Học TậpLớp 9Soạn văn 9

Soạn văn 9 bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) – Bài 3

Phần I

QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP

Trả lời câu hỏi (trang 36 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Bạn đang xem: Soạn văn 9 bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo) – Bài 3

– Chàng rể không tuân thủ phương châm lịch sự, vì đã quấy rối, gây phiền hà cho người khác khi gọi người đang làm việc ở trên cây cao xuống chỉ để hỏi: “Bác có làm việc vất vả không?”

– Bài học: Cần vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.

Phần II

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 37 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Chỉ có tình huống trong truyện Người ăn xin, phương châm lịch sự được tuân thủ, còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 37 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn.

– Phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ.

– Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào.

Câu 3:

Trả lời câu 3 (trang 37 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Bác sĩ có thể không nói sự thật về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chẳng hạn thay vì nói sự thật về căn bệnh, bác sĩ có thể động viên là nếu cố gắng thì bệnh nhân có thể vượt qua được hiểm nghèo.

– Bác sĩ đã không tuân thủ phương châm về chất nhưng đó là việc làm cần thiết để bệnh nhân có thêm niềm tin và cố gắng điều trị.

Câu 4:

Trả lời câu 4 (trang 37 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”:

+ Xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng.

+ Xét về hàm ý thì câu này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.

– Ý nghĩa câu này: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người.

Phần III

Câu 1:

Trả lời câu 1 (trang 38 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức vì: một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết dược Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao để nhờ đó mà tìm được quả bóng.

Câu 2:

Trả lời câu 2 (trang 38 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

– Thái độ và lời nói của các vị khách (Chân, Tay, Tai, Mắt) không tuân thủ phương châm lịch sự.

– Việc không tuân thủ đó là không có lí do chính đáng vì: Thông thường đến nhà ai, trước hết ta phải chào hỏi chủ nhà, sau đó mới đề cập đến chuyện khác. Trong tình huống này, các vị khách không chào hỏi gì cả mà nói ngay với chủ nhà những lời lẽ giận dữ, nặng nề.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn văn 9

5/5 - (5 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button