Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 122 SGK Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Câu 1
Câu 1 (trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Chỉ ra các điểm tương đồng, khác biệt giữa truyện thơ và thơ trữ tình. Kể tên các bài thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự mà bạn biết, ngoài các bài có trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11.
Bạn đang xem: Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 122 SGK Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Hướng dẫn giải:
Dựa vào hiểu biết về thơ và truyện thơ để trả lời câu hỏi này.
Lời giải:
* Giống nhau:
– Hình thức: theo thể thơ với các khổ và các dòng thơ ngắn
– Nội dung: truyền tải tâm tư, nguyện vọng của người viết
* Khác nhau
Thể loại Tiêu chí so sánh
|
Truyện thơ |
Thơ trữ tình |
Khái niệm |
Là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của những người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu và sự tự do. |
Là thể thơ tác giả thường bộc lộ những cảm xúc riêng tư, cá thể, đời sống, thể hiện tâm tư, tình cảm của con người về cuộc đời, thời cuộc. |
Đặc trưng |
– Chủ đề: hạnh phúc đôi lứa của những cặp đôi bất hạnh – Cốt truyện: từ yêu tha thiết, tình yêu đổ vỡ, khó khăn, thử thách và quay lại với nhau.
|
– Chủ đề: đa dạng, thường mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm. – Cốt truyện: không rõ ràng bởi thơ trữ tình thường không kể tình tiết cũng không miêu tả nhân vật cụ thể.
|
Hình thức |
Những câu thơ dài ngắn khác nhau, độ dài khổ thơ cũng tùy thuộc, thường ít đối thơ. |
Thơ trữ tình thường theo một thể loại nhất định, có quy luật về vần, nhịp điệu, số từ trong một câu và số câu trong một đoạn. |
* Thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự mà em biết: Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Một mùa đông của Lưu Trọng Lư…
Câu 2
Câu 2 (trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tìm đọc thêm các truyện thơ dân gian nổi tiếng được in trong một số sách thuộc loại hợp tuyển, tổng tập (ví dụ: Tổng tập văn học Việt Nam, tập 40 và tập 41, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000). Ghi lại phần tóm tắt nội dung các truyện thơ dân gian đã đọc cùng một số câu, đoạn thơ bạn cho là đặc sắc.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân và tìm hiểu qua sách vở, Internet.
Lời giải:
* Truyện Lục Vân Tiên
Tác phẩm kể về cuộc đời đầy bất hạnh của chàng Lục Vân Tiên và nổi bật trên đó là câu chuyện tình yêu đầy nước mắt giữa chàng và nàng Kiều Nguyệt Nga – người con gái xinh đẹp với tấm lòng thủy chung son sắt.
* Tống Trân Cúc Hoa
Truyện thơ kể về mối tình cảm động giữa Tống Trân Và Cúc Hoa. Chàng sinh ra vốn bất hạnh được Cúc Hoa yêu thương hết mực. Sau này Tống Trân đỗ Trạng nguyện và nhiều lần được ngỏ ý sẽ gả công chúa cho nhưng chàng đều từ chối. Cuối cùng, chàng bị đẩy phải đi xứ sang nước khác. Trải qua biết bao khó khăn, thử thách, cuối cùng Tống Trân và Cúc Hoa đã gặp lại nhau và sống bên nhau thật hạnh phúc.
* Truyện Kiều
Truyện thơ kể về cuộc đời bất hạnh, lưu lạc của nhân vật Thúy Kiều từ khi gia đình gặp biến. Trải qua biết bao năm tháng lưu lạc có hạnh phúc, khổ đau lẫn lộn cuối cùng nàng đã quay về và đoàn tụ được với gia đình và người mình yêu. Nhưng nhận thấy bản thân không còn xứng đáng với chàng, nàng đã chủ động để cả hai được làm tri kỷ suốt đời.
Câu 3
Câu 3 (trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Lập dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tự chọn) theo những gợi ý ở phần Viết.
Hướng dẫn giải:
Đọc chủ đề ở phần viết và lựa chọn.
Dựa vào kiến thức và kĩ năng của bản thân
Lời giải:
Đề bài: Tôn trọng sự khác biệt.
Bài làm
a. Mở bài:
– Giới thiệu vào vấn đề bàn luận tôn trọng sự khác biệt của người khác.
b. Thân bài
* Giải thích thế nào là tôn trọng sự khác biệt
– Sự khác biệt: là sự khác nhau về lối tư duy, suy nghĩ, tính cách của mọi người với người khác
– Tôn trọng sự khác biệt chính là hành vi, thái độ chấp nhận sự khác biệt của người khác, nhận ra điều tốt trong đó để học tập hoàn thiện bản thân mình.
* Sự cần thiết phải tôn trọng người khác
– Mỗi người đều có suy nghĩ, cách nhìn nhận khác nhau về bất kỳ những vấn đề nào trong cuộc sống. Chúng ta tôn trọng quan điểm của họ chính là tôn trọng sự khác biệt trong họ.
– Tôn trọng sự khác biệt sẽ giúp họ tự tin vào bản thân mình hơn, lạc quan hơn vào cuộc sống hiện tại
– Giúp chúng ta học được cách lắng nghe, đồng cảm với câu chuyện của người khác, và dần hoàn thiện bản thân mình hơn.
– Nhận được sự quý trọng, tin tưởng và yêu thương từ mọi người xung quanh.
* Dẫn chứng cụ thể
* Phê phán những người có những hành vi không biết tôn trọng người khác.
c. Kết bài
– Kết luận lại vấn đề
– Liên hệ với bản thân: phải biết tôn trọng quan điểm, sự khác biệt của người khác…
Câu 4
Câu 4 (trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, bạn sẽ nêu yêu cầu gì đối với những người tham gia để đảm bảo cho cuộc thảo luận đạt kết quả mong muốn?
Hướng dẫn giải:
Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống.
Lời giải:
Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, em sẽ nêu yêu cầu sau trước khi cuộc thảo luận diễn ra:
– Mọi người đều cần phải đóng góp ý kiến để bài thảo luận đạt hiệu quả cao nhất
– Các thành viên khác cần lắng nghe quan điểm của bạn mình và đưa ra suy nghĩ của bản thân về quan điểm đó.
– Nghiêm cấm các hành vi công kích, áp đặt lên quan điểm của nhau.
– Đóng góp của mọi người đều sẽ được ghi nhận một cách công bằng, văn minh.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức
- Tụ điện là gì? Cấu tạo của tụ điện? Công dụng của tụ điện là gì?
- Gốc axit là gì? Gốc axit được phân thành mấy loại?
- Soạn bài Trái tim Đan-Kô SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –
- Soạn bài Một người Hà Nội SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –
- Soạn bài Thực hành đọc hiểu Tầng hai SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –
- Soạn bài Tác gia Nguyễn Du SGK Ngữ văn 11 Kết nối tri thức