Mời các em theo dõi nội dung bài học về Nhà văn Mi-ghen đơ Xéc-van-tét (Miguel de Cervantes) là ai? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình
Nhà văn Mi-ghen đơ Xéc-van-tét (Miguel de Cervantes) là ai?
Nhà văn Mi-ghen đơ Xéc-van-tét (Miguel de Cervantes) là nhà văn người Tây Ban Nha.
Tiểu sử nhà văn Mi-ghen đơ Xéc-van-tét (Miguel de Cervantes)
– Miguel de Cervantes Saavedra (1547 – 1616), sinh ra tại thị trấn gần thủ đô Mađrít (Tây Ban Nha) trong một gia đình quý tộc nhỏ, đã sa sút. Ông thân sinh ra Xec-van-tec làm nghề thầy thuốc, phải lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác để kiếm tiền nuôi sống bảy đứa con.
Bạn đang xem: Nhà văn Mi-ghen đơ Xéc-van-tét (Miguel de Cervantes) là ai?
– Lớn lên trong một gia đình quý tộc nhưng bị sa sút, vậy nên cuộc sống của gia đình ông không mấy khá giả, vậy nên ông chỉ được học tới bậc Trung học. Dù vậy nhưng Mi ghen đơ xéc van tét lại rất chăm chỉ học và thích đọc sách.
– Trong hoàn cảnh gia đình sống nay đây mai đó, Xec-van-tec không thể theo học một trường nào đến đầu đến đũa. Có thời kỳ ông học tại một viện của thầy dòng, thời kỳ sau ông lại theo học một học giả nổi tiếng ở Mađrít .Tuy nhiên, bù đắp vào sự thiếu sót đó, Xec-van-tec có trí thông minh, óc nhận xét và tính ham đọc sách. Sự nghiệp văn chương của ông mở đầu bằng một bài thơ làm vào dịp hoàng hậu Tây Ban Nha tạ thế. Năm đó, ông 21 tuổi (1568).
– Năm 1571, Xec-van-tec bị trọng thương, bàn tay trái bị nghiền nát. Năm 1572, ở bệnh viện ra, Xec-van-tec lại gia nhập quân đội. Trong ba năm tại ngũ, ông đã qua nhiều nơi.
– Ông đã từng làm người hầu cho gia đình của một Hồng y giáo chủ vào thời kì Phục Hưng, đây là một cơ hội lớn để ông được học tập và đọc những cuốn sách của người chủ nhà.
– 1957 Thổ Nhĩ Kì xâm lấn vào khu vực của Địa Trung Hải, Tây Ban Nha và Cộng hòa Venezia đã liên minh để đánh tan quân Thổ và Mi – ghen – đơ – xéc – van – tét cũng tham gia và trận chiến ấy. Không may bàn tay trái của ông đã bị nghiền nát.
– Ngày 26 tháng 9, trên đường về Tây Ban Nha, tàu của ông bị bọn cướp biển tấn công và ông bị bắt giải về bị cầm tù Arhêl (1575 – 1580), ông luôn luôn có ý chí đấu tranh, khuyến khích bạn bè giữ vững tinh thần tìm cơ hội thoát thân. Cũng trong thời gian này, ông đã nhiều lần cầu cứu những nhân viên cao cấp Tây Ban Nha giải thoát cho ông, song đều vô hiệu. Cuối cùng, chính gia đình ông phải lo liệu tiền nong và, với sự giúp đỡ của Nhà dòng, chuộc được ông về nước.
– Ông trở về Tây Ban Nha, bước đường công danh lận đận, lại gặp những khó khăn kinh tế, Xec-van-tec bắt đầu viết sách để kiếm thêm tiền nuôi sống gia đình, ông sống một cuộc đời cực nhọc, âm thầm mãi cho đến lúc công bố tiểu thuyết Đôn Ki- hô-tê.
– Tuy đã được trở về Tây Ban Nha nhưng cuộc sống của ông cũng không mấy thuận lợi, con đường sự nghiệp của ông lận đận, gặp phải nhiều khó khăn, ông sông một cuộc đời cực khổ, âm thầm sáng tác, viết sách. Và mãi cho đến khi công bố cuốn tiểu thuyết đầu tay là Đôn Ki – hô – tê ông mới được công chúng biết đến.
– Ông mất tại một thủ đô lớn ở Tây Ban Nha.
=> Xec-van-tec là một thiên tài hội tụ và kết tinh những truyền thống quý báu của văn học TBN. Trước khi trở thành nhà văn lớn ông đã phải trải qua một cuộc sống với nhiều nghịch cảnh. Ông là một người không gặp may trong công danh sự nghiệp, nhưng cũng vì thế mà vốn sống, vốn đời của ông trở thành một thiên tài chói lọi.
