Trương Nghệ Mưu là ai? Tiểu sử của Trương Nghệ Mưu
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Trương Nghệ Mưu là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Trương Nghệ Mưu là ai?
Trương Nghệ Mưu (sinh ngày 2 tháng 4 năm 1950) là nam đạo diễn, nhà sản xuất kiêm nhà biên kịch phim, từng là diễn viên kiêm nhà quay phim người Trung Quốc. Ông được mọi người biết đến qua các tác phẩm đình đám như Cao lương đỏ, Anh hùng, Thập diện mai phục, Cúc Đậu, Đèn lồng đỏ treo cao, Thu Cúc đi kiện, Hoàng Kim Giáp, Kim Lăng thập tam thoa, Tử chiến Trường Thành, Vô ảnh và gần đây là Huyền nhai chi thượng.
Ông còn là tổng đạo diễn chương trình khai mạc, bế mạc của Thế vận hội Mùa hè 2008, Paralympic Bắc Kinh 2008, Thế vận hội Mùa Đông 2022 và Paralympic mùa đông Bắc Kinh 2022. Từ năm 2012 ông làm tổng đạo diễn cho các buổi trình diễn nghệ thuật thực cảnh ở Trung Quốc.
Bạn đang xem: Trương Nghệ Mưu là ai? Tiểu sử của Trương Nghệ Mưu
Tiểu sử của Trương Nghệ Mưu
Cha của ông đã từng tốt nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố và bị liệt vào thành phần phản cách mạng trong Cách mạng Văn hóa. Vì thế mà gia đình ông bị mọi người xa lánh.
Say mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, năm 1974 ông mua chiếc máy ảnh đầu tiên. Sau đó nhiều tấm ảnh của ông được đăng báo địa phương. Năm 1979 ông theo học Học viện Điện ảnh Bắc Kinh khi 29 tuổi, quá 7 tuổi cho phép.
Ông đã gặp bộ trưởng bộ văn hóa Hoàng Chấn đề nghị xem xét hồ sơ cũng như tác phẩm của mình và được chấp thuận. Ông theo học tại đây đến năm 1982 chuyên ngành điện ảnh quay phim. Ông tốt nghiệp cùng khóa với Trần Khải Ca.
Trương Nghệ Mưu là một đạo diễn nổi tiếng hàng đầu của Trung Quốc. Ông là người đã dàn dựng nên nhiều tác phẩm võ thuật kinh điển của làng điện ảnh Trung Quốc. Ngoài ra, Trương Nghệ Mưu còn là tổng đạo diễn của lễ khai mạc và bế mạc của Thế vận hội mùa hè và Paralympic Bắc Kinh năm 2008.
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã từng bị liệt vào thành phần phản cách mạng trong cuộc Cách mạng văn hóa tại Trung Quốc. Chính vì vậy mà ông đã bị người thân xa lánh. Năm 1979, ông theo học tại Học viện điện ảnh Bắc Kinh. Năm 1982, ông chính thức theo học ngành điện ảnh quay phim tại đây.
Trương Nghệ Mưu từng đạo diễn nhiều bộ phim ăn khách như: “Anh hùng”, “Trở về”, “Thập diện mai phục”, ” Đơn thân độc mã ngàn dặm”… Năm 2016, ông thực hiện bộ phim “Trường Thành”, đây là một tác phẩm điện ảnh được kỳ vọng nhiều nhất của điện ảnh Trung Quốc, và cũng là bộ phim đánh dấu sự tái xuất của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Tuy nhiên, khi bộ phim này ra mắt đã khiến cho khán giả Trung Quốc phải thất vọng. “Trường Thành” được ra rạp vào giữa tháng 12/2016, với sự tham gia của dàn sao Hollywood và Trung Quốc, tuy nhiên bộ phim lại không đạt thành công như mong đợi. Doanh thu phòng vé trong những ngày đầu công chiếu chỉ vượt mức 100 triệu Nhân dân tệ. Sau thất bại của “Trường thành”, nhiều cư dân mạng đã bình luận rằng “Trương Nghệ Mưu đã chết”, nhiều người cho rằng đây là bộ phim làm mất đi hình ảnh của ông.
