Học TậpLớp 8Soạn Văn 8 Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Câu 1

Câu 1 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nêu các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười qua các văn bản đã học trong bài.

Bạn đang xem: Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5 SGK Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Hướng dẫn giải:

Nhớ lại kiến thức đã được học để trả lời.

Lời giải:

Các thủ pháp trào phúng của thể loại hài kịch, truyện cười là: châm biếm – mỉa mai, đả kích, hài hước.

Câu 2

Câu 2 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Từ các văn bản đã học đó, em nhận thấy tiếng cười có sức mạnh như thế nào đối với đời sống con người?

Hướng dẫn giải:

Nhớ lại kiến thức đã được học và dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời.

Lời giải:

Tiếng cười trong các văn bản đó đem lại tác dụng mua vui cho người đọc đồng thời phê phán những thói hư, tật xấu của con người.

Câu 3

Câu 3 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Tìm đọc một số vở hài kịch và truyện cười viết về những thói xấu của con người. Chọn trong số đó một tác phẩm em thích nhất và trả lời các câu hỏi sau:

a. Tác phẩm phê phán thói xấu nào?

b. Thủ pháp trào phúng là gì?

c. Chi tiết nào em thấy thú vị nhất?

Hướng dẫn giải:

Tìm đọc tác phẩm theo yêu cầu và trả lời các câu hỏi đã cho theo quan điểm và cách hiểu của em.

Lời giải:

a. Tác phẩm Thầy bói xem voi phê phán:

– Cả năm thầy đều có cách xem phiến diện: sờ một bộ phận nhưng đã nói cả con voi.

– Các thầy đều không chịu lắng nghe ý kiến của nhau mà chỉ một mực theo ý kiến chủ quan của mình.

b. Thủ pháp trào phúng: Cách các thầy bói xem voi và phán về voi là: dùng tay để sờ vì mắt các thầy đều mù. Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của voi, sờ được bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thế. Thái độ của năm ông thầy bói khi phán về voi: Cả năm ông thầy bói đều phán sai về voi nhưng ai cũng một mực theo ý kiến chủ quan của mình và cho rằng ý kiến của người khác là sai.

c. Chi tiết thú vị nhất:

Mỗi thầy nêu một ý kiến riêng, không ai chịu lắng nghe ai.

Câu 4

Câu 4 (trang 120, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

“Cười là một hình thức chế ngự cái xấu” (Phương Lựu – Trần Đình Sử – Lê Ngọc Trà, Lí luận văn học, tập 1, NXB Giáo dục, 1986, tr. 241).

Hướng dẫn giải:

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến đã cho

Lời giải:

Cái hài trong truyện cười dân gian được biểu hiện qua tiếng cười ở nhiều góc độ: cái cười đả kích, châm biếm, giễu cợt, cái cười vui, trên cơ sở phản ánh các hiện tượng xã hội đa dạng của đời sống con người, nhưng điểm nổi bật là tiếng cười có tính triết lý xã hội sâu sắc. Truyện cười dân gian là sản phẩm nghệ thuật của nhân dân lao động, ở đó, nhân dân đã dùng tiếng cười như một vũ khí của chính nghĩa, của đạo đức để lên án cái xấu, cái phi nghĩa, vô đạo đức. Cái cười tố cáo, quan lại, vua chúa tham lam, dâm ô, trụy lạc, buôn thần, bán thánh là tiếng cười trí tuệ, vượt xa cái cười giải trí. Nó phơi bày ung nhọt của xã hội, sự mục rỗng của xã hội. Tuy chưa đủ sức công phá trước thành trì của chế độ phong kiến nhưng tiếng cười này có ý nghĩa kéo nhanh hơn sự xuống dốc của chế độ phong kiến lỗi thời, góp phần mở đường cho sự tiến bộ của xã hội tốt đẹp hơn. Ý nghĩa thẩm mỹ của cái hài trong truyện truyền thống là vạch trần cái xấu núp bóng cái đẹp để khẳng định cái đẹp, lấy cái đẹp làm tiêu chuẩn để nhận dạng cái xấu.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 8 Kết nối tri thức

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button