Sự nghiệp của nhà văn Mi-ghen đơ Xéc-van-tét (Miguel de Cervantes)
Tác phẩm chính
– Galatêa, Cuộc du ngoạn lên đỉnh núi Pacnanxơ, Truyện làm gương, Đôn Ki-hô-tê.
– Đôn Ki – hô – tê là một trong những cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên và được coi là một đỉnh cao của văn học thế giới. Qua hình tượng Don Quijote của tác phẩm, phản ánh được tính cách đa diện của con người, tuy tính cách có phần gàn dở nhưng vẫn tế nhị, biết trọng đạo lí, thương yêu đồng loại, yêu sự tự do và ghét thói ăn chơi xa hoa của đám quý tộc đương thời. Đồng thời tác phẩm cũng bộc lộ khao khát một xã hội hậu phong kiến nhân đạo và công bằng của tác giả.
Phong cách nghệ thuật
– Văn phong của ông giàu chất hiện thực, ca ngợi cốt cánh hiền lành, lương thiện của tầng lớp bình dân.
– Xec-van-tec được xem là người khai sinh ra tiểu thuyết hiện đại, đặc biệt là loại tiểu thuyết phiêu lưu.
– Ông sáng tạo ra kiểu nhân vật lưỡng diện: vừa điên rồ, vừa sáng suốt, dùng tiếng cười và thủ pháp lạ hóa điêu luyện trong việc bóc trần những thói hư, tật xấu của con người và xã hội.
– Văn phong giàu chất hiện thực, ngợi ca phần trong trẻo tốt lành, phẩm hạnh của tầng lớp bình dân.
Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió lớp 8
– Văn bản trích từ chương 8, 9 của tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê
– Nội dung chính: Văn bản kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Đồng thời chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, qua tính cách của hai nhân vật bộc lộ khi đối mặt với cối xay gió. Sự tương phản giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ.
Câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. Hai thầy trò đã phát hiện ra điều gì và nhận định ra sao?
Trả lời:
– Hai thầy trò phát hiện có ba, bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng.
– Đôn Ki-hô-tê nhận định những chiếc cối xay gió giữa đồng đó là những gã khổng lồ ghê gớm.
Câu 2. Diễn biến sự việc như thế nào? Hậu quả ra sao?
Trả lời:
– Đôn Ki-hô-tê xông vào đánh cối xay gió, trong trận giao chiến: lấy khiên che kín thân, cầm ngọn giáo, thúc ngựa phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất, đâm giáo vào cánh quạt.
– Hậu quả: Giáo gãy tan tành, người và ngựa lăn ra xa, ngựa: toạc nửa vai.
Câu 3. Hình dung nét mặt, cử chỉ của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô lúc này.
Trả lời:
– Đôn Ki-hô-tê: bị ngã ngựa và gọi Xan-chô tới giúp, nhưng vẫn rất tự tin sẽ đánh thắng cối xay gió.
– Xan-chô: thúc lừa tới cứu Đôn Ki-hô-tê và giải thích cho gã rằng “đó chỉ là những chiếc cối xay gió, ai cũng biết điều đó, trừ kẻ nào đầu óc quay cuồng như cối xay”
Câu 4. Quan điểm của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô về vấn đề bị thương như thế nào?
Trả lời:
– Quan điểm của Đôn Ki-hô-tê về vấn đề bị thương: “các hiện sĩ giang hồ bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài”.
– Quan điểm của Xan-chô về vấn đề bị thương: “chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngày, trừ phi đến cả giám mã của hiệp sĩ giang hồ cũng bị cấm không được rên rỉ.”
Câu 5. Chú ý suy nghĩ và hành động của hai nhân vật.
Trả lời:
– Đôn Ki-hô-tê bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán lắp vào thành ngọn giáo. Suốt đêm không ngủ để nghĩ về tình nương của hắn.
– Xan-chô thì không thế. Xan-chô no căng, dạ dày toàn là rượu thịt, ngủ một mạch, và phải gọi mới đánh thức được Xan-chô.
Câu hỏi cuối bài
Câu 1. Xác định nội dung chính của mỗi phần trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió. Theo em, cốt truyện trong đoạn trích này là cốt truyện đơn tuyến hay đa tuyến? Vì sao?
Trả lời:
– Nội dung chính của mỗi phần:
+ Phần 1: Nhận định về những chiếc cối xay gió
+ Phần 2: Thái độ và hành động của mỗi người.
+ Phần 3: Quan niệm và cách xử sự của mỗi người khi bị đau đớn, chung quanh chuyện ăn; chuyện ngủ.
– Cốt truyện trong đoạn trích này là cốt truyện đơn tuyến vì nó chỉ xoay quanh truyện nhân vật Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.
