Học TậpLớp 7

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp (14 mẫu)

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp bao gồm hướng dẫn viết cùng 14 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Mục lục

Dàn ý Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp

– Mở đoạn: Giới thiệu về tình cảm mẹ con trong thơ ca nói chung và trong bài thơ Gặp lá cơm nếp nói riêng.

Bạn đang xem: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp (14 mẫu)

– Thân đoạn:Tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp

+ Khi xa nhà, bỗng dưng gặp lá nếp mà nhớ về mẹ

+ Mùi xôi của mẹ chính là hương vị quê hương

+ Người mẹ hiện lên với những hình ảnh giản dị, tảo tần

+ Câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương

– Kết đoạn: Cảm nhận về mẹ và tình cảm của người con với mẹ qua bài thơ.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp- Mẫu 1

Bài thơ Gặp lá cơm nếp đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp- Mẫu 2

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo chính là một lời nhắn nhủ sâu sắc về tình cảm mẫu tử. Tác giả đã đặt người con vào hoàn cảnh của một người xa nhà nhiều năm, tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hình ảnh gợi cho người con nhớ về bát xôi mùa gặt – hương vị quê hương mà dù đi đâu cũng sẽ nhờ về. Và cả hình ảnh người mẹ giản dị, tảo tần đã “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Từ đó, người con càng thêm nhớ thương mẹ nhiều hơn để bộc lộ nỗi niềm qua câu thơ “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu dành cho mẹ và đất nước luôn thường trực trong trái tim của người con – đó là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng nhất.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp- Mẫu 3

Người lính trong bài thơ Gặp lá cơm nếp, là một người con với tình yêu tha thiết dành cho mẹ, cho quê hương của mình. Chàng xa quê nhà để chiến đấu với quân thù, mang theo những kỉ niệm bên mẹ. Chính tình cảm thiêng liêng ấy đã chắp cho anh sức mạnh và sự kiên cường. Qua hồi ức của anh, người mẹ hiện lên qua hình ảnh cặm cụi nấu nồi xôi nếp cho con ăn. Người mẹ yêu thương, tảo tần ấy là cả một thế giới của người lính. Anh yêu thương, kính trọng và luôn nhớ về mẹ của mình. Mẹ chính là sức mạnh, là suối nguồn yêu thương cho anh thêm động lực để vững tay súng, bảo vệ tổ quốc.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp- Mẫu 4

Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Thanh Thảo cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Câu thơ “Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương” như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp- Mẫu 5

Sau khi đọc xong bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo, người đọc có thể thấy được tình yêu của người con đối với người mẹ. Đó là “nỗi nhớ thương”, “làm sao quên được”, là tiếng thảng thốt để phải kêu lên: “ôi mùi vị quê hương”, hay ngay cả việc “thèm bát xôi mùa gặt”. Người mẹ hiện lên với những hình ảnh giản dị, tảo tần: “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Chỉ là những hình ảnh giản dị vậy thôi nhưng nó là hình ảnh gắn bó, quen thuộc với người con suốt thuở chưa “xa nhà đã mấy năm”. Vì vậy mà người con càng nhớ thương mẹ nhiều hơn. “Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương” nhưng ta có thể thấy hình ảnh mẹ quen thuộc cũng như đất nước, mẹ già và đất nước ở đây như cũng đã hóa làm một, trở thành điều thiêng liêng nhất.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp- Mẫu 6

Người lính trong bài thơ Gặp lá cơm nếp, là một người con với tình yêu tha thiết dành cho mẹ, cho quê hương của mình. Chàng xa quê nhà để chiến đấu với quân thù, mang theo những kỉ niệm bên mẹ. Chính tình cảm thiêng liêng ấy đã chắp cho anh sức mạnh và sự kiên cường.Qua hồi ức của anh, người mẹ hiện lên qua hình ảnh cặm cụi nấu nồi xôi nếp cho con ăn. Người mẹ yêu thương, tảo tần ấy là cả một thế giới của người lính. Anh yêu thương, kính trọng và luôn nhớ về mẹ của mình. Mẹ chính là sức mạnh, là suối nguồn yêu thương cho anh thêm động lực để vững tay súng, bảo vệ tổ quốc.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp- Mẫu 7

