Học TậpLịch sử 10 Cánh DiềuLớp 10

Soạn Lịch sử 10 Bài 1 Cánh diều: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử | Soạn Lịch sử 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bạn đang xem: Soạn Lịch sử 10 Bài 1 Cánh diều: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử | Soạn Lịch sử 10

Bài giảng Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Mở đầu trang 4 Lịch sử 10: Đầu tháng 8-1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản. Đến nay, sự kiện lịch sử này còn nhiều ý kiến đánh giá trái chiều:

Ý kiến thứ nhất: Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến.

Ý kiến thứ 2: Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử. Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại loài người.

Vậy lịch sử là gì? Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là gì và liên quan đến những yếu tố cơ bản nào?

Giải Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

– Lịch sử có thể hiểu theo 3 nghĩa chính:

+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

+ Thứ hai, lịch sử là những câu truyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ

+ Thứ ba, lịch sử là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

– Khái niệm lịch sử liên quan đến hai yếu tố cơ bản là hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

+ Hiện thực lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

+ Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về những gì đã xảy ra trong quá khứ, vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan.

1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Câu hỏi trang 5 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình 1.1, 1.2 hãy:

– Trình bày khái niệm lịch sử. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

– Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2-9-1945 ở Việt Nam.

– Giải thích khái niệm Sử học.

Giải Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

– Khái niệm lịch sử: có thể hiểu theo ba nghĩa chính:

+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

+ Thứ hai, là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

+ Thứ ba, lịch sử còn là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

– Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

+ Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Hiện thực lịch sử có trước và không thể thay đổi, là sự thật mang tính khách quan.

+ Nhận thức lịch sử là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ. Nhận thức lịch sử có sau và rất đa dạng, có thể thay đổi theo thời gian, vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan.

Yêu cầu số 2: Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2-9-1945 ở Việt Nam.

– Hiện thực lịch sử: Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. => Sự thật và mang tính khách quan.

– Nhận thức lịch sử: Có những quan điểm khác nhau khi đánh giá về sự kiện ngày 2/9/1945.

+ Nhóm quan điểm 1: Ngày 2/9/1945 đánh dấu sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, là sự kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi.

+ Nhóm quan điểm 2: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam giành được thắng lợi chỉ là do may mắn.

Yêu cầu số 3: Khái niệm Sử học:

+ Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

– Sử học nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

Câu hỏi trang 5 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 1.3, 1.4 hãy trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học. Cho ví dụ cụ thể.

Giải Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

– Đối tượng nghiên cứu của Sử học: đa dạng và phong phú mang tính toàn diện , gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhận, tổ chức, cộng đồng, quốc gia, khu vực…) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự, giáo dục, ngoại giao…)

– Ví dụ:

+ Lịch sử thế giới cổ trung đại ở phương Đông: chủ yếu ghi chép về hoạt động của vua, quan, triều đình, những cuộc chiến tranh giữa các nước,….

+ Lịch sử Việt Nam từ 1945 – 1954: ghi chép về quá trình xâm lược Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp và công cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Việt Nam.

Câu hỏi trang 6 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 1.1 hãy:

– Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học. Cho ví dụ.

– Cho biết ý nghĩa đoạn trích trong bài tựa sách “Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ.

Giải Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

* Chức năng và nhiệm vụ của Sử học:

– Chức năng của Sử học: khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ.

– Nhiệm vụ của Sử học: cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục, nêu gương.

* Ví dụ: khi nghiên cứu về: Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam

– Chức năng của sử học:

+ Chức năng khoa học: khôi phục lại hiện thực lịch sử về: hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chính và kết quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

+ Chức năng xã hội: trên cơ sở hiện thực lịch sử để rút ra nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này

– Nhiệm vụ của sử học:

+ Trang bị những nhận thức đúng đắn về cách mạng tháng Tám năm 1945.