Vai trò đạo diễn:
- Trở về (Coming Home) – 2014
- Chuyện tình cây táo gai – 2010
- Tam thương phách án kinh kỳ – 2009
- Hoàng kim giáp – 2006
- Đơn thân độc mã ngàn dặm – 2005
- Thập diện mai phục – 2004
- Anh hùng – 2002
- Thời gian hạnh phúc – 2000
- Đường về nhà – 1999
- Không thiếu một em – 1998
- Có lời thì nói – 1997
- Lumière and Company – 1995
- Hội Tam Hoàng Thượng Hải – 1995
- Phải sống – 1994
- Thu Cúc đi kiện – 1992
- Đèn lồng đỏ treo cao -1991
- Cúc Đậu – 1990
Giải thưởng:
- Giải BAFTA cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất cho phim “Đèn lồng treo cao” và “Phải sống”
- Giải Gấu Vàng cho bộ phim “Cao lương đỏ”
- Sư Tử Bạc cho “Đèn lồng treo cao” và “không thiếu một em”
- Giải BSFC cho Đạo diễn
- National Society of Film Critics Award for Best cho đạo diễn
Cuộc sống gia đình
Trương Nghệ Mưu kết hôn lần đầu tiên với Xiao Hua vào năm 1978. Sau 10 năm chung sống, họ đã li dị vào năm 1988.
Năm 2011, ông tái hôn với Chen Ting. Ông có bốn người con là Zhang Mo, Zhang Yi Nan, Zhang Yi Ding và Zhang Yi Jiao
Vì sao Trương Nghệ Mưu vẫn là đẳng cấp riêng biệt của điện ảnh Trung Quốc?
Trương Nghệ Mưu trở thành “vua phòng vé” ở tuổi 73 với thành công của “Mãn Giang Hồng”. Tác phẩm thu hơn 4 tỉ NDT (600 triệu USD), là phim ăn khách nhất dịp Tết Nguyên đán Trung Quốc và riêng sự nghiệp của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.
Củng Lợi, Chương Tử Di, Châu Đông Vũ… những minh tinh màn ảnh, những “tam kim ảnh hậu” của điện ảnh Trung Quốc đều có sự nghiệp thành công nhờ các tác phẩm của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.
Suốt 30-40 năm qua, người ta vẫn không ngừng nhắc về thời kỳ vàng son, thế hệ đạo diễn thứ 5 của điện ảnh Trung Quốc.
Họ là những đạo diễn được ngưỡng vọng bậc nhất, đưa điện ảnh xứ tỉ dân lên đỉnh cao với những tác phẩm khiến thế giới phải thán phục. Trong đó, Trương Nghệ Mưu được xếp vào hàng huyền thoại với đẳng cấp riêng.
Phim và đời
Cùng với Trương Quân Chiêu, Trần Khải Ca, Trương Kiện Tân… Trương Nghệ Mưu có tiếng nói cá nhân khác biệt trong điện ảnh.
Ở độ tuổi nổi loạn nhất của đời người, họ đã trải qua, đã chứng kiến, đã bị giam hãm và chịu tổn thương bởi thời cuộc. Vì vậy họ có những quan điểm nổi loạn trong điện ảnh, những cái nhìn đa chiều, chất vấn về xã hội.
Đối với Trương Nghệ Mưu lại càng rõ rệt hơn. Ông là người chất vấn nhiều nhất, sâu sắc nhất và đau đớn nhất trong tất cả các đạo diễn cùng thời.
Phim của Trương Nghệ Mưu tập trung vào nỗi khổ của những con người bé mọn dưới dòng chảy của thời đại.
Ở “Cao lương đỏ” (1987), “Cúc Đậu” (1990), “Đèn lồng đỏ treo cao” (1991), “Thu Cúc đi kiện” (1992) – những tác phẩm đầu tay của Trương Nghệ Mưu – người phụ nữ chịu cảnh bị đọa đày, lăng nhục, bị kìm ném bởi số phận, bởi những hủ tục của chế độ phong kiến. Nhưng họ cũng là những người phụ nữ có khát khao sống mãnh liệt nhất.
Người ta thường thắc mắc, tại sao Trương Nghệ Mưu có thể làm được những bộ phim “đời” đến vậy? Vì chính cuộc đời của ông đã như một cuốn phim.
