Tổng hợp

Tứ Đại Thiên Vương là ai? Những thông tin bạn nên biết về Tứ Đại Thiên Vương

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Tứ Đại Thiên Vương là ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Tứ Đại Thiên Vương là ai?

Trong Phật giáo, Tứ Đại Thiên Vương còn được biết đến với tên gọi là Tứ Đại Kim Cương. Bốn vị Thiên Vương có phong thái khác nhau nhưng đầy vẻ uy vũ. Trang phục của các Thiên Vương khác nhau đó là 4 đại bào màu xanh, trắng, lục, đỏ.

Tứ Đại Thiên Vương được coi là vị trí ban Cảnh vệ giúp bảo vệ chùa, giữ vai trò giữ gìn Phật pháp, duy trì sự ổn định xã hội, trông nom bốn phương tám hướng để mưa thuận gió hòa. Cũng chính vì lý do đó mà còn được gọi là “Hộ thế Thiên Tôn”, “Tứ Đại Thiên Vương Hộ Pháp.

Bạn đang xem: Tứ Đại Thiên Vương là ai? Những thông tin bạn nên biết về Tứ Đại Thiên Vương

Tứ Đại Thiên Vương là ai?
Tứ Đại Thiên Vương là ai?

Theo kinh Phật của Ấn Độ thì bốn vị Thiên Vương chính là bốn vị tướng của Thiên Đế.

Theo một truyền thuyết kinh Phật khác, thế giới được chia làm 4 đại châu, mỗi Thiên Vương sẽ cai quản và bảo vệ một Đại Châu. Nơi ở của các vị Thiên Vương đó là đỉnh Đa La, nằm ở ngọn Tu Di và thường được nhắc đến trong kinh sách nhà Phật.

Tứ Đại Thiên Vương gồm có:

  • Đông phương Thiên Vương hay Trí Quốc Thiên Vương (Dhritarashtra): Đây là vị thần trấn giữ phương Đông, giúp bảo hộ chúng sinh, hộ trì quốc gia.
  • Tây phương Thiên Vương hay Quảng Mục Thiên Vương (Virupaksha): Vị thần trấn giữ phương Tây với đôi mắt hung tợn nhìn thấu mọi sự trên thế gian.
  • Nam phương Thiên Vương hay Tăng Trưởng Thiên Vương (Virudhaka): Đây là vị thần trấn giữ phương Nam, giúp chúng sinh tăng trưởng thiện căn, bảo vệ cho Phật pháp không bị phá hoại.
  • Bắc phương Thiên Vương hay Đa Văn Thiên Vương (Vaishravana): Vị thần trấn giữ phương Bắc với khả năng nghe nhiều, biết nhiều mọi sự việc trên thế gian.

Nguồn gốc Tứ Đại Thiên Vương 

Truyền thuyết Trung Quốc đã nhắc tới Tứ Đại Thiên Vương từ thế kỷ thứ 4 nhưng phải đến thời Đường (thế kỷ thứ 7) người dân mới thực sự thờ cúng các vị Thiên Vương. Mỗi vị Thiên Vương có 91 con trai, 8 tướng quân giúp canh giữ mười phương.

Tương truyền, vào năm 742, Đại sư Bất Không Kim Cương niệm chú Đà La Ni gọi các vị Thiên tướng xuống giúp chống giặc ngoại xâm. Bắc Thiên Vương và Tây Thiên Vương hiện xuống đẩy lùi giặc, nhà vua nhớ ơn và xây dựng tượng các vị trong chùa.

Sau khi đạo Phật truyền nhập vào Trung Quốc, Tứ Đại Thiên Vương đã có trang phục, binh khí thậm chí là chức trách Hán hóa. Cụ thể:

  • Thiên Vương Tăng Trưởng cầm kiếm vì mũi kiếm được gọi là “phong” (mũi nhọn), lấy chữ đồng âm là “phong” gió, chức trách của Ngài là “phong”.
  • Thiên Vương Trì Quốc ôm cây đàn tì bà, nếu muốn gảy đàn thì phải điều chỉnh các dây nên lấy chữ “điều” và chức vụ của Ngài là “điều”.
  • Thiên Vương Đa Văn cầm cái dù. Vì trời có mưa thì mới cầm du nên lấy chữ “vũ” (mưa) và chức vụ là “vũ”.
  • Thiên Vương Quảng Mục có con rồng cuốn ở trên tay vì rồng và rắn đều phải “thuận” nên đã lấy chữ “thuận”, chức vụ của Ngài là “thuận”.

