học về cách nhìn nhận, đánh giá: Không nên nhìn nhận phiến diện, đánh giá chủ quan về một sự việc, vấn đề mà cần nhìn toàn diện từ nhiều phía.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 11
Qua truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng, em cảm nhận được rõ ràng một bài học đắt giá đó chính là đừng bao giờ huênh hoang, kiêu ngạo “coi trời bằng vung” bởi vì không gian mà chúng ta đang sống vẫn còn rất nhỏ, cũng giống như chú ếch ở dưới miệng giếng kia vậy. Chỉ vì hoang tưởng ngốc nghếch của mình mà chú ếch đã bị con trâu dẫm bẹp. Một cái kết thật bi thương và cay đắng để lại một bài sâu sắc về thiếu tầm nhìn và hiểu biết. Mà qua đó, em cũng nhận thấy rằng phải luôn phát triển bản thân, sống khiêm nhường và không bao giờ tự coi mình là chúa tể hay quá tự cao mà không chịu học hỏi và tiếp thu kiến thức để rồi kết cục trở nên giống với chú ếch ngạo mạn kia.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 12
Có một người đã từng nói với tôi “Trời ban tặng cho con người hai tai, hai mắt nhưng chỉ có một cái miệng, chính là muốn con người nghe nhiều hơn, nhìn nhiều hơn và nói ít đi”. Quả đúng là như vậy, khi đọc xong các truyện ngụ ngôn tôi càng thấy câu nói đó thật đáng ngẫm. Nếu anh thợ mộc trong “đẽo cày giữa đường” biết lắng nghe, có lập trường vững vàng hơn thì sẽ không phải dẫn đến kết cục bi thảm “bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch”. Hay chú ếch trong “ếch ngồi đáy giếng”, nếu chịu khó lắng nghe, không vỗ ngực khoe những điều chú cảm thấy sung sướng thì khi nghe Rùa kể về biển mênh mông, rộng lớn, Ếch sẽ không phải ngạc nhiên, thu mình rồi bối rối, hoảng hốt như vậy. Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết lắng nghe, biết lắng nghe sẽ giúp chúng ta học hỏi và hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 13
Từ câu truyện Ếch ngồi đáy giếng kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của ếch, truyện như ngầm phê phán những người vốn hiểu biết thì hạn hẹp mà lúc nào cũng xưng ta đây tài giỏi, hiểu biết nhiều thứ, tự cao, huênh hoang và hay khoác lác. Đồng thời câu truyện còn muốn khuyên mọi người phái cố gắng học hỏi mở rộng tầm nhìn của bản thân, tầm hiểu biết của mình và không nên kiêu ngạo tự cao và quá chủ quan. Phần đầu câu truyện kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết thấp kém của con ếch. Phần sau kể về hậu quả tai hại cũng như nguyên nhân dẫn đến cái chết thảm của ếch của thái độ chủ quan, kiêu ngạo từ đó rút ra nhiều bài học kinh nghiệm hay rất đáng quý cho mọi người. Cũng từ hình tượng chú ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng mà gợi ra cho mọi người rất nhiều điều, là một bài học cho những ai cũng đang có biểu hiện tiêu cực tự cao cần phải thay đổi. Hình tượng chú ếch muốn nhắn nhủ đến mỗi người hãy cố gắng học hỏi thay đổi bản than, thay đổi cách sống và cách nhìn nhận mọi thứ, đi nhiều hơn, học nhiều hơn để tích lũy thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm mà bản thân đang thiếu và những kiến thức đó không bao giờ là thiếu không bao giờ là đủ hay thừa đối với mỗi người.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 14
Mọi người không chỉ học ở trường mà còn phải học tập nhiều điều trong cuộc sống. Vì bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Bản thân mỗi người phải biết tự khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi tích lũy thêm kinh nghiệm để có được tầm nhìn sâu rộng, không nên chủ quan trong bất cứ việc gì, không kiêu ngạo vì những thứ đó sẽ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và cuộc đời của chúng ta. Đặc biệt cái chết của ếch chính là lời cảnh tỉnh đối với những người luôn sống khép mình không chịu tiếp thu sẽ phải nhận lấy một cái kết không mấy tốt đẹp. Câu truyện ngụ ngôn này phê phán những người luôn coi bản thân là nhất, không xem người khác ra gì và chắc rằng trong tương lai họ sẽ chẳng tốt đẹp gì nếu không nhận ra và sửa chữa. Những người này cuối cùng sẽ phải nhận lấy cái kết thảm như ếch vậy.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 15
Có một người đã từng nói với tôi “Trời ban tặng cho con người hai tai, hai mắt nhưng chỉ có một cái miệng, chính là muốn con người nghe nhiều hơn, nhìn nhiều hơn và nói ít đi”. Quả đúng là như vậy, khi đọc xong các truyện ngụ ngôn tôi càng thấy câu nói đó thật đáng ngẫm. Nếu anh thợ mộc trong “đẽo cày giữa đường” biết lắng nghe, có lập trường vững vàng hơn thì sẽ không phải dẫn đến kết cục bi thảm “bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch”. Hay chú ếch trong “ếch ngồi đáy giếng”, nếu chịu khó lắng nghe, không vỗ ngực khoe những điều chú cảm thấy sung sướng thì khi nghe Rùa kể về biển mênh mông, rộng lớn, Ếch sẽ không phải ngạc nhiên, thu mình rồi bối rối, hoảng hốt như vậy. Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết lắng nghe, biết lắng nghe sẽ giúp chúng ta học hỏi và hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa phản ảnh những con người chỉ đánh giá sự vật, hiện tượng phiến diện, không có cái nhìn bao quát. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, cần phải hoàn thiện bản thân mình hơn, đặc biệt trong cách nhìn nhận cuộc sống này. Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm nhưng có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay. Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” kể về câu chuyện xem voi của 5 ông thầy bói. Cả 5 ông đều có sự khiếm khuyết của bản thân mình nên đánh giá con voi chỉ từ một phía, mà từ đó đã nói lên được tổng thể con voi như thế nào. Đây là một cách đánh giá không đúng bản chất, chỉ đi vào 1 khía cạnh, quá cục bộ, địa phương. Và cuối cùng chính là cuộc ẩu đả của 5 ông thầy, vì ai cũng nhận phần đúng về phía bản thân mình.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này- Mẫu 16
“Hai năm học nói cả đời lắng nghe” Thật vậy, học tập, lắng nghe chính là chuyện mà con người luôn phải trau dồi trong cuộc đời của mình. Kho tàng văn học dân gian của đất nước ta là cả một kho tri thức, bài học cho con người học tập và noi theo. Sau khi đọc và nghe một số những câu chuyện ngụ ngôn thì bản thân mỗi học sinh đều rút ra được những bài học. Đó là những kinh nghiệm trong lao động sản xuất từ những câu ca dao về thiên nhiên và lao động sản xuất, đó là những bài học đạo lý làm người từ những câu ca dao, tục ngữ về con người và xã hội. Hay là các bài học triết lý nhân sinh được rút ra từ các câu chuyện ngụ ngôn. Bất cứ một câu ca dao, tục ngữ hay truyện ngụ ngôn nào cũng đều đang làm phong phú và hoàn thiện hơn tâm hồn của mỗi con người. Con người từ đây biết nhìn nhận thời tiết, biết làm người nhân hậu, lương thiện, biết ơn, giàu lòng vị tha để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
*****
Trên đây là hơn 16 mẫu Hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.
Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập, lớp 7
- Giải Bài 9.29 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 9.30 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.33 trang 21 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.27 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.28 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.29 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống