Tổng hợp

Tín chỉ carbon là gì? Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam đang ra sao?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Tín chỉ carbon là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 1 tấn carbon dioxide (CO2) hoặc khối lượng của một khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (tCO2e). Việc mua bán sự phát thải khí CO2 hay mua bán carbon trên thị trường được thực hiện thông qua tín chỉ.

Tín chỉ carbon là gì?
Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon là một giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng carbon dioxide nhất định hoặc các khí nhà kính khác. Một tín chỉ cho phép phát thải một tấn carbon dioxide hoặc tương đương trong các khí nhà kính khác.

Bạn đang xem: Tín chỉ carbon là gì? Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam đang ra sao?

Tín chỉ carbon là một nửa của chương trình được gọi là “giới hạn và thương mại”. Các công ty gây ô nhiễm được trao các khoản tín dụng cho phép họ thải một lượng đến một giới hạn nhất định. Giới hạn đó được giảm theo định kỳ. Trong khi đó, công ty cũng có thể bán bất kỳ khoản tín chỉ không cần thiết nào cho một công ty khác có nhu cầu.

Do đó, các công ty được khuyến khích gấp đôi để giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Đầu tiên, họ phải chi tiền cho các khoản tín chỉ bổ sung nếu lượng khí thải của họ vượt quá giới hạn. Thứ hai, họ có thể kiếm tiền bằng cách giảm lượng khí thải và bán các tín chỉ dư thừa của họ.

Ví dụ, một công ty tạo ra 12 tấn khí thải trong khi giới hạn cho phép là 10 tấn, thì họ có thể mua lại 2 tín chỉ từ các công ty tạo khí thải thấp hơn mức giới hạn và có tín chỉ dư. Điều này được xác nhận bởi một bên thứ ba và các tín chỉ được cấp thông qua những nỗ lực này có thể được giao dịch trên thị trường carbon.

Tín chỉ carbon có nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và thị trường nơi chúng được giao dịch. Năm 2019, giá tín chỉ carbon trung bình là 4,33 USD / tấn. Con số này tăng vọt lên tới 5,60 USD / tấn vào năm 2020 trước khi giảm xuống mức trung bình 4,73 USD vào năm 2021.

Lịch sử phát triển thị trường carbon

Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quôc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do carbon (CO2) là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.

Đối tượng tham gia thị trường carbon trong nước

Điều 16 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng tham gia thị trường các-bon trong nước, gồm:

– Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.

– Tổ chức tham gia thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon.

Đối tượng tham gia thị trường carbon trong nước
Đối tượng tham gia thị trường carbon trong nước

Các loại thị trường carbon

Hai loại thị trường carbon chính: thị trường carbon bắt buộc và thị trường carbon tự nguyện

Sau Nghị định thư Kyoto, thị trường carbon đã phát triển mạnh tại các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và cả châu Á. Có hai loại thị trường chính là:

  • Thị trường carbon bắt buộc/Thị trường bắt buộc (mandatory carbon market): thị trường mà việc mua bán carbon dựa trên cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) để đạt được mục tiêu cắt giảm khí nhà kính. Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc đồng thực hiện (JI).
  • Thị trường carbon tự nguyện/Thị trường tự nguyện (voluntary carbon market): dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Bên mua tín chỉ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện để đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) để giảm dấu chân carbon.

Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam đang ra sao?

Việc phát triển thị trường tín chỉ carbon Việt Nam là một trong những công cụ kinh tế đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường từ năm 2020. Tuy nhiên, cho đến nay, việc công nhận và phát hành tín chỉ carbon vẫn phụ thuộc vào bên thứ 3 là các tổ chức hoặc các cơ chế tín chỉ quốc tế. Hình ảnh của bên bán ở Việt Nam thì vẫn còn khá mờ nhạt.

Trên thế giới, có một số công ty tư nhân cung cấp các khoản bù đắp carbon cho các công ty khác đang tìm cách giảm lượng khí thải carbon ròng của họ. Các khoản bù đắp này thể hiện các khoản đầu tư hoặc đóng góp vào lâm nghiệp hoặc các dự án khác có lượng khí thải carbon âm. Người mua cũng có thể mua các khoản tín dụng có thể giao dịch trên sàn giao dịch carbon như Xpansive CBL có trụ sở tại New York hoặc Sàn giao dịch AirCarbon của Singapore.

Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã quyết định về quy mô giới hạn sẽ cho phép đối với lượng phát thải khí nhà kính của các công ty, vốn đã tăng lên đáng kể khi các chuỗi cung ứng dịch chuyển đến Việt Nam.

Đầu năm nay, Việt Nam đã lập ra một danh sách 1.912 tập đoàn, bao gồm hầu hết các doanh nghiệp lớn, từ Panasonic, Seoul Semiconductor cho đến nhà sản xuất xe tay ga Piaggio và tập đoàn thực phẩm Masan, phải tiến hành kiểm kê lượng khí thải và lập kế hoạch giảm thiểu.

