Tổng hợp

Gap year là gì? Có nên Gap year hay không?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Gap year là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Gap year là gì?

Gap year có thể hiểu là thời gian “nghỉ giữa hiệp” kéo dài 6 tháng đến một năm, được hiểu là cơ hội để bạn trẻ rời bỏ sách vở, rời bỏ giảng đường quen thuộc để có thể thỏa trải nghiệm những điều bản thân mong ước. “Gap Year” không mang mục đích nghỉ dưỡng mà sẽ hướng các bạn trẻ theo đuổi các hoạt động có ý nghĩa phát triển bản thân, đem đến kinh nghiệm sống thực tế từ các hoạt động trải nghiệm đã định hướng từ trước, hoặc từ những dự án lâu dài mà bạn sẽ không có cơ hội thực hiện bởi quá nhiều vướng bận trong năm.

Trải nghiệm này đã được nhiều sinh viên Việt Nam biết tới và chọn lựa sau tốt nghiệp. Nên đối tượng gap year nhiều nhất là sinh viên cuối cấp 3, trước khi vào Đại học, lực lượng sinh viên tốt nghiệp Đại học nhưng chưa muốn bước chân vào thế giới của những người trưởng thành, hay thậm chí những bạn trẻ đang học đại học cũng có thể lựa chọn bảo lưu ngành học để gap year giữa chừng.

Bạn đang xem: Gap year là gì? Có nên Gap year hay không?

Gap year là gì? 
Gap year là gì?

Các hoạt động phổ biến khi gap year

Thử sức với công việc bạn đã nhắm đến từ lâu

Nếu những ngày thường, sinh viên thường đi làm với mục đích chính là kiếm tiền trang trải cuộc sống thì trong khoảng thời gian gap year nhiều bạn trẻ có thể ưu tiên vị trí công việc với mức lương cao hơn. Lựa chọn này phù hợp cho cả học sinh vừa tốt nghiệp cấp ba lẫn người đã đi làm một thời gian. Học sinh cấp ba được cọ xát với môi trường thực tế để hiểu thêm về sở thích ngành nghề của mình. Còn người đã đi làm tận dụng cơ hội này để học hỏi sâu hơn về chuyên ngành của mình hoặc tìm hiểu một lĩnh vực mới nếu có mong muốn chuyển ngành.

Trở thành tình nguyện viên

Có rất nhiều công việc tình nguyện hấp dẫn thường được đăng tuyển bởi các tổ chức từ thiện, các dự án nước ngoài, tổ chức phi chính phủ,… nhưng yêu cầu làm việc toàn thời gian, thậm chí địa điểm hoạt động còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Đó chính là lý do, các bạn học sinh, sinh viên yêu thích các hoạt động thiện nguyện có thể dành một năm nghỉ dưỡng để đóng góp cho cộng đồng.

Một số chương trình có thể sẽ đòi hỏi một khoản tiền tham gia, còn một số chương trình khác sẽ hoàn toàn “miễn phí”. Các vai trò phổ biến gồm có hành chính, gây quỹ, tổ chức sự kiện, chăm sóc, chơi đùa với trẻ, pháp lý, giảng dạy, bảo tồn và cả thám hiểm,… Trải qua một năm làm tình nguyện sẽ giúp bạn phát triển nhiều kỹ năng mềm, cho phép xây dựng mạng lưới quan hệ, cải thiện tư duy ngôn ngữ.

Thậm chí, rất nhiều tổ chức phi chính phủ thường xuyên tuyển thực tập sinh cho các dự án quốc tế, hứa hẹn mang đến bạn một công việc có trả lương về lâu về dài. Biết đâu, đây lại là cánh cổng đầy tiềm năng để bạn khai phá thì sao?

