Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ bao gồm hướng dẫn viết cùng 24 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ
Dàn ý Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ
1. Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
Bạn đang xem: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ (24 mẫu)
2. Thân đoạn:
* Nêu cảm nhận về nội dung:
– Kỉ niệm thời ấu thơ:
+ Hoạt động gắn liền với tuổi thơ: cắt cỏ, chăn bò,…
+ Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng.
* Nêu cảm nhận về nghệ thuật:
– Thể thơ bốn chữ kết hợp với thể lục bát truyền thống.
– Biện pháp nhân hóa, so sánh độc đáo.
3. Kết đoạn: Khái quát cảm xúc, suy nghĩ về đoạn thơ.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 1
Đoạn thơ là một khung cảnh hạnh phúc bình yên của tuổi thơ. Trong tâm trí tác giả, tuổi thơ được hiện lên là những buổi chăn bò, cắt cỏ là những lúc thảnh thơi nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo. Qua lăng kính tưởng tượng phong phú của mình, tác giả cũng hình dung, liên tưởng đến những quả me non giống như lưỡi liềm, lá me xanh giống như dải lụa mềm lửng lơ. Đây là cách liên tưởng rất thú vị và đầy tinh tế.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 2
Đoạn thơ “Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ” trong bài “Gò me” của Hoàng Tố Nguyên đã đem lại cho em những rung cảm sâu sắc. Nhân vật trữ tình nhớ lại thời thơ ấu của mình với những hoạt động như “cắt cỏ, chăn bò”, “gối đầu lên áo”. Đây là công việc quen thuộc của những đứa trẻ chốn thôn quê. Chủ thể thả hồn vào không gian êm đềm của thiên nhiên để thưởng thức tiếng tre xôn xao trong gió, tiếng bướm, chim bay lượn trong không trung. Ông ví me non “cong vắt lưỡi liềm” còn lá “như dải lụa mềm lửng lơ” tạo nên hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp. Bằng thể thơ bốn chữ kết hợp thể lục bát truyền thống và các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, tác giả đã bày tỏ tình yêu thiên nhiên và quê hương sâu sắc.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 3
Bài thơ “Gò Me”, đặc biệt là đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ của tác giả Hoàng Tố Nguyên đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc về nỗi niềm yêu quê, nhớ quê da diết của một con người Nam Bộ đang sống xa quê. Đầu tiên, tác giả nhớ về “thuở ấu thơ”, khi mà tác giả đi “cắt cỏ, chăn bò” với những kỉ niệm đẹp. Khi ra đồng cắt cỏ, “gối đầu lên áo” và “nằm dưới hàng me”, tác giả thấy thiên nhiên quê mình thật đẹp. Đó là nơi có “tre thổi sáo”, có những chú “bướm”, có những chú chim dễ thương. Nơi đó có lá “me non” cong vắt như lưỡi liềm và lá xanh “như dải lụa mềm lửng lơ”. Biện pháp nhân hóa “tre thổi sáo” và biện pháp so sánh lá me cong như “lưỡi liềm”, lá xanh như dải lụa mềm đã góp phần làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 4
Từ cảm xúc của thiên nhiên, con người, mạch thơ trong Gò Me đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tình yêu của nhà thơ trước quê hương. Quê hương, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao, nỗi nhớ và hi vọng. Với Hoàng Tố Nguyên cũng thế, ông say sưa mơ màng về một thuở ấu thơ bình dị, trong mát nơi làng quê:
“Ôi, thuở ấu thơ
Cắt cỏ, chăn bò
Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”
Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Tuổi thơ của tác giả là những ngày tháng êm đềm, bình dị mà chan chứa yêu thương. Đó là tuổi thơ trong mát, thấm đẫm kỉ niệm của trẻ em nông thôn, cùng cắt cỏ, chăn bò, hòa vào thiên nhiên, lắng nghe những giai điệu dịu mát từ thiên nhiên vọng về. Đoạn thơ giản dị về ý tứ nhưng lại mênh mông những nỗi niềm yêu mến, tự hào về miền quê thân yêu.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 5
“Ôi, thuở ấu thơ
Cắt cỏ, chăn bò
Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”
Đoạn thơ trên mở đầu với lời thán từ “Ôi” để bộc lộ cảm xúc trào dâng. Nhà thơ nhớ về tuổi thơ cắt cỏ, chăn bò đầy kỉ niệm vui tươi, hạnh phúc. Được lắng nghe vạn vật xung quanh, giờ đây chỉ còn lại hoài niệm. Ông nhớ về quá khứ, trong trái tim Hoàng Tố Nguyên sực sôi nỗi nhớ quê da diết. Những hình ảnh gần gũi, thân thuộc càng dễ chạm đến trái tim người viết cũng như bạn đọc. Đó là một thời thơ ấu đẹp. Dù xa quê nhưng nỗi nhớ luôn khắc khoải trong tâm hồn nhà thơ.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 6
Trong bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên, tôi cảm thấy yêu thích nhất là đoạn thơ:
“Ôi, thuở ấu thơ
Cắt cỏ, chăn bò
Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”
Đoạn thơ đã gợi nhắc cho tôi những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Đó là những ngày ở ngoài đồng cắt cỏ, chăn bò hay khi nằm “gối đầu lên áo”, “dưới hàng me” để “nghe tre thổi sáo”. Hình ảnh cây tre được nhân hóa, giống như một sinh thể cũng có tâm hồn vậy. Tâm hồn của tôi như đang phiêu du theo bướm, theo chim. Ngoài ra, tác giả đã có một liên tưởng thật phong phú khi ví những quả me non trông hệt lưỡi liềm, còn lá me thì hệt như một dải lụa mềm. Điều đó góp phần cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên Gò Me. Như vậy, với thể thơ bốn chữ kết hợp thể lục bát truyền thống và biện pháp tu từ độc đáo, bài thơ khiến em thêm trân trọng tấm lòng yêu quê hương của tác giả.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 7
Bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên đã để lại cho em nhiều ấn tượng, đặc biệt là khổ thơ:
“Ôi, thuở ấu thơ
Cắt cỏ, chăn bò
Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”
Với khổ thơ này, em như được nhớ lại những kỉ niệm về thời thơ ấu. Tất cả đã quá đỗi quen thuộc với công việc cắt cỏ, chăn bò. Hình ảnh nhân vật tôi nằm gối đầu lên áo, nằm dưới hàng me và lắng nghe gió thổi qua lá tre như tiếng sáo. Và lúc này, trong lòng tôi đang phiêu lãng theo cánh bướm, cánh chim. Không chỉ vậy, thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng đã được khắc họa rõ nét qua biện pháp so sánh “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”. Nhờ thể thơ bốn chữ kết hợp thể lục bát truyền thống và biện pháp so sánh, nhân hóa “nghe tre thổi sáo”, tác giả đã thành công trong việc bày tỏ tình cảm đối với quê hương.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 8
Đến với bài thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên, em cảm thấy rất yêu thích đoạn thơ:
“Ôi, thuở ấu thơ
Cắt cỏ, chăn bò
Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”
Chắc hẳn, mỗi người đều có những kỉ niệm tuổi thơ của riêng mình. Trong đoạn thơ này, tác giả đã gợi nhắc lại một tuổi thơ rất quen thuộc của những đứa trẻ làng quê. Đó là những ngày ở ngoài đồng cắt cỏ, chăn bò hay gối đầu lên áo. Đó là những ngày nằm dưới hàng me, lắng nghe tiếng tre rì rào, lòng theo bướm theo chim. Nhà thơ như chìm vào không gian của tuổi thơ. Với hình ảnh quả me non được liên tưởng với lưỡi liềm, còn chiếc lá xanh như dải lụa. Những liên tưởng, so sánh giàu sức gợi hình. Thiên nhiên hiện lên mới tươi vui, sức sống làm sao!