Việt Nam có khả năng bắt đầu bằng việc giới hạn và buôn bán tín chỉ carbon trong nước, theo đó thị trường sẽ định giá tín chỉ carbon trước khi liên kết với một hệ thống quốc tế, mở ra cho nhiều công ty hơn muốn mua bù đắp carbon. Chính phủ dự kiến sẽ ban hành một loạt các nghị định và thông tư vào cuối năm 2022.

Và phản ứng của các doanh nghiệp?

Các nhà sản xuất nước ngoài cho biết họ đang tìm cách tuân thủ hệ thống giới hạn và thương mại đang chờ xử lý của Việt Nam.

Apple, Samsung, Target, Mulberry, và những công ty khác đã cho thấy những động thái hợp tác mạnh mẽ với Chính phủ khi tuyên bố muốn mua điện mặt trời trực tiếp từ các nhà sản xuất thay vì điện lưới. Sự thay đổi này sẽ giúp cắt giảm lượng khí thải, tuy nhiên điều này vẫn chưa được hợp pháp hóa.

Nestlé, người thu mua cà phê lớn nhất thế giới, đang có tham vọng biến chất thải cà phê thành nhiên liệu sinh học. Công ty cũng cho biết họ đang chuyển sang nông nghiệp tái sinh, từ thông dụng mới nhất cho các hoạt động như trồng cây che phủ hút carbon. Gã khổng lồ thực phẩm đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, giống như mục tiêu mà Việt Nam đặt ra.

Trong khi đó, Mercedes-Benz đã ấn định một ngày gần hơn: năm 2039. “Chúng tôi sẽ phối hợp với các hướng dẫn chi tiết sắp tới từ các cơ quan liên quan để hoàn thành các cột mốc quan trọng cần thiết”, một đại diện của công ty cho biết.

Ngoài ra, “gã khổng lồ” điện tử của Nhật Bản Panasonic đã bày tỏ sự ủng hộ đối với quy định này, trong khi nhà sản xuất bia Carlsberg cho biết họ đang tích cực chuẩn bị để thực hiện.

Điều này có ý nghĩa gì?

Trên thực tế, việc cắt giảm ô nhiễm thành công có thể sẽ tốn kém rất nhiều tiền bạc. Nhưng chuyên gia năng lượng Nguyễn Đăng Anh Thi cho rằng, tín chỉ carbon của Việt Nam có thể sẽ khiến các công ty gây ô nhiễm phải giảm thiểu khả năng phát thải vì tín chỉ có hạn. “Hệ thống này mang lại cho các doanh nghiệp động lực mạnh mẽ để tiết kiệm tiền bằng cách cắt giảm lượng khí thải một cách hiệu quả”, ông Thi cho biết.

Trong khi nhà kinh tế môi trường hàng đầu Muthukumara Mani tại WB, cố vấn cho Việt Nam về thị trường carbon cũng cho rằng, hệ thống này sẽ thúc đẩy “các doanh nghiệp chuyển sang công nghệ sạch hơn, ít carbon và hiệu quả hơn, vì giờ đây việc gây ô nhiễm sẽ trở nên tốn kém”.

Việt Nam: Vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025

Ngày 07/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Nghị định này có quy định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước. Trong đó, giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ: Xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025; Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon.

Giai đoạn từ năm 2028, sẽ: Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức trong năm 2028; Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.

Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam đang ra sao?
Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam đang ra sao?

Các thị trường carbon lớn trên thế giới

Thị trường thương mại phát thải quốc tế đầu tiên là của Liên minh châu Âu, vận hành từ năm 2005. Đây là công cụ chính sách quan trọng bậc nhất của Liên minh châu Âu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, thực thi cam kết trong Nghị định thư Kyoto trước đây và sau này là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thị trường này chiếm khoảng 45% tổng lượng phát thải toàn châu Âu và khoảng 3/4 thị trường phát thải carbon toàn cầu.

Trung Quốc bắt đầu đề cập xây dựng thị trường carbon trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2015 và sau đó đã tiến hành thí điểm diện rộng tại các khu vực, thành phố với các mức độ kinh tế đa dạng khác nhau. Ngày 16/7/2021, thị trường giao dịch trao đổi carbon Trung Quốc đã chính thức vận hành nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon năm 2060.

Cơ hội cho lâm nghiệp hay thách thức với doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam?

Tín chỉ carbon là chứng nhận đại diện cho quyền phát thải ra một tấn carbon dioxide (CO2) hoặc khí nhà kính khác được tổng hợp tương đương 1 tấn CO2 (viết tắt là tCO2e). Đây là đơn vị mua bán trên thị trường tín chỉ carbon.

Thị trường mua bán tín chỉ carbon đang dần nóng lên ở Việt Nam, đặc biệt sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố tại hội nghị COP26 rằng Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050, từ đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022 về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Bộ Tài nguyên và Môi trường  đã xây dựng đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” hướng tới mục tiêu đến sẽ bắt đầu thí điểm từ năm 2025 Việt Nam và đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon. Tuy nhiên, để vận hành thị trường này với quỹ thời gian không còn nhiều, sẽ còn rất nhiều vấn đề liên quan đến năng lực kỹ thuật của các bên tham gia thị trường cần giải quyết.