Đặt chân đến bất cứ nơi nào bạn muốn

Không ít người lựa chọn dành ra một năm trời để du hí và tô điểm thêm cho trải nghiệm phong phú của mình. Tùy vào ngân sách và mong muốn mà bạn có thể chọn du lịch nội địa hoặc nước ngoài. Nếu bạn có dự định vừa du lịch vừa làm việc thì lựa chọn du lịch nội địa sẽ tốt hơn khi thị thực du lịch ở nước ngoài thường không cho phép khách du lịch làm việc hợp pháp. Du lịch trong nước còn tiết kiệm chi phí di chuyển và đỡ tốn công sức chuẩn bị thị thực hay vốn ngôn ngữ.

Nếu là người có khả năng viết lách và chụp ảnh, bạn cũng có thể lập một blog riêng để ghi chép lại bất cứ điều gì mình ấn tượng thông qua chuyến đi đó để cập nhật cho mọi người cùng biết.

Học một môn học hoặc tham gia một cuộc thi

Nếu chuyên ngành bạn theo đuổi là do sự sắp đặt của người khác, hoặc bạn cảm thấy vốn kiến thức của mình chưa đủ sâu, thì gap year chính là thời điểm thích hợp để bạn đăng ký môn học hoặc cuộc thi trải nghiệm mở rộng kiến thức mà bạn yêu thích.

Chẳng hạn như một cuộc thi về marketing, một lớp học chuyên sâu về thiết kế, mỹ thuật, …. Bạn hoàn toàn có thể đăng ký một khóa học ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm, ở Việt Nam hay nước ngoài, để bổ trợ kiến thức cho ngành nghề mà mình đang theo đuổi. Và trong thời gian đó, tìm kiếm thêm một công việc phù hợp với ngành mà mình đang trau dồi chính là cách tốt nhất để tiến bộ hơn từng ngày.

Có nên Gap year hay không? Những lợi ích và bất lợi của Gap year

“Có nên lựa chọn Gap Year không?” là thắc mắc mà phần lớn các bạn trẻ đều đặt ra cho mình. Bạn phân vân không biết những lợi ích mà Gap Year mang lại hay những ảnh hưởng, bất lợi của việc Gap Year là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Các lợi ích của việc Gap Year

Khoảng thời gian Gap Year đem lại rất nhiều lợi ích cho bạn, có thể kể đến những lợi ích sau:

Được trải nghiệm thêm nhiều điều mới mẻ

Gap Year là khoảng thời gian tuyệt vời để trải nghiệm, được làm những gì mình thích và khám phá được những điều mới mẻ từ những công việc mới, những hoạt động tình nguyện hay các chuyến du lịch xa. Những hoạt động này bạn sẽ khó có thể thực hiện được nếu cứ mãi loay hoay trong guồng quay của cuộc sống. Đây cũng chính là khoảng thời gian để bạn có thể khám phá ra những khía cạnh khác của bản thân mình.

Trong thời gian Gap Year, bạn có thể đi đến những nơi mình muốn, khám phá thêm nhiều điều mới mẻ, thú vị

Trau dồi thêm các kỹ năng mềm, phát triển bản thân

Trau dồi nhận thức, phát triển bản thân là những gì bạn sẽ nhận được trong khoảng thời gian Gap Year. Được đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người mới, học tập hay làm việc với lĩnh vực mới giúp bạn có thể rèn luyện thêm nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, cách thích nghi với mọi hoàn cảnh, trau dồi thêm vốn ngoại ngữ,.. Những điều đó rất có ích cho việc tuyển dụng sau này, là một điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng.

Gap Year là khoảng thời gian rất tốt để trau dồi các kỹ năng mềm của bản thân

Các lợi ích của việc Gap Year
Các lợi ích của việc Gap Year

Mở rộng mối quan hệ

Khoảng thời gian một năm Gap Year sẽ giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn vốn có của bản thân, có thêm nhiều mối quan hệ mới. Việc được giao lưu, tiếp xúc với nhiều người, cả trong nước lẫn quốc tế sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ, có thêm nhiều người bạn mới. Những người bạn đó cũng có thể trở thành những đối tác kinh doanh thân thiết của bạn trong tương lai.