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 9
Bài thơ “Gò me” của Hoàng Tố Nguyên đã để lại cho em nhiều ấn tượng, đặc biệt là đoạn thơ:
“Ôi, thuở ấu thơ
Cắt cỏ, chăn bò
Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”
Chỉ với vài câu thơ, tác giả đã gợi nhớ về một tuổi thơ yên bình, vui vẻ nơi làng quê. Những công việc đã rất quen thuộc như cắt cỏ, chăn bò chắc hẳn bất kì đứa trẻ thôn quê nào cũng từng làm. Rồi cả đến lúc thảnh thơi nằm dưới hàng me, nghe gió thổi qua tiếng tre rì rào; lòng theo cánh bướm, cánh chim bay thật xa. Thiên nhiên hiện lên tràn đầy sức sống, sinh động với hình ảnh quả me được liên tưởng với lưỡi liềm, lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh gần gũi, chứa chan niềm yêu thương.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 10
Đến với bài “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên, ta sẽ được sống lại trong những kí ức tuổi thơ êm đẹp qua đoạn thơ từ “Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”. Sở dĩ đây là một trong những đoạn thơ nổi bật nhất bài bởi vì cách nhà thơ lựa chọn hình ảnh thật sinh động, hấp dẫn hơn hết. Đó chính là nỗi niềm cảm thán về thời ấu thơ với rất nhiều kỉ niệm mà ai cũng sẽ trải qua. Những lần cắt cỏ, chăn bò, gối đầu lên áo, ngồi nghe tiếng sáo thổi dưới hàng me… gợi nên một nhịp sống chậm rãi, yên bình nhưng không kém phần vui tươi, nhộn nhịp. Bỗng chốc thấy quả me thì cong vắt như hình lưỡi liềm, còn lá me lại xanh dài như tơ lụa. Nhà thơ thật tài tình khi sử dụng biện pháp so sánh gợi nên không gian cảnh vật thanh bình, qua đó bộc lộ tình yêu quê hương thắm thiết của chính ông.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 11
Ai trong chúng ta cũng có một tuổi thơ riêng tuyệt vời gắn liền với sự vật xung quanh. Đến với đoạn thơ trong bài “Gò Me” của tác giả Hoàng Tố Nguyên, ta còn được đắm mình trong tình yêu của ông dành cho quê hương đất nước qua những kỉ niệm tuổi thơ. Đó là một làng quê thanh bình, dịu êm với những lần cắt cỏ, chăn bò, gối đầu lên áo vô cùng quen thuộc của trẻ em thôn quê. Nhà thơ chìm vào trong hồi ức với âm thanh du dương của tiếng sáo, tiếng những loài động vật bướm và chim. Lá thì xanh được so sánh với “dài lụa mềm lửng lơ” tạo nên một hình ảnh tuyệt đẹp. Tất cả tạo nên một khung cảnh bình dị, chứa chan niềm hạnh phúc và yêu thương.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 12
Từ cảm xúc của thiên nhiên, con người, mạch thơ trong “Gò Me” đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tình yêu của nhà thơ trước quê hương. Cả quê hương, đất trời thường gợi lên ở mỗi con người niềm khao khát, nỗi nhớ và hi vọng. Với Hoàng Tố Nguyên cũng vậy, ông say sưa mơ màng về một thuở ấu thơ bình dị, trong mát nơi làng quê thanh bình:
“Ôi, thuở ấu thơ
Cắt cỏ, chăn bò
Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”
Có thể thấy, lời thơ được ngân lên thành lời ca. Tuổi thơ của tác giả là những ngày tháng êm đềm, bình dị mà chan chứa yêu thương. Đó là tuổi thơ trong mát, thấm đẫm kỉ niệm của trẻ em nông thôn, cùng cắt cỏ, chăn bò, hòa vào thiên nhiên và lắng nghe những giai điệu dịu mát từ thiên nhiên vọng về. Đoạn thơ thật giản dị về ý tứ nhưng mênh mông những nỗi niềm yêu mến, tự hào về miền quê thân yêu.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 13