Một trong những bài thơ hay viết về tình mẫu tử là “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo. Khi đọc bài thơ này, tôi đã cảm nhận được nỗi nhớ thương của người con dành cho mẹ. Tác giả đã đặt nhân vật người con trong một hoàn cảnh đặc biệt – một người chiến sĩ đã nhiều năm xa nhà. Anh tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp, liền nhớ về mùi hương của bát cơm mùa gặt. Những hình ảnh về mẹ lại hiện lên trong tâm trí của anh. Mẹ tảo tần, vất vả “nhặt lá về đun” để “thổi cơm bếp”. Bát cơm dẻo thơm, gửi gắm tình yêu thương, cả nỗi nhọc nhằn của mẹ. Câu thơ “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương” gợi ra một tình cảm yêu mến và trân trọng của người con dành cho mẹ và đất nước. Nhớ về mẹ, càng yêu thương mẹ nên người con càng vững vàng hơn. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng thật giàu cảm xúc.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp- Mẫu 8

Trong bài thơ Gặp lá cơm nếp, hình ảnh người mẹ được khắc họa một cách mộc mạc nhưng gần gũi và ấm áp. Người mẹ ấy hiện lên qua dáng vẻ tần tảo nhặt lá về đun bếp, nấu cho con chõ xôi nóng hổi. Chỉ vậy thôi, mà biết bao yêu thương và nhung nhớ da diết đã được dịp dâng trào trong trái tim người lính. Qua hình ảnh thơ, em cảm nhận được tình yêu thương của người lính dành cho mẹ của mình. Nhớ về mẹ, anh như trở về là đứa trẻ thơ, được lóc cóc đi theo sau mẹ ra vườn hái lá về nấu xôi. Cũng chính vì quấn quít bên mẹ, yêu thương mẹ đến thế, mà anh quyết định xa nhà, cầm súng chiến đấu với kẻ thù, bảo vệ mẹ và quê hương. Tình cảm ấy mộc mạc, chân chất mà thiêng liêng, cao cả đến không gì có thể sánh được.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp- Mẫu 9

“Gặp lá cơm nếp” được Thanh Thảo sáng tác, nhằm gửi gắm tình cảm dành cho người mẹ. Nhân vật trữ tình trong bài là một người chiến sĩ. Anh đã xa nhà nhiều năm, tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hương vị của bát cơm mùa gặt bỗng nhiên ùa về, khiến cho anh nhớ về người mẹ. Hình ảnh của mẹ hiện lên với vẻ đẹp giản dị, tảo tần sớm hôm đã “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Bát cơm thơm lừng, mang hương vị của quê hương. Người con sẽ không thể quên được. Đặc biệt nhất là câu thơ “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương” cho thấy tình yêu của người con dành cho người mẹ sẽ mãi song hành với tình yêu dành cho đất nước. Người con ra đi chiến đấu để đem đến nền độc lập cho đất nước, cùng là đem đến cuộc sống bình yên cho mẹ. Bài thơ đã sử dụng hình ảnh gần gũi, giọng thơ chân thành đã góp phần diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ tình. Gặp lá cơm nếp là một bài thơ hay viết, đem lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp- Mẫu 10

Đến với bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo, người đọc sẽ thật xúc động trước tình cảm của người con. Tác giả đã đặt nhân vật người con trong một hoàn cảnh đặc biệt – nhiều năm xa nhà. Tình cờ bắt gặp hình ảnh lá cơm nếp, liền nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Để rồi những kỉ niệm về người mẹ cứ thế hiện về trong tâm trí của người con. Hình ảnh người mẹ hiền từ, tần tảo và đảm đang hiện lên đầy chân thực. Câu thơ “Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương” gợi ra một tình cảm yêu mến và trân trọng của người con dành cho mẹ và đất nước. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ năm chữ ngắn gọn, nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp- Mẫu 11