Câu 2. Nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được tác giả khắc họa như thế nào? Hãy liệt kê những đặc điểm của hai nhân vật này (dáng vẻ bên ngoài, suy nghĩ, sở thích, lời nói và hành động)
Trả lời:
– Đôn-ki-hô-tê:
+ Xuất thân: Quý tộc nghèo
+ Dáng vẻ: Gầy gò, cao lênh khênh
+ Trang bị: Một con ngựa còm, mũ, áo, giáp đều bằng sắt đã han rỉ
+ Mục đích: Làm hiệp sĩ, trừ gian tà, cứu người lương thiện
+ Tính cách: Dũng cảm
+ Suy nghĩ: viển vông xa vời thực tế
– Xan- chô Pan- xa:
+ Xuất thân: nông dân
+ Dáng vẻ: béo lùn
+ Trang bị: Một con lừa thấp lè tè, một túi thức ăn, một bầu rượu
+ Mục đích: làm giám mã, mong hưởng chiến lợi phẩm để làm giàu
+ Tính cách: thật thà
+ Suy nghĩ: tỉnh táo, thực dụng
Câu 3. Vì sao Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió? Xan-chô nhìn nhận về cối xay gió có gì khác với Đôn Ki-hô-tê?
Trả lời:
– Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió vì:
+ Kiên quyết tiêu diệt cái ác, cái xấu
+ Dũng cảm, chủ động tấn công địch, không sợ chênh lệch lực lượng
+ Quyết chiến thắng kẻ thù cho dù chúng dùng pháp thuật xấu xa.
+ Theo gương các hiệp sĩ giang hồ, dù có bị thương.
– Xan-chô xác định những thứ Đôn Ki-hô-tê nói đến là cối xay gió trong khi Đôn Ki-hô-tê cho rằng đó là những gã khổng lồ.
Câu 4. Qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, em có nhận xét gì về cách xây dựng hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô của tác giả?
Trả lời:
– Qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, ta thấy cách xây dựng hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô: Tính cách của hai nhân vật trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn với nhau.
+ Thực tế cho thấy trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm, hiệp sĩ Đôn-ki-hô- tê luôn luôn có giám mã Xan-chô Pan-xa đi theo phục vụ. Hai người sống với nhau rất hòa thuận, gắn bó mặc dù hai người tính cách đều phiến diện, cực đoan không thể tồn tại mà không gặp khó khăn và thất bại. Hai người họ đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau, chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.
Câu 5. Theo em, việc Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có những điểm nào tốt và không tốt? Câu chuyện nhằm ca ngợi hay phê phán điều gì?
Trả lời:
*Việc Đôn Ki-hô-tê say mê, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ và hành động của nhân vật này có những điểm tốt và không tốt là:
– Đầu óc mê muội, không tỉnh táo:
+ Nhìn thấy những chiếc cối xay gió (đến ba bốn chục chiếc) lão lại tưởng là bọn khổng lồ gian ác, sau đó lại tưởng là pháp thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn.
+ Tư tưởng: Đôn Ki-hô-tê muốn diệt ác cứu đời. Khát vọng ấy tuy tốt đẹp nhưng đã bị đầu óc hoang tưởng kia làm cho sai lệch và trở nên hão huyền.
+ Hành động: Chẳng chút sợ sệt, lão xông vào cuộc giao tranh dữ dội một cách dũng cảm, không cân sức.
+ Tuy bị trọng thương nhưng lão không hề rên rỉ. Lẽ ra điều ấy đáng được khen ngợi, nhưng thật đáng tiếc là lão muốn làm theo các hiệp sĩ giang hồ trong sách mà lão rất say mê. Đôn Ki-hô-tê cũng không quan tâm đến những nhu cầu của cá nhân mình, kế cả chuyện ăn, chuyện ngủ như bao nhiêu kẻ trên đời.
⇒ Đôn-ki-hô-tê là nhân vật có lý tưởng tốt, hành hiệp trượng nghĩa nhưng hành động thì điên rồ, phi thực tế bởi chính những ảo tưởng, mê muội khi đọc truyện kiếm hiệp.
– Câu chuyện nhằm phê phán những tiểu thuyết hiệp sĩ phiêu lưu hão huyền trong xã hội đương thời; chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời.
Câu 6. Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió gợi cho người đọc hai lối sống: mơ mộng và thực dụng. Theo em, nên chọn lối sống nào? Vì sao?
Trả lời:
– Theo em, nên dung hòa cả hai lối sống trên. Con người sống cần phải có lí tưởng, có ước mơ nhưng không nên quá đắm chìm trong mộng tưởng. Chúng ta không nên sống quá thực dụng, sẽ dễ bỏ qua những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
***
Trên đây là nội dung bài học Nhà văn Mi-ghen đơ Xéc-van-tét (Miguel de Cervantes) là ai? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)