Sinh ra trong gia đình nghèo, cuộc sống Trương Nghệ Mưu cực kỳ khó khăn. Học hết cấp 3, ông về vùng nông thôn Thiểm Tây làm nông dân suốt 3 năm, sau đó trở thành công nhân nhà máy dệt may 7 năm.
Trong thời gian này, Trương Nghệ Mưu vẫn cố duy trì niềm đam mê nhiếp ảnh. Ông chắt chiu từng đồng lương, thậm chí bán máu để có tiền mua chiếc máy ảnh đầu đời.
Chính hoàn cảnh vất vả của bản thân đã chi phối những tác phẩm của ông sau này.
Bậc thầy thẩm mỹ điện ảnh
Phim của Trương Nghệ Mưu đậm đặc tính cá nhân. Ông không thích phô trương đại cảnh hoành tráng mà chủ yếu tập trung vào nhân vật, số phận cụ thể với câu chuyện riêng tư cảm động, nhưng lại khiến người xem phải suy ngẫm về thời cuộc.
Ngay cả khi chuyển hướng sang dòng phim võ thuật có màu sắc thương mại như “Anh hùng” (2002), “Thập diện mai phục” (2004), “Hoàng kim giáp” (2006), Trương Nghệ Mưu dường như luôn hướng đến sự khác lạ. Ông không thích bạo lực hay tô đậm yếu tố trả thù. Thay vào đó, Trương Nghệ Mưu đề cao giá trị thẩm mỹ và sự nhân văn.
Trương Nghệ Mưu hay nhiều đạo diễn thế hệ thứ 5 khác cũng là những người có công lớn trong việc khai thác giá trị văn hoá truyền thống đưa vào phim ảnh, hay nói cách khác là một hình thức “xuất khẩu văn hóa” Trung Quốc qua điện ảnh.
Những thước phim của Trương Nghệ Mưu có tính thẩm mỹ cao, ông được coi là bậc thầy về sử dụng màu sắc, góc máy.
Quan điểm lựa chọn “Mưu nữ lang” của ông cũng là những nữ diễn viên không phẫu thuật thẩm mỹ, để giữ được biểu cảm có hồn trên màn ảnh rộng.
Kể từ sau “Anh hùng”, nhiều ý kiến cho rằng Trương Nghệ Mưu làm phim “hiền” hơn trước, phần nào đánh mất đi cái hồn, cái chân chất của thời kỳ đầu. Song, “Chuyện tình cây táo gai”, “Quy lai”, “Vô ảnh”, “Một giây” vẫn là những thước phim đẹp lay động lòng người.
Và đến “Mãn giang hồng”, dù có không ít tranh cãi nhưng không thể phủ nhận, khát khao được thay đổi, được thử sức với cái mới đã giúp Trương Nghệ Mưu trở thành “vua phòng vé” ở tuổi 73.
“Mãn giang hồng” là sự kết hợp của nhiều thể loại chính kịch, trinh thám, giật gân, tội phạm và cả yếu tố hài – vốn chưa bao giờ là sở trường của Trương Nghệ Mưu.
Bên cạnh đó, niềm tự hào dân tộc, giá trị lịch sử, văn hoá một lần nữa được thể hiện sâu sắc ở “Mãn giang hồng” – yếu tố quan trọng dẫn đến thành công phòng vé của tác phẩm.
Trương Nghệ Mưu làm nên lịch sử tại Thế vận hội
Với vai trò tổng đạo diễn lễ khai mạc, bế mạc Olympic Bắc Kinh 2022, Trương Nghệ Mưu đi vào lịch sử thế giới khi hai lần đảm nhiệm vị trí này.
Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 sắp khai mạc vào ngày 4/2 tới. Quá trình sản xuất và diễn tập cho sự kiện thể thao hàng đầu thế giới này đang được diễn ra rầm rộ. Theo Tân Hoa Xã, Trương Nghệ Mưu tiếp tục là tổng đạo diễn lễ khai mạc và bế mạc Olympic Bắc Kinh 2022. Cách đây 14 năm, ông cũng đảm nhận vị trí tương tự tại Olympic Bắc Kinh 2008.