Tứ Đại Thiên Vương được cho là đang sống ở tầng trời Cātummahārājika, (tiếng Pāli Cātummahārājika) trên sườn thấp của núi Tu Di, đó là mức thấp nhất của chư thiên Dục giới ((Kāmadhātu). Họ là người bảo vệ thế giới, chống lại cái ác, mỗi người có thể chỉ huy một quân đoàn của những sinh vật siêu nhiên để bảo vệ Phật pháp.

Bạn có thể tìm thấy mối liên hệ giữa bốn phương hướng và các yếu tố, mùa, hành tinh,…hay ngũ hành trong thuật bói toán của Trung Hoa. Nhưng các phương hướng được gán cho Tứ Thiên Vương đại diện cho truyền thống độc lập và không tương ứng với sự kết hợp màu sắc, phương hướng truyền thống của Trung Quốc.

Tứ Đại Thiên Vương đều phục vụ Đế Thích Thiên – vị thần lãnh đạo trong cung trời Đao Lợi (Trāyastriṃśa). Vào các ngày 8, 14, 15 âm lịch hàng tháng, Tứ Đại Thiên Vương sẽ phái sứ giả hoặc tự mình đi kiểm tra tình hình người dân sinh sống ở nơi mình cai quản rồi báo cáo công việc với hội đồng các vị Đao Lợi.

Theo lệnh của Đế Thích Thiên, Tứ Đại Thiên Vương sẽ đứng canh gác để bảo vệ Đao Lợi Thiên Cung khỏi các cuộc tấn công của A-tu-la (Asuras) – kẻ phá hoại vương quốc của các vị thần. Và họ cũng phát nguyện bảo vệ Đức Phật, đạo Pháp; giúp người theo đạo Phật khỏi nguy hiểm.

Những câu chuyện và hình tượng về Tứ Đại Kim Cương xuất hiện trong các bản ghi chép ban đầu của Phật giáo và được phát triển đầy đủ hơn với Đại thừa sau này. Chúng phổ biến ở trong tất cả các trường phái Phật giáo Tây Tạng.

Nguồn gốc Tứ Đại Thiên Vương 
Nguồn gốc Tứ Đại Thiên Vương 

Tứ Đại Thiên Vương xuất hiện trong nghệ thuật Phật giáo tương đối ít. Chủ yếu ở các hình thức, thứ nhất là một thành viên trong số 25 nhân vật bao gồm Phật Thích Ca Mâu Ni và 16 vị La Hán; thứ hai là bức tranh tường ở lối vào ngôi chùa Phật giáo.

Theo truyền thống, các vị thần thế gian không được phép vào trong các ngôi chùa nên bối cảnh hình thức thứ 3 tìm thấy với các bức tranh Mạn – đà – la. Nơi Tứ Đại Kim Cương được minh họa như các vị thần phụ, những người bảo vệ cửa hoặc ở trong đoàn tùy tùng bên ngoài.

Ý nghĩa của việc thờ phụng Tứ Đại Thiên Vương Hộ Pháp tại các chùa

Bộ tượng đá tứ Đại Thiên Vương xuất hiện nhiều tại các chùa từ lâu đã là một biểu tượng của nền văn hóa Phật giáo. Mỗi vị thần hộ trì, bảo vệ nhà chùa và trấn giữ bốn phương để bảo hộ chúng sinh, mưa thuận gió hòa, soi đường Phật tử đến với con đường tu hành.

Mỗi vị có mỗi sức mạnh và trách nhiệm canh gác chùa để giữ không gian trang nghiêm, đồng thời bảo hộ chúng sinh khỏi những tai ương và khổ nạn.

Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương trấn giữ phương Đông bảo hộ chúng sinh, giữ gìn bờ cõi, hộ trì quốc gia.

Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương trấn giữ phương Nam, phát triển tính thiện lành trong chúng sinh, bảo vệ cho Phật pháp không bị phá hoại.

Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương trấn giữ phương Tây với đôi mắt hung tợn nhìn thấu mọi sự trên thế gian, luôn tập trung quan sát và dõi theo chúng sinh khắp ba cõi.

Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương trấn giữ phương Bắc với khả năng nghe nhiều, biết nhiều mọi sự việc trên thế gian, có trách nhiệm bảo vệ, hộ trì phật pháp và bảo vệ chúng sinh.

Cách đặt tượng Tứ Đại Thiên Vương

Có không ít gia đình đã thỉnh bộ tượng Tứ Đại Thiên Vương về nhà để thờ phụng nhưng ít ai biết được cách đặt và vị trí phù hợp để nhận được sự gia hộ. Như chia sẻ ở trên của loiphong.vn, mỗi vị thần hộ pháp sẽ bảo vệ một hướng nên bạn cần phải xác định rõ hướng nhà để có hướng đặt phù hợp. Hãy quay mặt tượng về hướng đó.