Trong bài thơ Gặp lá cơm nếp, hình ảnh người mẹ được khắc họa một cách mộc mạc nhưng gần gũi và ấm áp. Người mẹ ấy hiện lên qua dáng vẻ tần tảo nhặt lá về đun bếp, nấu cho con chõ xôi nóng hổi. Chỉ vậy thôi, mà biết bao yêu thương và nhung nhớ da diết đã được dịp dâng trào trong trái tim người lính. Qua hình ảnh thơ, em cảm nhận được tình yêu thương của người lính dành cho mẹ của mình. Nhớ về mẹ, anh như trở về là đứa trẻ thơ, được lóc cóc đi theo sau mẹ ra vườn hái lá về nấu xôi. Cũng chính vì quấn quít bên mẹ, yêu thương mẹ đến thế, mà anh quyết định xa nhà, cầm súng chiến đấu với kẻ thù, bảo vệ mẹ và quê hương. Tình cảm ấy mộc mạc, chân chất mà thiêng liêng, cao cả đến không gì có thể sánh được.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp- Mẫu 12

Cha mẹ là người có công sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người, vì thế dù có đi bất cứ nơi đâu thì chúng ta cũng luôn hướng về cha mẹ. Thanh Thảo đã khéo nói hộ chúng ta nỗi nhớ ấy thông qua bài thơ Gặp lá cơm nếp. Khi xa nhà, bỗng dưng gặp lá nếp mà nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương cứ thế ùa về. Nhớ về mẹ là nhớ món xôi của mẹ “bát xôi mùa gặt/ mùi xôi sao lạ lùng”. Mùi xôi của mẹ hay chính là vị quê hương quen thuộc luôn thường trực trong con “thơm suốt đường con”. Tình yêu mẹ, yêu quê hương đất nước không chỉ được thể hiện qua món xôi, qua mùi vị quê hương, tình yêu thương đó đã dâng trào bộc trực ra lời nói “ôi mùi vị quê hương/ con làm sao quên được/ mẹ già và đất nước/ chia đều nỗi nhớ thương”. Mẹ được đặt ngang với đất nước, được người con chia đều nỗi nhớ thương, qua đó chúng ta thấy được tình cảm sâu nặng của người con dành cho người mẹ già yêu quý của mình.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp- Mẫu 13

Tình yêu thương quê hương, đất nước luôn là đề tài nóng được các nhà văn, nhà thơ khai thác để đưa vào tác phẩm của mình. Tác giả Thanh Thảo cũng không là ngoại lệ, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp, bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Câu thơ “Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương” như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị, mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương, bài thơ “Gặp lá cơm nếp” được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp- Mẫu 14

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về nỗi nhớ thương của người con dành cho mẹ. Người con trong bài là một người lính đã xa nhà nhiều năm. Trên đường hành quân, anh vô tình bắt gặp lá cơm nếp nên đã nhớ tới hương vị của bát xôi mùa gặt. Trong kí ức của anh, người mẹ đảm đang, tần tảo đã “nhặt lá về đun” để “thổi cơm bếp”. Bữa cơm mùa gặt chan chứa tình yêu thương của mẹ. Đối với anh, người mẹ luôn là ánh sáng soi đường, người bạn đồng hành trên bước hành trình dài phía trước. Nhớ về mẹ, người lính thổn thức trong lòng hương vị quê hương. Trái tim của người con chia đều cho mẹ già và đất nước. Việc sử dụng ngôn ngữ bình dị, hình ảnh thơ gần gũi, nhà thơ Thanh Thảo đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc tình cảm của người lính dành cho mẹ. Và qua đó, nỗi nhớ thương của người con với mẹ càng thêm in sâu và để lại nhiều cảm xúc ấm áp trong tâm hồn bạn đọc.

*****

Trên đây là hơn 14 mẫu Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

5/5 - (38 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button