Điều này đưa tên tuổi ông vào lịch sử thế giới khi trở thành người đầu tiên làm tổng đạo diễn lễ khai mạc, bế mạc của hai kỳ Thế vận hội mùa Đông và mùa Hè.
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với Tân Hoa Xã, nhà làm phim 72 tuổi cho biết, đây là vinh dự lớn nhưng đồng thời cũng mang đến cho ông trách nhiệm và áp lực nặng nề. “Tôi hy vọng sẽ tạo được ấn tượng tốt và làm ra được những khoảnh khắc tuyệt vời đi vào lịch sử”, ông nói.
Dù gây ấn tượng mạnh với màn trình diễn tại Olympic Bắc Kinh 2008, Trương Nghệ Mưu khẳng định chưa bao giờ có ý tưởng lặp lại những gì đã qua bởi “tác phẩm kinh điển không thể bị trùng lặp, chỉ xảy ra một lần”.
Theo đạo diễn “Thập diện mai phục”, mục tiêu của ông là tạo ra điều khác biệt và độc đáo. “Năm 2008, Thế vận hội là một sân khấu rực rỡ và là cơ hội để đất nước chúng tôi thể hiện bản thân. Trên thực tế, có rất nhiều trang trong lịch sử của chúng tôi mà tôi muốn giới thiệu với thế giới. Bây giờ đã khác rồi. Vị thế của Trung Quốc trên thế giới đã hoàn toàn khác. Trước sự bùng nổ của đại dịch, thế giới cần một tầm nhìn mới và vững chắc. Đó là mọi người trên thế giới cùng nhau đối mặt với khó khăn và hướng tới một tương lai tươi sáng”, ông giải thích.
Với nguyên tắc “đơn giản, an toàn và tráng lệ”, Trương Nghệ Mưu cắt giảm số lượng nghệ sĩ biểu diễn từ 15.000 người vào năm 2008 xuống còn 3.000 người. Ngoài ra, thời lượng màn trình diễn cũng rút ngắn xuống dưới 100 phút do thời tiết giá lạnh và đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhà làm phim họ Trương cam kết, chất lượng sẽ không bị ảnh hưởng bởi số lượng giảm.
Được biết, kế hoạch cho lễ khai mạc hoàn thiện vào tháng 5/2021, thiết kế sân khấu sẵn sàng từ tháng 10 tại sân vận động “Tổ chim”. Các nghệ sĩ cũng đã bắt đầu diễn tập.
Liên quan đến phần được mong chờ nhất là thắp sáng vạc lửa Olympic, đạo diễn Trương Nghệ Mưu tiết lộ, ê kíp của ông đã nảy ra “một ý tưởng táo bạo về ánh sáng và thiết kế của chiếc vạc chính”.
“Lần này cách thức thắp sáng chắc chắn sẽ khác. Đó là một cuộc cải tổ lớn của lễ khai mạc năm nay. Nó sẽ là điều chưa từng có trong lịch sử hơn 100 năm của Thế vận hội”, ông nói.
Trương Nghệ Mưu từ chối cung cấp thông tin chi tiết, chỉ ám chỉ thiết kế phù hợp với quan điểm bảo vệ môi trường và phát thải carbon thấp. “Tôi rất lo lắng. Tôi nghĩ nó hoàn toàn sáng tạo và mọi người sẽ ngạc nhiên”, ông chia sẻ.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Trương Nghệ Mưu là ai. Mọi thông tin trong bài viết Trương Nghệ Mưu là ai? Tiểu sử của Trương Nghệ Mưu đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp
- Ân Tầm là ai? Top 10 tác phẩm hay nhất của Ân Tầm
- ảnh chữ ý nghĩa về cuộc sống mang thông điệp sâu sắc
- Bà trùm Thuý Nga là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của bà trùm Thuý Nga
- Bài dự thi Viết cảm nhận về một cuốn sách mà em yêu thích (26 mẫu)
- Bài tham luận củng cố và phát triển phong trào Đoàn (9 Mẫu)
- Bài thu hoạch cảm tình Đảng năm 2023
- Bài thu hoạch lớp Bồi dưỡng công tác Đảng 2023
- Bài văn tả người anh trai của em lớp 5 ngắn gọn, hay nhất (21 Mẫu)