+ Hướng con người đến tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm và lòng biết ơn công lao của thế hệ cha ông…

Yêu cầu số 2:

– Đoạn trích trong bài tựa sách “Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ đã phản ánh về nhiệm vụ của sử học:

+ Sử học cung cấp, trang bị những tri thức, giúp con người hiểu đúng về quá khứ (điều này được thể hiện qua câu: sử chủ yếu ghi chép công việc; sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm”)

+ Sử học còn có nhiệm vụ giáo dụng, nêu gương, hướng con người tới những phẩm chất và giá trị tốt đẹp (điều này được thể hiện qua câu: “người thiện biết thì có thể bắt chước, người ác biết thì có thể tự răn”)

2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của Sử học

Câu hỏi trang 8 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Bảng 1.2 hãy:

– Nêu ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học.

– Cho biết ý nghĩa câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” phản ánh nguyên tắc nào của Sử học. Ý nghĩa của câu chuyện là gì?

Giải Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học:

– Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu.

– Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết lịch sử.

– Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.

Yêu cầu số 2:

Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” phản ánh nguyên tắc trung thực của Sử học.

– Ý nghĩa của câu chuyện “ Thôi trữ giết vua”:

+ Ca ngợi tấm gương trung thực của cha con Thái sử bá và Nam sử thị khi họ đã không màng đến tính mạng để ghi chép trung thực về sự kiện Thôi Trữ giết vua.

+ Nêu gương sáng để giáo dục, khuyên răn các nhà sử học khi ghi chép lịch sử cần tôn trọng hiện thực lịch sử.

3. Các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của Sử học

Câu hỏi trang 11 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Bảng 1.3 các hình từ 1.5 đến 1.9, hãy phân biệt các nguồn sử liệu và cho biết giá trị của mỗi loại hình sử liệu.

Giải Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

* Cách phân loại thứ nhất: Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng nghiên cứu và giá trị của thông tin, sử liệu chia thành 2 nguồn:

– Sử liệu sơ cấp:

+ Khái niệm: là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được làm nghiên cứu.

+ Ví dụ: hồ sơ, văn kiện, nhật kí, ảnh chụp, hiện vật gốc, đoạn băng hình,…

+ Giá trị: là bằng chứng quan trọng nhất của nhà sử học khi miêu tả, phục dựng lại quá khứ

– Sử liệu thứ cấp:

+ Khái niệm: là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được làm nghiên cứu.

+ Ví dụ: Công trình nghiên cứu, tác phẩm, bài báo nghiên cứu…

+ Giá trị: thường được coi là tài liệu tham khảo, giúp người đọc tiếp cận với tri thức lịch sử thông qua các quan điểm, nhận thức khác nhau của các nhà sử học

* Cách phân loại thứ hai: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu chia làm 4 loại hình cơ bản:

– Sử liệu lời nói – truyền khẩu:

+ Khái niệm: là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,… được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử.

+ Ví dụ: truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy; Truyền thuyết Thánh Gióng…

+ Giá trị: nguồn sử liệu này thường không cho biết chính xác về thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.

– Sử liệu thành văn:

+ Khái niệm: Là nguồn sử liệu bằng chữ viết, như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định,…

+ Ví dụ: sách Đại Việt sử kí toàn thư; văn bản Hiệp định Pa-ri về Việt Nam (1973)…

+ Giá trị: nguồn sử liệu thành văn cho chúng ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người trong quá khứ.

– Sử liệu hiện vật:

+ Khái niệm: là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình, đồ vật cụ thể

+ Ví dụ: văn bia, trống đồng, công cụ lao động…

+ Giá trị: phản ánh khá trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của con người trong quá khứ; đồng thời giúp bổ sung hoặc kiểm tra các tư liệu chữ viết; tư liệu truyền khẩu…

– Sử liệu hình ảnh:

+ Khái niệm: là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gốm tranh, ảnh, băng hình,…

+ Ví dụ: băng hình về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam; hình ảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của Việt Nam…

+ Giá trị: các sử liệu hình ảnh phản ánh khá trung thực về đời sống vật chất và tinh thần của cọn người trong quá khứ; góp phần bổ sung hoặc kiểm chứng các tư liệu chữ viết, truyền khẩu…

Câu hỏi trang 12 Lịch sử 10:

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các sơ đồ 1.2, 1.3 hãy nêu những nét chính về một số phương pháp cơ bản của Sử học.

