Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh? Danh sách tỉnh thành của miền Bắc
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh?
Miền Bắc bao gồm có 25 tỉnh thành
Vùng đất nằm ở phía trên của mảnh đất hình chữ S Việt Nam gọi là Miền Bắc , phía Bắc của Việt Nam giáp với Trung Quốc, còn phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp với vùng Bắc Trung Bộ và phía Đông giáp với Biển Đông. Miền Bắc hay còn được gọi với cái tên khác là Bắc Bộ ( thời kỳ lịch sử trước đây nó còn được gọi với cái tên là Bắc Kỳ ). Miền Bắc với địa hình đổ dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, xuôi theo dòng chảy của các dòng sông lớn, được chia làm ba vùng địa hình rõ rệt: Vùng Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng
Bạn đang xem: Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh? Danh sách tỉnh thành của miền Bắc
Danh sách tỉnh thành của miền Bắc
Miền Bắc Việt Nam hay còn gọi là Bắc Bộ, được phân thành các tiểu vùng khác nhau. Các tiểu vùng được phân theo địa lý tự nhiên, quy hoạch kinh tế và quy hoạch đô thị.
Các tỉnh miền Bắc phân theo địa lý tự nhiên
Theo địa lý tự nhiên miền Bắc chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
Tây Bắc bộ bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La. Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lào Cai, Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng đông bắc.
Đông Bắc bộ bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Các tỉnh miền Bắc phân theo quy hoạch kinh tế
Dựa theo các quy hoạch phát triển kinh tế thì trong số 6 Vùng kinh tế – xã hội, miền Bắc gồm có 2 vùng kinh tế – xã hội gồm:
Vùng duyên hải Bắc Bộ bao gồm 11 tỉnh: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Trung du và miền núi phía bắc bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Các trung tâm của khu vực miền núi phía bắc còn lại là các thành phố: Lạng Sơn, Điện Biên Phủ, Sơn La, Lào Cai.
Các tỉnh miền Bắc phân theo quy hoạch đô thị
Cả nước hiện có 2 vùng quy hoạch đô thị là Vùng Thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam và Vùng Hà Nội ở miền Bắc:
Vùng thủ đô Hà Nội bao gồm 10 tỉnh, thành: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Thủ đô Hà Nội là đô thị trung tâm của vùng.
Miền núi phía bắc ở cách phân chia thứ hai gồm 2 tiểu vùng Tây Bắc Bộ (không tính Hòa Bình thuộc vùng Hà Nội) và Đông Bắc Bộ (không tính Quảng Ninh thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ và Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang thuộc quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội) theo cách phân chia thứ nhất. Vùng duyên hải Bắc Bộ có Hải Phòng là đô thị trung tâm và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và 10 đô thị loại 1.
Những đặc điểm các tỉnh của miền Bắc
- Tỉnh lớn nhất miền Bắc: Sơn La với diện tích 14,125 km2
- Tỉnh nhỏ nhất miền Bắc: Bắc Ninh với diện tích 823,1 km2. Đồng thời Bắc Ninh cũng là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước.
- Tỉnh đông dân nhất ở miền Bắc: là Hà Nội với hơn 8 triệu dân (tính đến đầu năm 2019)
- Tỉnh ít dân nhất ở miền Bắc: là Bắc Kạn với chỉ có 313,905 người trên diện tích hơn 4,859 km2 ( mật độ dân số trung bình là 67 người/km2 ). Bắc Kạn cũng là tỉnh có dân số ít nhất cả nước.
- Tỉnh ở miền Bắc nhiều thành phố và thị xã nhất : Quảng Ninh với 4 thành phố : Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái; 2 thị xã là Đông Triều và Quảng Yên
- Tỉnh ở miền Bắc không có núi: Hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, có địa hình bằng phẳng và cũng là hai tỉnh ở Việt Nam không có đồi núi.
- Tỉnh nhiều sông ngòi nhất miền Bắc: Lạng Sơn – với rất nhiều hệ thống sông dày đặc gồm : sông Kỳ Cùng và các phụ lưu của sông Kỳ Cùng ( sông Bản Thí, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê ) , sông Thương, sông Hóa, sông Trung…
- Tỉnh nhiều sông ngòi nhất miền Bắc: Lạng Sơn – với rất nhiều hệ thống sông dày đặc gồm : sông Kỳ Cùng và các phụ lưu của sông Kỳ Cùng ( sông Bản Thí, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê ) , sông Thương, sông Hóa, sông Trung…
- Tỉnh có đường biên giới dài nhất : Tỉnh Cao Bằng, với độ dài đường biên giới lên đến hơn 300 km, với 9 huyện giáp với Trung Quốc. Đây cũng là tỉnh có đường biên giới dài nhất nước ta.