Khoảng thời gian Gap Year giúp bạn có thêm nhiều người bạn mới, nhiều mối quan hệ mới

Biết cách quản lý và chi tiêu tiền bạc hợp lý

Trong khoảng thời gian Gap Year, bạn phải tự xoay xở với tài chính của bản thân, bạn sẽ học được cách tiết kiệm, cách quản lý chi tiêu của bản thân hợp lý. Việc quản lý tài chính sẽ giúp bạn nắm rõ được các khoản tiền, dễ dàng hơn trong việc đưa ra các quyết định, từ đó  có thể hoàn thành nhanh chóng kế hoạch đã đặt ra.

Trong thời gian thực hiện Gap Year, bạn có thể học được cách quản lý chi tiêu hợp lý

Mở rộng cơ hội tuyển dụng

Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những người có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế từ các dự án cá nhân, các sự kiện, những công việc tình nguyện,… cũng như đã có trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm cần thiết. Có những ứng viên này, công việc sẽ được đẩy nhanh tiến độ hơn, hiệu quả hơn. Mà tất cả những điều này bạn hoàn toàn có thể thực hiện được trong khoảng thời gian Gap Year.

Nhà tuyển dụng đánh giá cao những người có kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế

Có cơ hội khám phá bản thân

Gap Year là lựa chọn lý tưởng giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó khăn, phân vân khi không biết mình đang muốn gì. Đó cũng là cơ hội bạn được làm điều mình muốn, thử thách bản thân với những điều mới mẻ, giúp bạn định vị bản thân, nhanh chóng tìm ra con đường đi đúng đắn. Từ đó vạch rõ mục tiêu cho cuộc sống và sự nghiệp của bản thân và lên kế hoạch tối ưu nhất để thực hiện những mục tiêu đó.

Trong thời gian này, bạn có cơ hội khám phá ra nhiều khía cạnh khác của bản thân

Những bất lợi của việc Gap Year

Tuy mang lại rất nhiều lợi ích nhưng Gap Year cũng có những điểm khó khăn, bất lợi nhất định. Phần lớn mọi người có thể nhận thấy rõ 3 điểm bất lợi sau đây.

Áp lực từ nhiều phía

Thực tế hiện nay có rất nhiều bạn trẻ phân vân trước những lựa chọn, ngã rẽ của cuộc đời. Bạn mong muốn có những hướng đi tốt nhất cho bản thân vậy nên bạn lựa chọn Gap Year để có thể suy nghĩ kĩ hơn. Tuy vậy, bạn cũng sẽ phải chịu những áp lực “bị tụt lùi”, bắt đầu sự nghiệp muộn từ bạn bè đồng trang lứa, chịu áp lực từ sự nhòm ngó, soi xét của những người xung quanh như hàng xóm, họ hàng hay áp lực từ chính sự kỳ vọng, mong đợi của bố mẹ, người thân.

Mất động lực

Khi bạn dành nhiều thời gian để trải nghiệm thực tế, thực hiện các dự án cá nhân, bạn sẽ không tập trung, mất động lực quay lại trường học, nơi làm việc. Điều cần làm bây giờ là bạn phải biết so sánh hiệu quả của hai hướng đi này, sau đó cần đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất với bản thân.

Có thể khiến 1 số nhà tuyển dụng mất cảm tình

Bên cạnh việc các thành quả đạt được có thể làm nổi bật CV của bạn nhưng có thể 1 số nhà tuyển dụng không thích việc Gap Year, đặc biệt đối với các hồ sơ du học. Họ đang mong muốn tìm kiếm những người có thể làm việc lâu dài. Có lẽ họ cho rằng việc chọn Gap Year có nghĩa là bạn đã bỏ dở việc học, việc làm của mình để làm những điều mình thích vậy thì bạn cũng có thể sẽ tiếp tục từ bỏ công việc, việc học sắp tới.

Những bất lợi của việc Gap Year
Những bất lợi của việc Gap Year

Chi phí Gap Year và cách tích lũy tiền hiệu quả

Tiền bạc là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất để thực hiện kế hoạch Gap Year. Vậy chi phí Gap Year dao động trong khoảng bao nhiêu?