– Sơ đồ 1.3 phản ánh phương pháp nghiên cứu nào của Sử học?

Giải Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Những nét chính về một số phương pháp cơ bản của Sử học:

– Phương pháp nghiên cứu sử học, bao gồm:

+ Phương pháp lịch sử – đây là phương pháp tìm hiểu, khôi phục, mô tả các sự kiện, hiện tượng gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể..

+ Phương pháp lô-gic – đây là phương pháp tìm hiểu lịch sử trong hình thức tổng quát để tìm ra các đặc điểm chung, bản chất, quy luật….

– Phương pháp trình bày lịch sử, bao gồm:

+ Phương pháp lịch đại: trình bày lịch sử theo thời gian trước sau, giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử.

+ Phương pháp đồng đại: trình bày lịch sử theo không gian ở cùng giai đoạn, giúp người đọc thấy được ở cùng thời điểm có những sự kiện nào.

– Phương pháp tiếp cận liên ngành: sử học khai thác thông tin các ngành khoa học để làm sáng tỏ sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan.

Yêu cầu số 2:

Sơ đồ 1.3 phản ánh:

+ Phương pháp (nghiên cứu) lịch sử của sử học. Vì: sơ đồ hình 1.3 đã mô tả các sự kiện tiêu biểu trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 – 1986

+ Phương pháp (trình bày) lịch đại của sử học. Vì: sơ đồ hình 1.3 đã trình bày các sự kiện lịch sử theo thời gian trước – sau, giúp người đọc thấy được tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam trong những năm 1030 – 1086.

Luyện tập và Vận dụng (trang 12)

Luyện tập 1 trang 12 Lịch sử 10: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988): “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan.

Trả lời:

– Giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

– “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần” – có nghĩa là: hiện thực lịch sử chỉ xảy ra một lần duy nhất, không thay đổi được và cũng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Còn nhận thức lịch sử có thể thay đổi theo thời gian và có nhiều quan điểm khác nhau do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu có sự khác nhau.

– “Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan” – có nghĩa là: việc ghi chép lịch sử cần phải trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra trong quá khứ, không được ghi chép sai lệch, thêm – bớt; đồng thời người viết sử cần có cái nhìn khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều về hiện thực lịch sử.

Vận dụng 2 trang 12 Lịch sử 10: Hãy cho biết ý nghĩa câu nói của Gioóc-giơ Ô-oen (người Anh): “Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ”.

Trả lời:

Câu nói của Gioócgiơ Ô-oen đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của lịch sử đối với mỗi cá nhân, mỗi dân tộc: nếu không hiểu biết về lịch sử đất nước mình thì sẽ không biết cội nguồn tổ tiên, quê hương, đất nước; không biết ông cha đã sống, lao động và đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày hôm nay. Và dần dần đất nước đó sẽ bị lãng quên và biến mất mãi mãi.

– Câu nói của Gioócgiơ Ô-oen muốn nhắc nhở đến mọi người, cần phải tìm hiểu về lịch sử dân tộc mình, từ đó hình thành ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, như Bác Hồ đã từng nói: Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 3 trang 12 Lịch sử 10: Tìm kiếm thông tin và giới thiệu những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2-9-1945.

Trả lời:

Các nguồn sử liệu đề cập đến sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2-9-1945:

Sử liệu thành văn:

+ Cuốn sách “Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập” (tác giả: Kiều Mai Sơn),

+ Sách “2/9/1945 qua những trang hồi ức” của tập thể 13 tác giả đã từng tham gia trong cách mạng tháng Tám

+ Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn Độc lập” (tác giả: Vũ Kim Yến và Nguyễn Văn Dương)

+ Sách “Bản tuyên ngôn độc lập thời đại Hồ Chí Minh” (tác giả:Vũ Đình Quyền).

+…

– Sử liệu hình ảnh:

+ Băng ghi hình về sự kiện ngày 2/9/1945. Link video tham khảo:

+ Ảnh chụp quang cảnh sự kiện ngày 2/9/1945

Giải Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Cánh diều (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Bài 5: Khái niệm văn minh

Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

5/5 - (77 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button