Tiềm năng cho ngành lâm nghiệp

Nhiều năm nay, Việt Nam sản xuất được và bán tín chỉ carbon, nhưng những giao dịch này chưa được chú ý nhiều. PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi, phó chủ tịch Hội Chủ rừng Việt Nam, cho biết trên thế giới thị trường tín chỉ carbon đã hình thành từ lâu và ngành lâm nghiệp Việt Nam có hai cơ hội: một là tín chỉ carbon rừng được hình thành từ việc chống mất rừng sẽ đóng góp vào giảm phát thải quốc gia, hai là tín chỉ carbon được cây cối trong rừng hấp thụ lại. Hai loại này nếu làm tốt hằng năm thì có thể dư ra khoảng 50 – 70 triệu tấn tín chỉ carbon, nếu xuất khẩu thành công thì số tiền thu về lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra câu hỏi về chính sách rằng rừng là bể chứa cacbon, nhưng cacbon được quy đổi ra sẽ thuộc về ai, chủ rừng hay người dân. Từ đó, ông cho rằng để Việt Nam có thể phát triển thị trường tín chỉ carbon, cần quy định rõ: carbon rừng là hàng hóa thì sẽ được dán nhãn ra sao, thuế chịu như thế nào, đo đếm ra sao, thuộc danh mục hàng hóa nào… ?

Hiện nay, Quảng Nam là tỉnh đầu tiên trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho lập đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Theo phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu, dự kiến trong giai đoạn thí điểm sẽ lựa chọn được nhà đầu tư vào dự án, đàm phán, đồng thời ký hợp đồng đầu tư, thu mua tín chỉ carbon rừng ; tính đến nay đã có 5 công ty, tổ chức nước ngoài bày tỏ quan tâm đầu tư và mong muốn mua tín chỉ carbon rừng của Quảng Nam. Đề án xây dựng lộ trình ngay năm 2022 sẽ bán 1,5 triệu tín chỉ của các năm 2018, 2019 và 2020, tức bình quân mỗi năm bán 0,5 triệu tín chỉ. Cũng theo đó, đối tượng chính hưởng lợi từ đề án thị trường mua bán tín chỉ carbon là chủ rừng, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Doanh nghiệp phải chuyển mình phù hợp

Hiện nay, EU đang tiến hành kế hoạch để đạt được mục tiêu tham vọng trở thành lục địa trung hòa khí hậu vào năm 2050. Do đó, tháng 12/2022 họ đã đưa ra cơ chế để ngăn chặn tính trạng « rò rỉ các – bon » có tên gọi Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon. Cơ chế này có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu các loại hàng hóa như điện, sắt thép, phân bón, nhôm và xi măng của một số nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là 5 đối tác thương mại hàng đầu của EU tại Châu Á gồm: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu. Nếu lượng khí thải này vượt quá tiêu chuẩn của châu Âu, doanh nghiệp bắt buộc phải mua chứng chỉ khí thải theo mức giá carbon hiện nay tại châu Âu. Hiện nay, Việt Nam đang xếp thứ 11 về hàng hóa nhập khẩu vào EU và phần lớn các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta vào thị trường này không thuộc các nhóm ngành kể trên, tuy nhiên phạm vi có thể sẽ mở rộng và bao gồm nhiều sản phẩm hơn, do đó, chúng ta cần chuẩn bị một cách kĩ lưỡng nhất để tránh trường hợp bị động trong tương lai.

Cơ hội cho lâm nghiệp hay thách thức với doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam?
Cơ hội cho lâm nghiệp hay thách thức với doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam?

Hàng hóa Việt Nam muốn xuất khẩu đi các thị trường khó tính bắt buộc phải đảm bảo các tiêu chí chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động cũng như an toàn môi trường

Trước mắt, đã có danh mục gần 2.000 doanh nghiệp phát thải lớn như : Thép, nhiệt điện, quản lý chất thải rắn, sản xuất xi măng sẽ được giao nhiệm vụ kiểm kê phát thải theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo lộ trình, từ năm 2026 trở đi, các doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng kế hoạch giảm phát thải. Như vậy, tính từ thời điểm này, các doanh nghiệp sẽ có khoảng thời gian đủ dài để có thể tìm hiểu và xây dựng kế hoạch phù hợp với mô hình và hoạt động của mình, đặc biệt là nghiên cứu kĩ các vấn đề liên quan đến kiểm kê, giám sát phát thải KNK và MRV (đo đạc, báo cáo, thẩm định); tính toán mức tiêu hao năng lượng và phát thải KNK trong sản xuất, kinh doanh….

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Tín chỉ carbon là gì. Mọi thông tin trong bài viết Tín chỉ carbon là gì? Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam đang ra sao? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (5 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button