Đoạn thơ từ “Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh dải lụa mềm lửng lơ” trong bài “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên đã vẽ nên khung cảnh hạnh phúc, bình yên của tuổi thơ. Trong tâm trí tác giả, tuổi thơ hiện lên qua những buổi chăn bò, cắt cỏ là những lúc thảnh thơi nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo. Qua lăng kính tưởng tượng phong phú của mình, tác giả hình dung, liên tưởng đến những quả me non trông giống như lưỡi liềm. Còn những lá me xanh thì giống như dải lụa mềm lửng lơ. Đây là cách liên tưởng hết sức thú vị và đầy tinh tế.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 14
Em như được sống trong những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp qua đoạn thơ từ “Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”. Ở đoạn thơ, ta thấy được những hoạt động vốn dĩ rất quen thuộc với trẻ con ở chốn thôn quê như chăn bò, cắt cỏ. Chủ thể trữ tình “gối đầu lên áo”, “nằm dưới hàng me” để thả hồn vào không trung, lắng nghe những thanh âm của tự nhiên. Tất cả gợi nên một nhịp sống chậm rãi, thanh bình nhưng không kém phần tươi vui. Nhà thơ rất tinh tế khi vận dụng biện pháp so sánh trong câu “lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”. Câu thơ đã diễn tả được sự mềm mại, uyển chuyển của lá cây. Với thể thơ bốn chữ kết hợp với thể lục bát truyền thống và biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ tình yêu quê hương thắm thiết của mình.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 15
Đến với đoạn thơ từ “Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”, em như đắm chìm trong những kỉ niệm thời thơ ấu. Những lần cắt cỏ, chăn bò, gối đầu lên áo, nằm dưới hàng me trở thành kí ức không thể phai mờ trong tâm trí của chủ thể trữ tình. Nhân vật trữ tình thả hồn vào không trung để cảm nhận âm thanh từ tre. Lòng người rộn ràng, phiêu lãng theo cánh bướm, cánh chim. Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng được khắc họa rõ nét qua biện pháp so sánh “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”. Nhờ thể thơ bốn chữ kết hợp thể lục bát truyền thống và biện pháp so sánh, nhân hóa “nghe tre thổi sáo”, tác giả đã thành công trong việc bày tỏ tình cảm đối với quê hương.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 16
Đọc bài thơ “Gò me” của tác giả Hoàng Tố Nguyên, em được đắm chìm trong những kỉ niệm thời thơ ấu qua đoạn thơ từ “Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh dải lụa mềm lửng lơ”. Điều tác giả nhớ nhất khi nhớ lại kỉ niệm thời thơ ấu đó là những lần chăn bò, cắt cỏ, “nằm dưới hàng me”. Nhà thơ phiêu lãng theo cánh bướm, cánh chim để rồi đã có một phát hiện đầy tinh tế và thú vị đó là hình ảnh “Me non cong vắt lưỡi liềm/ Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”. Ông hoàn toàn chìm đắm trong không gian tuổi thơ. Đoạn thơ với thể thơ bốn chữ kết hợp thể thơ lục bát truyền thống, ngôn từ mộc mạc và các biện pháp tu từ đặc sắc như so sánh “như dải lụa mềm lửng lơ”, nhân hóa “tre thổi sáo” đã diễn tả được tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc của tác giả. Đối với em, đây vẫn là đoạn thơ em đặc biệt yêu thích trong bài.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 17