- Tỉnh ở miền Bắc có đường biên giới giáp với cả hai nước Lào và Trung Quốc: chính là tỉnh Điện Biên – với phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam của tỉnh giáp với Lào.
Tổng quan về điều kiện tự nhiên của miền Bắc
Bắc Bộ hay miền Bắc là một trong 3 vùng lãnh thổ của Việt Nam. Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta 100.965 km2, chiếm khoảng 28,6 % diện tích cả nước. Dân cư Bắc Bộ tập trung đông tại Đồng bằng sông Hồng, dù rằng đồi núi chiếm đa số diện tích Bắc Bộ.
Miền Bắc gồm 3 tiểu vùng là Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hoặc có thể được chia thành hai vùng là vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du – miền núi phía bắc (bao gồm vùng Đông bắc và vùng Tây bắc).
Vị trí địa lý
Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, phía bắc giáp Trung Quốc, phía đông giáp biển Đông và phía tây giáp Lào. Được bắt đầu từ vĩ độ 23 độ 23’ Bắc đến 8 độ 27’ Bắc, với chiều dài là 1.650km. Còn chiều ngang từ Đông sang Tây là 600km, rộng nhất so với Trung Bộ và Nam Bộ.
Địa hình
Về địa hình, khu vực miền Bắc có địa hình khá đa dạng và phức tạp, bao gồm cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và vùng thềm lục địa. Bên cạnh đó bề mặt địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
– Vùng đồi núi Đông Bắc: Chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Khối núi thượng nguồn sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng. Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển. Có bốn cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Ngân Sơn và cánh cung Đông Triều.
– Tây Bắc: Đây là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Khu vực này có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở vùng Tây Bắc là các dãy núi cao, hẻm vực, các thung lũng sâu và các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Trong đó, dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m và có đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m).
– Đồng bằng: Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc tới đồng bằng sông Hồng, từ Vĩnh Phú đến Quảng Ninh là những dải đồi với đỉnh tròn và sườn thoải. Đây là vùng trung du điển hình của nước ta, ranh giới rất khó xác định.
Khí hậu
Khu vực Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu ảnh hưởng từ lục địa Trung Quốc chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục địa. Bên cạnh đó, một phần khu vực Duyên hải lại chịu ảnh hưởng tính chất khí hậu cận nhiệt đới ấm và gió mùa ẩm từ đất liền.
Toàn vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm quanh năm với 2 mùa rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Thời tiết mùa hè từ tháng 4 – 10 nóng ẩm và mưa cho tới khi gió mùa nổi lên. Mùa đông từ tháng 11- 3 năm sau với thời tiết lạnh, khô, có mưa phùn.
Hàng năm, khu vực này chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ phía bắc xuống phía nam và có khí hậu giao hoà, là đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 độ C, lượng mưa trung bình từ 1,700 – 2,400mm. Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng 12 và tháng giêng. Thời gian này ở khu vực miền núi phía bắc (như Sapa, Mẫu Sơn, Hoàng Liên Sơn) có lúc nhiệt độ còn lúc xuống dưới 0 độ C, xuất hiện băng giá và có thể có tuyết rơi.
Ngoài ra, khí hậu vùng Bắc Bộ cũng thường xuyên phải chịu nhiều tác động xấu của thời tiết, trung bình hàng năm có từ 6 – 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Các thiên tai này gây ra lũ lụt, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và ngành nông nghiệp của toàn địa phương trong vùng.
Tài nguyên khoáng sản
– Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Các khoáng sản chính là than, thiếc, chì, kẽm, sắt, đồng, pyrit, apatit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Tuy nhiên, việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao.
– Vùng than Quảng Ninh là trung tâm than lớn và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm.
– Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như đất hiếm (Lai Châu), mỏ quặng đồng – niken (Sơn La). Ở Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn là mỏ sắt (Yên Bái), Kẽm – chì (Chợ Điền – Bắc Kạn), thiếc và bôxit (Cao Bằng), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc ở Tỉnh Túc (Cao Bằng).
– Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.
Tài nguyên đất
Trung du và miền núi Bắc Bộ có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du). Cùng với đó là đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Điện Biên, Nghĩa Lộ, Trùng Khánh.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh. Mọi thông tin trong bài viết Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh? Danh sách tỉnh thành của miền Bắc đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp