Địa lí 10 Bài 39 Chân trời sáng tạo: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Soạn Địa 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Địa lí lớp 10 Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Mở đầu trang 143 Địa Lí 10: Con người đã biến đổi môi trường tự nhiên và khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ sự phát triển của xã hội loài người như thế nào?
Bạn đang xem: Địa lí 10 Bài 39 Chân trời sáng tạo: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Soạn Địa 10
Trả lời:
– Con người đã biến đổi môi trường tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống sinh hoạt và phát triển kinh tế – xã hội. Ví dụ như việc biến đổi sông ngòi thành những đập thủy điện để khai thác điện năng.
– Con người khai thác hầu như triệt để các tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho sự phát triển của xã hội loài người. Từ tài nguyên rừng, đất, nước, không khí, khoáng sản,… đều được con người khai thác. Tuy nhiên đối với các tài nguyên không thể tái tạo và khôi phục được phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm, sản xuất các vật liệu thay thế hiệu quả (năng lượng gió, điện mặt trời,…).
I. Môi trường
Câu hỏi trang 143 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
– Trình bày khái niệm, đặc điểm môi trường.
– Phân tích vai trò của môi trường. Lấy ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
* Khái niệm môi trường: bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.
* Đặc điểm của môi trường:
– Môi trường tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, sông ngòi, địa hình,… Các yếu tố tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên nhưng vẫn chịu tác động của con người.
– Môi trường nhân tạo: các yếu tố vật chất, kĩ thuật do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người. Các thành phần này sẽ bị huỷ hoại nếu không có sự chăm sóc của con người. Hiện nay, môi trường nhân tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng.
– Môi trường xã hội: là các quan hệ xã hội trong sản xuất, phân phối, giao tiếp với các luật lệ, thể chế, quy định, cam kết ở các cấp khác nhau. Định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định.
– Ba loại môi trường trên cùng tồn tại đan xen và tương tác với nhau rất chặt chẽ tạo thành một thể thống nhất, tác động và ảnh hưởng đến con người.
* Vai trò của môi trường:
– Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
– Giúp lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
– Không gian sống và bảo vệ con người, sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
– Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất.
Ví dụ: Môi trường bao gồm đất, nước, không khí, là những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của con người. Môi trường xã hội nơi có luật pháp, thể chế bảo vệ con người khỏi những tư tưởng xấu ác. Mọi rác thải từ hoạt động sống của con người đều thải ra môi trường.
II. Tài nguyên thiên nhiên
Câu hỏi trang 144 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
– Trình bày khái niệm, đặc điểm tài nguyên thiên nhiên.
– Phân tích vai trò của tài nguyên thiên nhiên.
Trả lời:
* Khái niệm tài nguyên thiên nhiên: là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống của con người.
* Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên:
– Phân bố không đồng đều trong không gian, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, khí hậu,… của các lãnh thổ.
– Đa số nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ.
– Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, phân loại theo: thuộc tính tự nhiên, công dụng kinh tế và khả năng bị hao kiệt trong quá trình sử dụng. Những tài nguyên không thể khôi phục được phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm, sản xuất các vật liệu thay thế hiệu quả.
* Vai trò của tài nguyên thiên nhiên:
– Một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế. Thúc đẩy sản xuất phát triển, là cơ sở để phát triển nông nghiệp và công nghiệp,… góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
– Yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế ổn định và tích luỹ vốn. Ccung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định cho sản xuất trong nước; giảm nhẹ ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Khai thác xuất khẩu, tích luỹ vốn thực hiện quá trình công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh,…
Luyện tập (trang 145)
Luyện tập 1 trang 145 Địa Lí 10: Em hãy so sánh đặc điểm, vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Trả lời:
* So sánh đặc điểm, vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
|
Môi trường |
Tài nguyên thiên nhiên |
Đặc điểm |
– Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên nhưng vẫn chịu tác động của con người. – Môi trường nhân tạo: các yếu tố vật chất, kĩ thuật do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người. Các thành phần này sẽ bị huỷ hoại nếu không có sự chăm sóc của con người. – Môi trường xã hội: là các quan hệ xã hội trong sản xuất, phân phối, giao tiếp với các luật lệ, thể chế, quy định, cam kết ở các cấp khác nhau. Định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định. – Ba loại môi trường trên cùng tồn tại đan xen và tương tác với nhau rất chặt chẽ tạo thành một thể thống nhất, tác động và ảnh hưởng đến con người. |
– Phân bố không đồng đều trong không gian, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, khí hậu,… của các lãnh thổ. – Đa số nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ. – Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, phân loại theo: thuộc tính tự nhiên, công dụng kinh tế và khả năng bị hao kiệt trong quá trình sử dụng. – Những tài nguyên không thể khôi phục được phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm, sản xuất các vật liệu thay thế hiệu quả. |
Vai trò |
– Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. – Giúp lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. – Không gian sống và bảo vệ con người, sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. – Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất. |
– Là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế. – Là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế ổn định và tích luỹ vốn. |
Luyện tập 2 trang 145 Địa Lí 10: Lấy ví dụ chứng minh vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người.
Trả lời:
– Chứng minh: Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho sự sống còn của con người và tất cả các sinh vật sống khác. Tất cả các sản phẩm trên thế giới đều sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm thành phần cơ bản của chúng, có thể là nước, không khí, hóa chất tự nhiên hoặc năng lượng. Dân số thế giới đã tăng đáng kể trong năm thập kỷ qua. Khi số lượng người tăng lên, nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên cũng tăng theo. Người dân đã khai thác quá mức các nguồn tài nguyên như nước, đất nông nghiệp, khoáng sản và động vật hoang dã dẫn đến cạn kiệt hầu hết các tài nguyên thiên nhiên ở một số nơi trên thế giới. Các quốc gia có sự gia tăng dân số không kiểm soát thường gây áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế dẫn đến suy thoái môi trường.
Vận dụng (trang 145)
Vận dụng trang 145 Địa Lí 10: Em hãy thiết kế sản phẩm tuyên truyền về bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên,… và triển khai truyền thông trong trường học của mình. Em có thể tham khảo một số gợi ý sau:
– Sản phẩm: poster, infographic, hoạt cảnh, phim hoạt hình, băng rôn,…
– Thể hiện được khẩu hiệu tuyên truyền,…
Trả lời:
Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông
Bài 36: Địa lí ngành thương mại
Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính – ngân hàng
Bài 38: Thực hành: tìm hiểu vấn đề phát triển ngành du lịch
Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
- Địa lí 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 2 Chân trời sáng tạo: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 3 ( Chân trời sáng tạo ): Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 4 Chân trời sáng tạo: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 5 Chân trời sáng tạo: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 6 Chân trời sáng tạo: Thạch quyển, nội lực | Soạn Địa 10