Đoạn thơ từ “Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh dải lụa mềm lửng lơ” trong bài “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên đã gợi cho em nhớ lại về kí ức yên bình, tươi đẹp của tuổi thơ. Trong suy nghĩ của nhà thơ, tuổi thơ hiện lên với những lần đi chăn bò, cắt bỏ, “gối đầu lên áo”, “nằm dưới hàng me”. Tre như được thổi hồn, trở nên có sức sống thông qua biện pháp nhân hóa “tre thổi sáo”. Nhân vật trữ tình thả hồn vào không trung, lòng phiêu du theo chim, theo bướm. Ngoài ra, tác giả còn có những liên tưởng hết sức phong phú khi ví những quả me non trông hệt lưỡi liềm còn lá me thì hệt như một dải lụa mềm. Với thể thơ bốn chữ kết hợp thể lục bát truyền thống và biện pháp tu từ độc đáo, bài thơ khiến em thêm trân trọng tấm lòng yêu quê hương của tác giả.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 18
Đoạn thơ bắt đầu bằng thán từ “Ôi” như một lời xuýt xoa với đầy hoài niệm và tiếc nuối. Tác giả nhớ về kỉ niệm tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ ngoài đồng. Đến lúc mệt thì về nằm nghỉ dưới gốc me thân thương. Để thả hồn vào thiên nhiên, vào mây gió, để mộng mơ với cánh bướm, tiếng chim, điệu sáo. Sự bình yên, thư thái và dễ chịu của ngày nắng ấm ấy lâng lâng trong từng vần thơ. Nó khiến cho người đọc cảm nhận sâu sắc tình yêu thương và nhung nhớ chưa bao giờ vơi của nhà thơ.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 19
Đoạn thơ với các câu thơ ngắn dài khác nhau, không theo một quy luật cố định nào, đã tạo khoảng rộng cho nhịp hồi tưởng của nhà thơ. Đó là những kỉ niệm chăn trâu cắt cỏ, nằm nghỉ dưới hàng me của chính tác giả. Kỉ niệm ấy gắn liền với hình ảnh cây me thân thuộc, gợi về miền kí ức thần tiên. Đó là những ngày tháng vô lo vô nghĩ, có thể thảnh thơi nằm mộng mơ dưới gốc me, thả hồn theo chim, theo bướm, theo tiếng sáo diều. Hình ảnh ấy vừa thơ mộng vừa lãng mạn, khiến đoạn thơ trở nên du dương như có nhịp hò văng vẳng. Đoạn thơ đã tái hiện lại những kỉ niệm tuổi thơ đẹp nhất và ý nghĩa nhất, mà có lẽ cả cuộc đời này, nhà thơ cũng không thể nào quên được.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 20
Bài thơ “Gò Me”, đặc biệt là đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ của tác giả Hoàng Tố Nguyên đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc về nỗi niềm yêu quê, nhớ quê da diết của một con người Nam Bộ đang sống xa quê. Đầu tiên, tác giả nhớ về “thuở ấu thơ”, khi mà tác giả đi “cắt cỏ, chăn bò” với những kỉ niệm đẹp. Khi ra đồng cắt cỏ, “gối đầu lên áo” và “nằm dưới hàng me”, tác giả thấy thiên nhiên quê mình thật đẹp. Đó là nơi có “tre thổi sáo”, có những chú “bướm”, có những chú chim dễ thương. Nơi đó có lá “me non” cong vắt như lưỡi liềm và lá xanh “như dải lụa mềm lửng lơ”. Biện pháp nhân hóa “tre thổi sáo” và biện pháp so sánh lá me cong như “lưỡi liềm”, lá xanh như dải lụa mềm đã góp phần làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 21
Đoạn thơ trên mở đầu với lời thán từ “Ôi” để bộc lộ cảm xúc trào dâng. Quê hương, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao, nỗi nhớ và hi vọng. Tuổi thơ của tác giả là những ngày tháng êm đềm, bình dị mà chan chứa yêu thương. Được lắng nghe vạn vật xung quanh, giờ đây chỉ còn lại hoài niệm. Qua lăng kính tưởng tượng phong phú của mình, tác giả cũng hình dung, liên tưởng đến những quả me non giống như lưỡi liềm, lá me xanh giống như dải lụa mềm lửng lơ. Đây là cách liên tưởng rất thú vị và đầy tinh tế.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 22
Bài thơ ” Gò Me ” của tác giả Hoàng Tố Ngyên là một tác phẩm rất xúc động về tình yêu quê hương hương đất nước của người con xa xứ , trong bài em thích nhất đoạn từ ” ôi thuở ấu thơ đến lá xanh như dải lụa mềm lưởng lơ ” vì đoạn thơ này khiến em rất xúc động . Đọc những câu thơ đầu , em thấy mình như được hoà vào bài thơ , được trở về những ngày tháng trong sáng , vui vẻ tuổi thơ của tác giả ” ôi thuở ấu thơ / cắt cỏ chăn bò/ gối đầu lên áo / nằm dưới hàng me nghe tre thổi sáo ” . Hình ảnh đó gợi cho em tới nhứng đứa trẻ chăn trâu , chiều chiều nằm dưới hàng me thả hồn hoà với khung cảnh thiên nhiên . ” Me non cong vắt lưỡi liềm / lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ” nói về cảnh sắc thiên nhiên nơi Gò Me tuyệt đẹp, nên thơ , xanh mát . Tác giả thể hiên tình yêu , nỗi nhớ quê hương khiến em rất cảm động . Với thể thoe trữ tình , sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh , thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước của tác giả . Bài thơ đã kể lại nhiều cảm xúc khó phai mờ trong lòng em
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 23
Đoạn thơ “Ôi, thuở ấu thơ … Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ” đã gợi lên trong em những rung động sâu sắc. Tuổi thơ sống tại Gò Me được gợi trong kí ức nhà thơ thật gần gũi “Cắt cỏ, chăn bò/ Gối đầu lên áo/ Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo/ Lòng nghe theo bướm, theo chim”. Thiên nhiên Gò Me hiện lên thật nên thơ, sống động với hàng me, tre, bướm, chim. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa được sử dụng làm cho tre cũng giống như con người, biết thổi sáo, qua đó khắc họa âm thanh du dương khi gió lùa qua hàng tre, gợi nhắc đến khung cảnh yên bình thuở ấu thơ. Quả me cong hình lưỡi liềm, lá me được so sánh ví với dải lụa mềm càng làm cho hình ảnh thơ thêm sinh động, hấp dẫn. Đoạn thơ khiến em cảm nhận được nỗi nhớ, tình yêu quê hương của nhà thơ.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ- Mẫu 24
Đoạn thơ “Ôi, thuở ấu thơ … Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ” đã gợi lên trong em những rung động sâu sắc. Tuổi thơ sống tại Gò Me được gợi trong ký ức nhà thơ thật gần gũi “Cắt cỏ, chăn bò/ Gối đầu lên áo/ Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo/ Lòng nghe theo bướm, theo chim”. Thiên nhiên Gò Me được khắc họa nên thơ, sống động với hàng me, tre, bướm, chim. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa được sử dụng làm cho tre cũng giống như con người, biết thổi sáo, qua đó khắc họa âm thanh du dương khi gió lùa qua hàng tre, gợi nhắc đến khung cảnh yên bình thuở ấu thơ. Quả me cong hình lưỡi liềm, lá me được so sánh ví với dải lụa mềm gợi sự sinh động, hấp dẫn. Đoạn thơ khiến em cảm nhận được nỗi nhớ, tình yêu quê hương tái hiện qua những kỉ niệm của nhà thơ.
*****
Trên đây là hơn 24 mẫu Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.
Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập, lớp 7
- Giải Bài 9.29 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 9.30 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.33 trang 21 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.27 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.28 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.29 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống