Học TậpLớp 8Soạn Văn 8 Cánh diều

Soạn bài Thi nói khoác SGK Ngữ văn 8 Cánh diều

Chuẩn bị 1

Câu 1 (trang 100, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đọc trước văn bản Thi nói khoác và tìm hiểu thêm về truyện cười dân gian Việt Nam.

Bạn đang xem: Soạn bài Thi nói khoác SGK Ngữ văn 8 Cánh diều

Hướng dẫn giải:

Tìm hiểu thêm về truyện cười dân gian Việt Nam

Lời giải:

Truyện cười dân gian là một thể loại truyện dân gian chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu xa và mua vui giải trí. Đặc điểm chung của truyện cổ dân gian là ngắn gọn, nặng về lí trí, có kết cấu chặt chẽ và kết thúc đột ngột, bất ngờ.

Chuẩn bị 2

Câu 2 (trang 100, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chuẩn bị một truyện cười dân gian hoặc hiện đại có đề tài nói khoác để giới thiệu cho các bạn trong lớp.

Hướng dẫn giải:

Tìm hiểu thông qua mạng internet hoặc sách

Lời giải:

Một vị chủ tịch huyện bị cách chức, vì quá uất hận mà ngã bệnh, chỉ có thể nằm bẹp trên giường.

Bác sĩ khuyên: “Thử đọc Thông báo khôi phục chức vụ cho ông ấy xem, biết đâu lại có tiến triển.”

Người vợ nghe thế thì nghĩ bụng: “Đã đọc thì đọc hẳn Thông báo thăng chức lên chủ tịch tỉnh cho ông ấy sướng một thể.”

Ai dè người chồng nghe xong thì cười ha hả bật dậy, khỏe mạnh như xưa. Bác sĩ thở dài: “Sao lại không nghe lời tôi dặn, tự ý tăng liều thế này chưa chắc đã là hay.”

Quả nhiên, một khi biết đc điều đang diễn ra người chồng đã phát điên.

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nói khoác là gì?

Hướng dẫn giải:

Tìm hiểu về khái niệm truyện ngắn

Lời giải:

Nói khoác là nói những điều quá xa sự thật hoặc không thể có trong thực tế để khoe khoang hoặc để đùa vui tính hay và nói khoác đồng nghĩa với khoác lác, nói phét, phét lác hay khoe khoang những cái mình không có, hoặc nói quá sự thật phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật.

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vì sao quan thứ nhất chịu thua quan thứ hai?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải:

Vì quan thứ nhất biết quan thứ hai nói xỏ mình, ông ấy biết quan thứ nhất nói dối.

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tranh minh họa cho biết gì về bối cảnh cuộc thi nói khoác?

Hướng dẫn giải:

Quan sát tranh

Lời giải:

Bức tranh minh họa cảnh 4 vị quan ngồi ăn chơi, rượu chè say xỉn, bên cạnh là lính gác. Các quan nói chuyện mà ai cũng cười như thế nghe được chuyện gì thú vị lắm.

Đọc hiểu 4

Câu 4 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vì sao quan thứ ba chịu thua quan thứ tư?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải:

Quan thứ ba chịu thua quan thứ tư vì ông biết quan thứ tư đang chọc ngoáy lại ông. Cái cây mà quan thứ 4 nói là dùng để làm cây cầu mà ông nói khoác. Quan thứ tư đã nhìn thấy nó trước quan thứ ba trước cả khi cây cầu thành hình.

Đọc hiểu 5

Câu 5 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Kết thúc truyện có gì bất ngờ?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ đoạn văn

Lời giải:

Bất ngờ ở chỗ anh lính trực tiếp nói rõ các quan nói khoác khi dám hét “Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!” và anh coi đó là một nói khoác hùa theo các quan.

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nhan đề Thi nói khoác cho em biết nội dung văn bản viết về chuyện gì?

Hướng dẫn giải:

Lí giải theo cách hiểu

Lời giải:

Nhan đề cho em biết nội dung văn bản nói về một cuộc trò chuyện của những kẻ nói khoác.

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

“Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật”. Em hãy làm sáng tỏ nhận xét vừa nêu bằng truyện Thi nói khoác.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào văn bản và phần Kiến thức ngữ văn để trả lời

Lời giải:

Dung lượng của truyện Thi nói khoác tương đối ngắn. Truyện xoay quang cuộc nói chuyện của bốn vị quan, các quan đua nhau nói khoác về thứ mình từng nhìn. Cuộc nói chuyện chỉ kết thúc khi anh lính lên tiếng dọa bắt kẻ nói khoác và anh cho rằng mình chỉ hò theo các quan nói khoác.

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tại sao có thể nói: Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lỡm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:

Nói nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lõm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba vì:

– Từ câu nói của ông quan thứ nhất “Tôi nhớ….con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ”, ta có thể hình dung đó là một con trâu to và muốn cột được con trâu đó thì cần một cái dây to thật to. Nó giống với chiếc dây mà ông thứ hai nói. Hay rõ hơn, quan thứ nhất có nhìn cái gì cũng  kém hơn quan thứ hai.

– Cái cây mà quan thứ 4 nói là dùng để làm cây cầu mà ông nói khoác. Quan thứ tư đã nhìn thấy nó trước quan thứ ba trước cả khi cây cầu thành hình. Hay rõ hơn, quan thứ ba có nhìn cái gì cũng  kém hơn quan thứ tư.

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Điều gì khiến người đọc phải buồn cười qua câu chuyện này?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ câu chuyện

Lời giải:

Điều khiến người đọc phải buồn cười trong câu chuyện này là cuộc nói chuyện khoác lác giữa các quan.

CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích gì (mua vui hoặc châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội)?

Hướng dẫn giải:

Dựa vào kiến thức đã học về truyện cười trả lời theo ý hiểu 

Lời giải:

Truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Thi nói khoác

CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Qua câu chuyện này, em có thể rút ra bài học gì có ích cho cuộc sống của mình?

Hướng dẫn giải:

Rút ra bài học cho bản thân

Lời giải:

Qua câu chuyện này, em thấy rằng chúng ta không nên nói khoác, khoe khoang vì đó là một hành vi xấu.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 8 Cánh diều

5/5 - (3 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button