Chi phí Gap Year dựa vào các yếu tố sau:

  • Chi cho ăn uống, sinh hoạt
  • Chi cho học tập
  • Chi cho nhu cầu đi lại
  • Chi cho việc bảo vệ sức khỏe
  • Chi cho nhu cầu giao tiếp xã hội
  • Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần

Cách để tích lũy tiền nhanh chóng, dễ dàng:

  • Xin hỗ trợ từ bố mẹ và người thân
  • Vay mượn từ ngân hàng
  • Đi làm trước tiết kiệm tiền trước khi Gap Year
  • Vừa Gap Year vừa làm

Những điều cần chuẩn bị để Gap year

Để thời gian Gap Year của bạn không bị lãng phí thời gian mà trở nên thật hoàn hảo và ý nghĩa, bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ những điều sau.

Tìm hiểu kỹ chế độ bảo lưu/nghỉ phép của trường/công ty

Nếu đã là sinh viên muốn Gap Year đại học, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ chế độ bảo lưu kết quả học tập hoặc nghỉ phép của trường/công ty, xác định được thời gian bảo lưu là bao lâu sau đó cần lập một kế hoạch phù hợp và cân đối. Điều này sẽ nhắc nhở bạn không quên hoặc bỏ lỡ ngày trở lại trường học tập.

Trao đổi trước với bố mẹ – người thân

Bạn cần lên kế hoạch trao đổi trước với bố mẹ và gia đình về việc Gap Year của mình để họ có thể hiểu, thông cảm, tin tưởng và yên tâm hơn vì một kỳ Gap Year đối với họ có thể là rất dài.

Lên kế hoạch nghiêm túc – rõ ràng

Bạn cần lên kế hoạch Gap Year rõ ràng và nghiêm túc để khoảng thời gian Gap Year không bị lãng phí và vô ích. Bạn cần lập một danh sách những câu hỏi như “Bạn muốn đi đâu/ làm gì? Tại sao bạn muốn đi/ làm điều đó? Ưu, nhược điểm của những điều đó? Giá trị của những việc đó đem lại?”. Tiếp theo, hãy sắp xếp lại danh sách theo mong muốn của bạn. Cuối cùng là lên kế hoạch cho từng phần việc cụ thể rồi hoàn thành nó một cách tốt nhất.

Muốn có khoảng thời gian Gap Year hoàn hảo, bạn phải lên kế hoạch thật chi tiết, rõ ràng

Tiết kiệm tiền, tạo ngân sách dự phòng

Bạn sẽ có một khoảng thời gian trống để làm những gì mình muốn. Đó là lý do lập ngân sách ước tính chi phí là việc rất quan trọng. Sau khi đã có ngân sách tổng, dự phòng dựa theo bảng kế hoạch, bạn cần phải xem xét phương án cụ thể, tối ưu nhất để tiết kiệm hoặc kiếm thêm thu nhập.

Cần lập ngân sách ước tính chi phí và một khoản dự phòng khi cần thiết

Những điều cần chuẩn bị để Gap year
Những điều cần chuẩn bị để Gap year

Chuẩn bị hành lý và các giấy tờ cần thiết

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để không phải lo lắng trong khi thực hiện kế hoạch Gap Year của mình. Ví dụ như khi đi nước ngoài thì cần chuẩn bị những gì, đi làm, đi học thì cần chuẩn bị những gì,… Hành lý cũng cần chuẩn bị đầy đủ, bạn cần mang những vật dụng thiết yếu cho những chuyến đi xa.

Lường trước những rủi ro

Điều cuối cùng mà bạn phải chú ý đó là cần lường trước những rủi ro có thể xảy ra và cần có những phương án, kế hoạch thay thế hợp lý. Bạn cần có ít nhất là 2 kế hoạch dự phòng để dễ dàng thay đổi trong trường hợp cần thiết.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Gap year là gì?. Mọi thông tin trong bài viết Gap year là gì? Có nên Gap year hay không? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (1 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button