Cách đặt tượng Tứ Đại Thiên Vương
Cách đặt tượng Tứ Đại Thiên Vương

Thứ nhất chúng ta nên đặt đúng hướng của các bức tượng

Bạn cần đặt tượng đúng hướng của mỗi vị thần vì mỗi vị thần sẽ quay mặt hoặc tọa thủ về hướng tương ứng với vùng trời mà họ bảo vệ

  • Đông Thiên Vương :nVị thần này tay cầm kiếm có khắc chữ Địa, Phong, Thủy, Hỏa. Kim khí này chế ngự khí mộc từ hướng Đông, vì vậy bạn hãy đặt tượng này ở hướng Đông
  • Tây Thiên Vương: Đây là vị thần cầm đàn tỳ bà 4 dây-một loại công cụ sẽ khiến cho những quả cầu lửa từ trên trời rơi xuống bị tiêu diệt ở hướng Tây. Vì vậy tốt nhất hãy đặt tượng này ở hướng Tây
  • Nam Thiên Vương: Đây là vị thần có đặc trưng là tay cầm dù.Khi thần mở ra sẽ tạo ra bóng tối để dập tắt nương lượng hoả từ hướng Nam.Khi có có thể sẽ tạo ra động đất, sóng biển ảnh hưởng đến năng lượng âm. Vị trí tốt khi đặt tượng là ở hướng Nam được luôn được bảo hộ bởi vị thần này.
  • Bắc Thiên Vương: Đây là vị thần một tay cầm ngọc trai, một tay cầm rắn tốt nhất là nên quay về hướng Bắc

Thứ hai là đặt tượng trong nhà và tốt nhất là bên cạnh bàn thờ

Nhiều nhà đặt 4 vị thiên vương này ở ngoài trời vì đất rộng dễ trang trí với không gian nhà. Nhưng thực tế điều này lại không đúng với phong thủy.

Vì các vị thần này đều là bảo hộ cho con người, tạo ra môi trường sống hòa thuận và bình an trong nhà. Nên việc để ngoài trời sẽ không thể kích động khí để các tượng phù hợp bạn.

Tốt nhất là bạn hãy đặt 4 vị thần tướng này hai bên cạnh bàn thờ. Nó sẽ giúp các tượng trở nên linh thiêng hơn và được các thành viên tôn kính, thờ phụng đúng theo tín ngưỡng niềm tin của mình. Điều này sẽ giúp các vị thần cảm nhận được cuộc sống của gia đình bạn, quan sát cách bạn đối nhân xử thế như thế nào, đời sống tu tập của bạn ra sao… Từ đó mà các vị Thiên Vương sẽ phù hộ, độ trì, giúp bạn có cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Thứ ba là thỉnh tượng Tứ Đại Thiên Vương tại cơ sở uy tín

Trong xã hội hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều cơ sở chế tác, tôn tạo và mua bán tượng Tứ Đại Thiên Vương với các chất liệu cũng như giá cả, chất lượng khác nhau.

Đặc biệt trong thời kỳ công nghệ ngày càng phát triển thì việc mua bán tượng Phật trên các sàn thương mại điện tử cũng diễn ra mạnh mẽ, thuận lợi hơn bao giờ hết.

Chính vì vậy việc lừa đảo, lợi dụng lòng tin của những người theo đạo để chuộc lợi xảy ra rất nhiều với các thiệt hại rất lớn, nghiêm trọng. Đây là một hành vi xảo trá, khiến bao người đáng thương bị lừa đảo một số tiền khá lớn. Do đó các quý Sư, Cô, quý Phật tử cần có sự tìm hiểu một cách cẩn thận, kĩ lưỡng, lựa chọn những cơ sở, nhà cung cấp uy tín, có danh tiếng để thỉnh tượng của Tứ Đại Thiên Vương

Đừng vì ham giá rẻ, đừng vì quá chú trọng tới những lời mời gọi đon đả rằng tượng Phật và tượng Tứ Đại Thiên Vương thỉnh giá rất rẻ mà thỉnh phải những tôn tượng không được như ; Tuyệt đối tránh, không nên mua những Pho tượng Tứ Đại Thiên Vương không rõ nguồn gốc xuất xứ cùng chất lượng quá kém.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Tứ Đại Thiên Vương là ai? Mọi thông tin trong bài viết Tứ Đại Thiên Vương là ai? Những thông tin bạn nên biết về Tứ Đại Thiên Vương đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (4 bình chọn)

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button