Học Tập

Bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu chữ?

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu chữ? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu chữ?

Bảng chữ cái tiếng Việt theo ký tự latinh mà nước ta đang dùng hiện nay có tất cả bao nhiêu chữ cái? Hiện nay, bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái, trong đó 22 chữ cái giống tiếng Anh và 7 chữ cái biến thể thêm dấu.

Bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu chữ?
Bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu chữ?

Chữ viết thường

Bảng chữ cái tiếng Việt có 2 cách viết thông thường là chữ viết thường và chữ viết hoa. Chữ viết thường được thể hiện bằng các nét ngắn nhỏ, tạo sự đồng bộ và dễ nhìn dễ đọc.

Bạn đang xem: Bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu chữ?

Chữ viết thường: a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y.

Chữ viết hoa

Chữ Viết hoa cũng là từ các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Nhưng được viết với những nét đậm, cứng cáp. Chữ viết hoa luôn thu hút và gây ấn tượng người đọc.

Chữ viết hoa: A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y.

Nguyên âm (đơn, đôi)

Nguyên âm trong tiếng Việt là những âm thanh phát ra do sự dao động của thanh quản không bị cản trở. Nguyên âm có thể ghép với phụ âm hoặc đứng riêng lẻ đều tạo ra từ có nghĩa. Vậy có bao nhiêu nguyên âm trong tiếng Việt?

Có 12 nguyên âm đơn về mặt chữ viết và 11 nguyên âm đơn về mặt ngữ âm. Ngoài ra còn có 32 nguyên âm đôi và 13 nguyên âm ba.

  • 12 nguyên âm đơn (chữ viết): a ă â e ê i o ô ơ u ư y
  • 11 nguyên âm đơn (ngữ âm): A Ă Â E Ê I/Y O Ô Ơ U Ư
  • 32 nguyên âm đôi: AI, AO, AU, AY, ÂU, ÂY, EO, ÊU, Í, IÊ/YÊ, IU, OA, OĂ, OE, OI, ÔI, ƠI, OO, ÔÔ, UA, ƯA, UÂ, ƯA,…
  • 13 nguyên âm ba: OAI, OAY, OEO, UÔI, ƯƠI, UYA,…

Phụ âm

Trong tiếng Việt có tất cả 17 phụ âm đơn và 10 phụ âm ghép.

  • 17 phụ âm đơn: b c d đ g h k l m n p q r s t v x
  • 10 phụ âm ghép: ng ngh nh th tr qu ch gh gi kh

Bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu ký tự?

Bên cạnh bảng chữ cái có bao nhiêu chữ? Ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt và dấu luôn được rất nhiều người quan tâm. Vậy thực tế bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu ký tự được sử dụng?

Hiện nay, bảng chữ cái có các ký tự được sử dụng như sau:

  • Ký tự dấu: Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.
  • Ký tự dấu câu: Dấu chấm than, dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi.

Các ký tự về dấu khá là khó cho người mới học (nhất là trẻ em). Bởi vì sự nhầm lẫn của nó và trẻ chưa có thể nhận biết được dấu chính xác.

Ví dụ: Trẻ khi học chữ thường sai các lỗi về dấu, điển hình là dấu ngã và dấu hỏi. Chữ “NGÕ” nhưng đa số trẻ đều ghi thành “NGỎ”.

Lịch sử ra đời của bảng chữ cái tiếng Việt
Lịch sử ra đời của bảng chữ cái tiếng Việt

Lịch sử ra đời của bảng chữ cái tiếng Việt

Bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay có nguồn gốc từ các tu sĩ Dòng tên đến Việt Nam truyền giáo và sáng tạo ra. Nó xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ 17 và được chính thức công nhận là chữ quốc ngữ của Việt Nam vào thế kỷ thứ XIX.

Chữ quốc ngữ được phát triển dựa trên nền tảng các ký tự latinh và thuộc nhóm ngôn ngữ Roma. Đây được xem là bước tiến lớn của Việt Nam khi có hệ ngôn ngữ với phiên âm riêng.

Sau nhiều quá trình chỉnh sửa và cải tiến, hiện nay bảng chữ cái tiếng Việt có tất cả 29 chữ cái bao gồm nguyên âm và phụ âm. Ngoài ra, còn có 5 thanh điệu là: huyền, sắc, hỏi, ngã ,nặng.

Về bảng 29 chữ cái tiếng Việt sẽ có 2 cách viết chính là: viết thường và viết in hoa. Trong đó:

  • Viết in hoa: là cách được dùng để viết tên riêng, hoặc bắt đầu câu văn, đầu đoạn văn. Chúng thường được viết như sau: A, B, C, D,…
  • Viết thường: là cách dùng trong các văn bản, trừ các tên riêng. Chúng thường ở dạng nhỏ, và được viết như sau: a, b, c, d,…

Những khó khăn khi mới học bảng chữ cái tiếng Việt

Khi mới học bảng chữ cái tiếng Việt, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ đều gặp khó khăn trong vấn đề ghi nhớ bởi:

  • Bảng chữ cái tiếng Việt có tới 29 chữ cái và 5 dấu thanh, nên khá khó để học và phát âm chuẩn từ lần đầu.
  • Bảng có quá nhiều nguyên âm, phụ âm và dấu thanh nên khi học thường bị thiếu chữ.
  • Thêm một điểm nữa là so với bảng chữ cái tiếng anh thì bảng chữ cái tiếng Việt còn có thêm các chữ như: ô, ơ, ă, â, ư, ê khó đọc và khó nhớ.
  • Có nhiều từ có tới 2 cách đọc khác nhau khiến trẻ dễ bị lẫn khi học. Chẳng hạn: chữ b, có thể đọc là chữ “bờ” hoặc chữ “bê” đều đúng.

Bí quyết để ghi nhớ nhanh bảng chữ cái tiếng Việt cho người mới học

Để giúp trẻ nhỏ cũng như những người mới học bảng chữ cái tiếng Việt nhanh thuộc hơn, bạn có thể tham khảo những giải pháp sau:

Bí quyết để ghi nhớ nhanh bảng chữ cái tiếng Việt cho người mới học
Bí quyết để ghi nhớ nhanh bảng chữ cái tiếng Việt cho người mới học

Không nhất thiết phải học thuộc theo thứ tự

Nhiều người thường cho rằng, khi mới bắt đầu học cần học theo thứ tự để có thể nhớ đầy đủ và chính xác nhất các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt. Điều này là đúng, tuy nhiên không nên áp dụng một cách máy móc.

Tức là hoàn toàn có thể học những chữ cái mình hứng thú trước, sau đó mới học tới các chữ cái còn lại, miễn sao đủ 29 chữ cái và 5 dấu thanh.

Nên có bảng chữ cái bao gồm chữ và hình ảnh sinh độ đi kèm

Để kích thích trẻ hứng thú hơn với việc học và ghi nhớ bảng chữ cái, cách tốt nhất là bạn nên có hình ảnh đi kèm theo. Bởi khi có hình ảnh, trí nhớ của con người sẽ có khả năng ghi nhớ tốt hơn.

Áp dụng phương pháp vừa đọc vừa viết

Đọc và viết được đánh giá là phương pháp giúp học nhanh và hiệu quả nhất. Vì thế, nếu gặp chữ cái nào khó trong bảng chữ cái tiếng Việt, bạn nên thử cách này nhé.

Dùng thẻ flashcard

Một phương pháp nữa mà bạn có thể thử cho bé khi bắt đầu học bảng chữ cái tiếng Việt chính là sử dụng thẻ flashcard. Với phương pháp này sẽ sẽ vừa được vui chơi, không bị áp lực, lại vừa nhớ lâu.

Đọc sách, truyện cùng trẻ nhỏ

Đọc truyện cổ tích cho trẻ cũng là cách rất hữu ích khi học bảng chữ cái tiếng Việt. Vì khi được nghe nhiều, tai trẻ sẽ nhạy hơn với các âm thanh này và dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ kiến thức mới.

***

Trên đây là nội dung bài học Bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu chữ? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (10 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button